GIÁO DỤC PHÁP VIỆT TỪ NĂM 1884 ĐẾN NĂM 1916

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp việt ở việt nam từ năm 1861 1945 (Trang 45)

1884)

2.2. GIÁO DỤC PHÁP VIỆT TỪ NĂM 1884 ĐẾN NĂM 1916

2.2.1. Từ Paul Bert đến Paul Doumer, những tiền đề của cải cách giáo dục lần thứ nhất

Tháng 6/1886, Paul Bert (Pôn Be) được của giữ chức tổng sứ Bắc Kỳ và Trung Kỳ mở đầu cho thời kỳ mới về giáo dục. Với những kinh nghiệm tổ

41

chức và nội dung giáo dục ở Nam Kỳ, Pôn Be thấy cần phải có chính sách mềm dẻo hơn trong công cuộc “chinh phục tinh thần” ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Khi phong trào Cần Vương đang lan rộng, nhà cầm quyền Pháp thấy càng phải hết sức thận trọng để lôi kéo những sĩ phu yêu nước. Đối với những quan lại còn ẩn dật đang chờ xem thế cuộc, họ ra sức mua chuộc, còn với nhân dân thì họ luôn luôn đề cao chính sách “ khai hóa văn minh” truyền bá tư tưởng Âu Tây nhưng vẫn “tôn trọng những giá trị tinh thần, những truyền thống tốt đẹp của dân tộc”.

Paul Bert đã thành lập một cơ quan thanh tra giáo dục, phát triển giáo dục nhằm mục đích “nhanh chóng thiết lập mối quan hệ trực tiếp ngày càng nhiều càng tốt giữa các dân tộc An Nam với chúng ta (thực dân Pháp) bằng cách truyền bá sự thông dụng tiếng Pháp cũng như sự hiểu biết những phong tục và khoa học của chúng ta” [13, tr.196].

Y chủ trương phổ cập chữ Pháp, chữ Quốc ngữ truyền bá ảnh hưởng của chúng trong nhân dân ta, nhưng y cũng không quên chữ Nho rất cần thiết trong lúc này, cho những người do chúng đào tạo ra, đó là chúng ta chưa nói đến ý đồ dùng chữ nho để “câu” học sinh vào trường của chúng. Trước mắt y, chủ trương vừa phát triển mở rộng trường lớp, vừa cải tổ dần dần giáo dục cũ để đi đến thủ tiêu hẳn, nhưng làm khôn khéo êm dịu như đường lối chính trị công tác mà y đang chủ trương.

Để thực hiện âm mưu quỷ quyệt trên, tháng 7/1886 y kí nghị định thành lập Bắc Kỳ hàn lâm viên, trụ sở tại Hà Nội. Tổ chức này tập hợp các thành phần trí thức, lôi kéo các sĩ phu, nhằm mục đích truyền bá tư tưởng và ảnh hưởng của Pháp tạo điều kiện phổ cập chữ Pháp trong dân chúng.

Tháng 11/1886, khi vào Huế, Paul Bert chủ trương thành lập một trường hoàng gia để dạy cho các vua quan Nam triều học chữ Pháp

42

Trước khi Paul Bert sang, toàn Bắc bộ chỉ có trường tiểu học được thành lập ở Hà Nội, một trường ở Lạng Sơn, sau khi Paul Bert sang một thời gian, ở đây có trường thông ngôn được thành lập 1/1886 ở phố Giăng đuypuy sau chuyển ra Yên Phụ; ngoài ra còn có 9 trường tiểu học cho nam sinh, 4 trường tiểu học cho nữ sinh, một trường tư để dạy vẽ và 117 trường dạy chữ quốc ngữ tự do.

Nhưng chủ trương cải tổ giáo dục của Paul Bert, cũng như tổ hàn lâm viện của y không thực hiện và tồn tại được vì chúng thấy “phải dừng lại trước việc cải tổ nền giáo dục cổ truyền vì những cải cách đó chưa chín muồi”. Xét thấy cần nhanh chóng đào tạo quan lại, phổ biến chữ Pháp cho bọn này, bọn Pháp đã mở trường Quốc Tử Giám (1896) và trường Hậu bổ (1897).

