1884)
2.4.3. Hoàn chỉnh chương trình giáo dục trung học
Ngay từ cuộc cải cách giáo dục lần thứ nhất (1906) người Pháp đã cho rằng: Một nền giáo dục hoàn chỉnh phải có 2 phần cổ điển và hiện đại, và học cũng quan niệm nền giáo dục bằng chữ Hán lúc đó là phần cổ điển còn giáo dục Pháp - Việt là hiện đại. Nhưng vì cả 2 chương trình còn bộc lộn nhiều nhược điểm nên những người đào tạo ra “Cựu học không dày mà tân học cũng mỏng”, nửa cũ nửa mới nên không đáp ứng được yêu cầu. Đến cải cách giáo dục lần hai (1917) nền giáo dục phong kiến bị xóa bỏ, họ đã có nhiều cố gắng để củng cố bậc tiểu học và nhất là bậc trung học mà người ta coi đó là phần hiện đại, còn phần cổ điển là chương trình “Cổ học viễn đông” nhưng vì chưa chuẩn bị đầy đủ nên chương trình này không thực hiện được. Đến lúc này có nhiều ý kiến phê phán và đòi hỏi phải dạy tiếng Việt, chữ Hán, các môn thuộc về cổ học trong trường trung học. “Chương trình hành động của Thanh niên Cộng sản đoàn” năm 1931, mục Yêu cầu học sinh các trường đại học và sơ học đã lên tiếng “dạy học theo tiếng mẹ đẻ, cấm “Pháp hóa”, bắt
75
học theo tiếng Pháp”. Một số người cũng đã nêu ý kiến lên báo về vấn đề giáo dục: “Trong các trường trung học người ta không dạy cho học trò Nam Sử và Việt văn, người ra dạy lịch sử nước Pháp và văn chương Pháp. Bởi thế, cho nên những học sinh ta khi đã tốt nghiệp hay đã thôi học, không biết một tý gì về nước mình, người ta đã làm cho họ hóa những người ngoại quốc”. Viện dân biểu Trung Kỳ năm 1937 cũng đã lên tiếng phê phán: “Chương trình ban Cao đẳng tiểu học Pháp - Việt quá nặng”, và đòi “mở thêm các trường Cao Đẳng Tiểu học và Trung Học, sửa đổi chương trình bậc Cao đẳng tiểu học cho nhẹ hơn bây giờ... Về cái học có tính cách bản xứ thì nên dạy khoa Hán - Việt trong các trường sơ học, cao đẳng tiểu học và Trung học” Thật ra người Pháp cũng đã nhìn thấy bất cập trong chương trình quốc văn và Hán văn bậc trung học. Bởi vậy họ quyết định sửa đổi việc dạy quốc văn, và tái lập ban cổ điển để bổ cứu cho sự mất cân đối này. Người ta cho rằng việc dạy ngôn ngữ phương Đông trong các trường cao đẳng tiểu học và trung học phải nhằm:
- Làm cho học sinh có một kiến thức sâu sắc về tiếng mẹ đẻ.
- Làm cho học sinh có được những khái niệm đầy đủ về cuộc sống và cuộc đấu tranh trong quá khứ và hiện tại, tạo cho học sinh có mối liên hệ chặt chẽ với đất nước, và khi đã nhận thức được như thế, nền giáo dục này sẽ đưa lại những kết quả xác đáng hơn, vững chắc hơn.
Và nếu chữ Hán được học hành chu đáo sẽ là “ sự rèn luyện năng khiếu đảm bảo chắc chắn cho sự hiểu biết về ngữ nghĩa văn bản cổ đồng thời là sự củng cố những truyền thống trong sáng về đạo đức. Đó là những điểm xuất phát cho việc đưa ra những sửa đổi nhằm hoàn chỉnh chương trình bậc trung học.
Chương trình quốc văn bậc trung học trong giai đoạn này được biên soạn tương đối công phu gồm lịch sử văn học và các bài trích giảng minh họa
76
Năm thư nhất học sinh được học từ văn chương truyền khẩu (ca dao, tục ngữ...) đến ảnh hưởng của Trung Quốc và của Pháp. Đó là các sách giáo
khoa (Tứ thư, Ngũ Kinh...), các chế độ học và thi, các lối văn cử nghiệp viết bằng chữ Hán (kinh nghĩa, văn sách, chiếu, chế, biểu...), tuy vậy tác giả không quên nêu những cái riêng của ta như chữ Nôm, các thể văn : truyện, ngâm, hát
nói, ca Huế... Còn ảnh hưởng của Pháp tác giả cho rằng trước hết là việc sáng tạo ra chữ quốc ngữ, đó là công cuộc chung của nhiều người, có giáo sĩ người
Pháp, Tây Ban Nha. Bồ Đào Nha, nhưng người có công nhất trong việc ấy là cố Alexander De Rhodes.