Paul Bert chết, bọn quan lại kế tiếp y tiến hành phát triển giáo dục, nhưng nhịp điệu chậm hơn.

Doumer (Đume) sang làm toàn quyền Đông Dương (từ tháng 2/1897 đến tháng 3/1902) để phục vụ cho công cuộc khai thác thuộc địa, y đẩy mạnh giáo dục hơn. Năm 1898 Doumer lập trường Viễn Đông nhằm mục đích lãnh đạo cuộc cải cách giáo dục khi thời cơ đến. Cũng năm này, một nghị định của toàn quyền Đông Dương quyết định trong chương trình các kì thi Hương phải bắt buộc có môn quốc ngữ và chữ Pháp, nhưng chưa bắt buộc.

Tóm lại, cho đến năm 1905 hệ thống giáo dục ở Việt Nam tồn tại dưới ba hình thức khác nhau: - Ở Nam Kỳ đa số các tổng xã đều có trường tiểu học Pháp - Việt dạy chữ Pháp và chữ Quốc ngữ, chữ Hán hầu như bãi bỏ hoàn toàn hoặc chỉ là môn phụ.

- Ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ số trường dạy chữ Pháp và chữ Quốc ngữ còn rất ít ỏi riêng Trung Kỳ trường dạy chữ Hán vẫn tồn tại khắp nơi

Như vậy, ba kỳ với ba chế độ giáo dục khác nhau đã làm cho người Pháp gặp nhiều khó khăn trong việc theo dõi và chỉ đạo. Tuy nhiên, những

43

tiền đề cho một cuộc cải cách giáo dục đã xuất hiện. Đó là tình hình chính trị đã dần vào ổn định, sự phát triển kinh tế xã hội đòi hỏi phải có đội ngũ công nhân và cán bộ có trình độ cao hơn. Về giáo dục, họ cũng cần có sự thể nghiệm đường lối sao cho phù hợp với một đất nước có nền văn hóa lâu đời bước đầu tiếp xúc với nền văn hóa còn khá xa lạ của phương Tây. Toàn quyền Paul Beau (Pôn Bô) đã lĩnh trọng trách này, y theo vết cũ và tích cực đẩy mạnh công tác giáo dục hơn. Tháng 11/ 1905, Paul Beau ra nghị định thành lập nha học chính Đông Dương để nghiên cứu sửa đổi chương trình giáo dục. 2.2.2. Nội dung cải cách của Paul Beau ( 1906)

Năm 1906 toàn quyền Paul Beau đưa ra một kế hoạch “cải cách” giáo dục. Cuộc cải cách này được thực hiện mạnh mẽ qua các nghị định ngày 8/3 và 6/5/1906. Chủ trương của Beau thực hiện ở Nam Kỳ và Bắc Kỳ còn ở Trung Kỳ thì thực dân Pháp giật dây, vua quan Nam triều hoạt động.

Một chỉ dụ của nhà vua ngày 31/5/1906 thừa nhận nền giáo dục Pháp - Việt ở Trung Kỳ và Bô học được thành lập ở Huế năm 1908.

Nghị định ngày 8/3/1906 thành lập hội đồng cải lương học chính bản xứ. Hội đồng này có nhiệm vụ nghiên cứu các vấn đề cải tổ của nền giáo dục cũ, cải cách các kì thi Hương ở Bắc và Trung Kỳ. Nghị định 16/5/1906 hoàn chỉnh nghị định trên bằng cách thành lập ở mỗi xứ Đông Dương một ủy ban cải lương học chính.

* Cuộc cải cách này sẽ tác động vào những đối tượng chính sau đây: - Hệ thống trường Pháp - Việt

- Hệ thống trường dạy chữ Hán của giáo dục Nho giáo - Hệ thống các trường chuyên nghiệp

* Nội dung cụ thể những cải cách năm 1906 của toàn quyền Paul Beau như sau:

- Giáo dục bậc tiểu học, trước đây phó mặc cho thôn xã hay tư nhân nay phải trở thành của nhà nước với tên là đệ nhị cấp (tiểu học) và đệ tam cấp (trung học).

44

-Chương trình học phải sửa đổi, thêm vào những việc học như ngày trước những điều khẩn yếu của khoa học phương tây và những trí thức thực hành thông dụng nhất.

Những cải cách trong hệ thống trường Pháp - Việt

Trường Pháp - Việt là những trường dạy chủ yếu bằng chữ quốc ngữ và chữ Pháp từ 3 đến 4 năm, nội dung còn khá tùy tiện, nó giống như những trường tiểu học Pháp - Việt ở Nam kỳ. Với cải cách của toàn quyền Paul Beau, hệ thống Pháp - Việt được tổ chức lại gồm hai bậc: Tiểu học và Trung học.

* Bậc tiểu học Pháp - Việt

Những trường của bậc này có 4 lớp: lớp tư, lớp ba, lớp nhì và lớp nhất. Cuối bậc có kỳ thi lấy bằng tiểu học Pháp - Việt. Chương trình học hầu hết là tiếng Pháp, tiếng Việt và chữ Hán chỉ chiếm một tỷ lệ rất thấp.

Riêng môn tiếng Pháp, để học sinh có một số vốn tối thiểu theo học ba lớp trên, chương trình chú trọng dạy ngay từ lớp đầu tiên (lớp tư) khi mới bước vào trường tiểu học.

Sở dĩ chương trình tiếng Pháp nặng như vậy vì mục tiêu là ở lớp nhì, vốn từ cuối năm phải đạt được ít nhất là 1500 từ. Môn đối thoại, thầy giáo hướng dẫn học sinh tự tìm lấy những câu trả lời, không nhất thiết chỉ trong phạm vi những câu đã học thuộc lòng. Lên đến lớp nhất cần tận dụng các bài về cách trí (dạy cơ thể người, thức ăn, trang phục...) để làm cho vốn từ ngày càng nhiều thêm và khi giảng thầy giáo cũng cần cho học sinh tập đối thoại.

Các môn tiếng Hán và tiếng Việt trong chương trình học ít, tùy tiện và yêu cầu thấp. Chữ Hán chỉ mang nội dung luân lý, không dạy khoa học bằng loại chữ này.

* Bậc trung học

Sau khi tốt nghiệp tiểu học, học sinh được thi vào trường trung học. Bậc này được chia làm hai: trung học đệ nhất cấp và trung học đệ nhị cấp. Trung học đệ nhất cấp chỉ học một năm, chia làm hai ban:

45

- Ban Văn học, học thêm một ít chương trình của ban tú tài Pháp, nhưng tùy theo hoàn cảnh của địa phương mà thay đổi cho thích hợp, ở đây có thể dạy thêm tiếng Pháp, tiếng Việt và tiếng Hán.

- Ban Khoa học chia làm 3 ngành: nông nghiệp, công nghiệp và thương nghiệp, có mục đích đào tạo những nhân viên cho các ngành kinh tế, do đó chương trình văn học sẽ không còn hoặc chỉ dùng ít, trái lại việc học những môn khoa học thực hành sẽ được chú ý hơn.

Ngoài ra, ban khoa học có thể thi vào lớp sư phạm hoặc pháp chính. 2.2.3. Kết quả

Nếu như trước kia từ Paul Bert đến Paul Doumer chỉ mới có một vài quy chế cho việc học chữ Pháp, chữ quốc ngữ mang tính chất từng phần thì lần này, Paul Beau đã kế thừa những thành quả trên, hệ thống lại cụ thể hơn và bổ sung một số điểm cho phù hợp với tình hình lúc đó. Do vậy cải cách lần này mang tính toàn diện vì nó tác động đến cả hai hệ thống giáo dục phong kiến và Pháp - Việt, nhưng nó vẫn không triệt để bởi sự tồn tại song song hai nền giáo dục này.