Năm thứ hai, học sinh trở lại ảnh hưởng của văn học Trung Quốc đối
với văn học Việt Nam nhưng qua các nhà thơ Khuất Nguyên, Đào Tiềm, Lí Bạch... tiếp theo là văn học Lí Trần, Lê Mạc, Nam bắc phân tranh và thời cận
kim. Trong những chương này các tác giả tiêu biểu như Nguyễn Trãi, Lê Quí Đôn, Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Du ...Các bộ Nam sử đầu tiên như Đại Việt sử ký, Đại Việt sử ký tục biên , Đại Việt Sử kí toàn thư... cùng các bộ sử, địa chí của triều Nguyễn: Việt sử thông giám cương mục, Đại Nam nhất thống trí...cũng được giới thiệu.
Sang năm thứ ba chương trình tập trung vào thời kỳ đương đại với các tác giả tiêu biểu như Nguyễn Văn Vĩnh, Nguyễn Khắc Hiếu, Phạm Quỳnh và một số nhà văn trong Tự lực văn đoàn: Thế Lữ, Khái Hưng, Nhất Linh và cả những nhà lý luận và phê bình vốn rất hiếm hoi lúc đó nhưu Phan Khôi, Thiếu Sơn... Nếu như giai đoạn trước phần trích giảng nghiêng về hình thức thể hiện nhất là các tác phẩm lớn như Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc, Kiều...thì một số quan điểm triết học Đông, Tây như Thuyết tính thiện của Mạnh Tử (Nguyễn Hữu Tiến), Quan niệm người quân tử trong đạo Khổng và quan niệm người “ chính nhân” trong cổ văn Pháp (Phạm Quỳnh) cũng như
77
một vài điểm lý luận văn học: Lối văn tả thực (Thiếu Sơn); sự thực việc làm thơ (Phan Khôi)...đã được đưa vào giảng dạy.
Tóm lại chương trình văn học Việt Nam trải dài trong ba năm học quả là rất phong phú. Tác giả của giáo trình đã làm việc rất nghiêm túc để có một tập sách phù hợp với trình độ và thời gian hạn hẹp đối với việc dạy và học tiếng Việt của bậc trung học. Tập sách đã có những kết luận khách quan và khoa học, tác giả không dùng thuật ngữ “Hán - Việt văn chương” tuy rằng vẫn thừa nhận ảnh hưởng sâu đậm của các nhà thơ nhà văn Trung Quốc đối với Việt Nam, và không quên tìm ra những nét riêng của dân tộc. Tuy nhiên trong tập sách cũng còn nhiều chương mục rườm rà về lịch sử khoa cử, lịch sử văn tư, lịch sử văn học... làm cho ta cảm thấy đây là một tập sách giáo
khoa về lịch sử văn hóa nhiều hơn là lịch sử văn học. Nhưng dẫu sao Việt Nam văn học sử yếu và Việt Nam thi văn hợp tuyển là hai công trình bằng
tiếng việt đầu tiên, đã đặt nền móng cho những hiểu biết có hệ thống về văn học Việt Nam từ cổ cho đến trước năm 1945.
Như vậy, cùng với môn dạy bằng tiếng Pháp có từ trước (Toán, Lý, Hóa, Văn, Sử , Địa...) giai đoạn này môn quốc văn được biên soạn lại làm cho chương trình bậc trung học cân đối hơn, và hoàn chỉnh hơn so với trước tuy rằng thời gian học quốc văn còn rất xa mới bằng số giờ học văn học Pháp.
Đó là phần “hiện đại” còn phần “cổ điển” thì sao? Ngày 31/9/1941,
toàn quyền Đông Dương ký nghị định thành lập Ban cổ điển Pháp ở ba
trường trung học Bảo Hộ, Khải Định và Pétrust Ký tuyển họ sinh đã đỗ tiểu học thẳng từ năm thứ 6 đến năm thứ hai và thi tú tài phần đầu. Sang năm sau thi tú tài phần 2, ngoài chương trình chung của phần “ hiện đại” như Toán, lý , hóa, sử..., học sinh còn có mỗi tuần 5 tiết chương trình cố đại Hy Lạp và La
78
tài thành hai ban toán học và triết học, đến đây chấm dứt ranh giới về pháp lí
giữa tú tài Pháp và tú tài “ bản xứ”.
Ngày 5/5/1942, một nghi định ban bố thành lập ban Trung học cổ điển Viễn Đông, cách tổ chức, chương trình, thời gian học như ban cổ điển
Pháp,nhưng thay cổ học Hy La bằng chữ Hán. Trừ năm đầu là năm vỡ lòng còn từ năm thứ 5 trở đi học sinh phải học xen kẽ cả chương trình cổ văn Việt Nam và cổ văn. Trung Quốc. Ngoài ra, học sinh còn phải tập dịch Hán -Việt và ngược lại, tập làm thơ, phú bằng chữ Hán.
Đến đây với việc biên soạn và hệ thống lại chương trình Việt văn bậc trung học, tổ chức thêm ban cổ điển Pháp và cổ điển Viễn Đông, chia tú tài
thành hai ban toán học và triết học, thêm vào đó từ giai đoạn trước bằng tú tài “bản xứ” có giá trị tương đương với tú tài Pháp. Chương trình bậc trung học đã được hoàn chỉnh.