Năm 1916 là năm cuối cùng của cuộc cải cách lần thứ nhất, và kết quả của các trường Pháp - Việt đạt được là:

Bảng 4: Giáo dục Pháp - Việt năm 1916

Tiểu học Trường Học sinh Trung

Học Trường Học sinh Chú thích Sơ học 501 26.238 Cao đẳng tiểu học 4 420 Số lượng trường kiêm bị chưa có Sơ đẳng 194 19.615 Quốc học 1 67 Kiêm bị 3803 Cộng 785 49461 5 487 [1, tr.77]

46

Trong cuộc cải cách này không phải tất cả đều thuận buồm xuôi gió. Nó đã gặp nhiều khó khăn, nhất là ở Trung, Bắc Kỳ như Côlôbuy Cốpsxki đã thú nhận “Ở Trung và Bắc Kỳ sự can thiệp của chúng ta rất khó khăn. Trong các tỉnh của Vương quốc An Nam cũ đã có một tổ chức (giáo dục) rất xưa cũ do tầng lớp văn thân điều khiển tỏ ra chống lại ý đồ của chúng ta” [13, tr.201].

Đặc biệt là ở Trung Kỳ, phong trào đấu tranh của năm 1908 khiến cho cuộc cải cách của thực dân không tiến hành được, mãi đến năm 1909 cải cách mới tiếp tục được thực hiện. Ngoài ra, chúng còn gặp khó khăn về trường lớp và đặc biệt là sách giáo khoa. Để khắc phục vấn đề này, thực dân cũng mở ra các kì thi biên soạn sách giáo khoa cho phù hợp với chương trình năm 1906. Nhưng không đưa lại một kết quả nào, không có một cuốn sách nào đáng được thừa nhận.

Như vậy, qua cuộc cải cách giáo dục lần thứ nhất của thực dân Pháp chúng ta thấy rõ âm mưu của thực dân Pháp là tích cực lợi dụng nền giáo dục phong kiến với giáo dục thực dân. Chúng đã dùng giáo dục phong kiến làm chỗ dựa để tạo điều kiện cho giáo dục thực dân phát triển. Cái gọi là cải cách thực chất chỉ là một sự tiến hành củng cố bộ máy cai trị thực dân phong kiến của chúng, thực hiện trên lĩnh vực văn hóa giáo dục. Suy cho cùng, cải cách giáo dục của toàn quyền Paul Beau cũng như các tên cai trị kế tiếp cũng chỉ là mở rộng phạm vi thực hiện trên cơ sở những chủ trương mà Paul Bert đã vạch ra từ trước.

2.3. GIÁO DỤC PHÁP - VIỆT TỪ NĂM 1917 ĐẾN NĂM 1929 2.3.1. Cuộc cải cách của Albert Sarraut ( 1917) 2.3.1. Cuộc cải cách của Albert Sarraut ( 1917)

2.3.1.1. Nguyên nhân của cuộc cải cách

Chương trình cải cách giáo dục lần thứ nhất của toàn quyền P. Beau có thể nói là thời kỳ quá độ trên chặng đường phát triển của nền giáo dục nước ta lúc đó. Sự tồn tại song song hai nền giáo dục là một việc bất đắc dĩ, khi chưa

47

có điều kiện để xóa bỏ nền giáo dục phong kiến, hơn nữa kết quả đào tạo của nền giáo dục mới cải cách không đáp ứng được yêu cầu đề ra. Phạm Quỳnh đã phải nhận xét: “Sự học cũ cải cách lại không những tốt hơn ra mà lại xấu kém đi, cái trình độ học trò không những là không cao hơn trước mà lại thấp kém xưa, thật là đủ khiến cho những người có bụng tồn cổ sinh thất vọng trong lòng... Cứ xem những học trò đậu mấy khoa sau này cựu học không dầy, tân học cũng mỏng, mới không ra mới, cũ không ra cũ, thời đủ biết thực như lời Tây gọi là quả lép của cái cây đã đến ngày cỗi vậy” [1, tr. 81]

Sự tồn tại cùng một lúc hai nền giáo dục cũng làm tăng trưởng mâu thuẫn giữa những người “cựu học” và “tân học” ngay trong một thế hệ học sinh: “Một bên thì không ngừng quay về với quá khứ âm thầm chống đối những cải cách có nguồn gốc phương Tây, một bên dựa trên quá khứ nhưng lại hướng về và chuẩn bị cho những biến đổi mới của đất nước”. Đương nhiên những mâu thuẫn này là không có lợi cho nền thống trị của thực dân Pháp.

Lúc này thế chiến thứ nhất lại sắp sửa kết thúc, Pháp có nhiều triển vọng thắng trận nhưng tổn thất về người và của rất nhiều, họ chuẩn bị cho một đợt khai thác lớn ở thuộc địa nhất là Việt Nam để bù đắp cho những thiệt hại do chiến tranh gây ra. Việc mở rộng kinh tế đòi hỏi phải có thêm công nhân, nhất là công nhân kỹ thuật và nhiều nhân viên giúp việc có trình độ chuyên môn vững vàng. Trong bối cảnh đó, thực dân thấy không thể cho tồn tại nền giáo dục “bản xứ” với những thể chế của nó. Hơn nữa đến nay sau bao nhiêu bước chuẩn bị, con bài “giáo dục phong kiến” đã đến lúc có thể thay bằng con bài “giáo dục Pháp - Việt” cho có vẻ “tiến bộ”, phù hợp với chiêu bài “ truyền bá văn minh hơn”.

2.3.1.2. Nội dung của cuộc cải cách

Đầu năm 1917, Sarraut được bổ nhiệm làm Toàn quyền Đông Dương. Và để tạo điều kiện cho việc xóa bỏ hoàn toàn nền giáo dục cũ và việc thống

48

nhất giáo dục bản xứ, ngày 21/12/1917 Sarraut đã ký nghị định ban hành bộ “Hành chính tổng quy”. Bộ Học quy gồm 7 chương có 558 điều, mỗi chương lại chia thành từng mục lớn và mục nhỏ.

Bộ Học quy xác định rõ: Công cuộc giáo dục ở Việt Nam chủ yếu là dạy phổ thông và thực nghiệp. Các trường học chia làm: trường Pháp chuyên dạy học sinh người Pháp theo chương trình “chính quốc”, trường Pháp- Việt chuyên dạy người Việt theo chương trình “bản xứ”.

Toàn bộ nền giáo dục chia làm ba cấp: - Đệ nhất cấp :Tiểu học

- Đệ nhị cấp: Trung học

- Đệ tam cấp: cao đẳng hay đại học

Ngoài ra, còn các trường thực nghiệp tức là các trường dạy nghề tương ứng với bậc tiểu học và trung học.

* Hệ tiểu học

Hệ tiểu học bao gồm các trường của đệ nhất cấp. Theo số học quy thì mỗi xã đều có một trường tiểu học, nếu xã nhỏ thì hai ba xã gần nhau có thể tổ chức chung một trường tiểu học. Các trường tiểu học chia làm hai loại:

- Các trường tiểu học bị thể có 5 lớp: lớp đồng ấu, dự bị, sơ đẳng, lớp nhì và lớp nhất. Ở mỗi tỉnh lỵ và huyện lỵ có một trường tiểu học bị thể để dạy học trò đi thi lấy bằng tôt nghiệp tiểu học.

- Trường sơ đẳng tiểu học là những trường chỉ có hai hoặc ba lớp dưới mà thôi. Những trường này chủ yếu mở ở các làng xã “học trò phần hiều chỉ có thể học mấy năm cho biết đọc, biết viết rồi về làm ruộng, không có chí học

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp việt ở việt nam từ năm 1861 1945 (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)