6. Bố cục khóa luận
1.5.1. Nhà Nguyễn và việc tiếp xúc với nền giáo dục thực nghiệm phương
Tây
Từ lâu các nhà vua Nguyễn cũng thấy được lợi ích to lớn và thiết thực của khoa học kỹ thuật phương Tây, cho nên, năm 1839, Minh Mệnh đã cho sở Võ Khố đóng tàu chạy bằng hơi nước, Tự Đức cũng cho mua nhiều tàu biển như Đằng Huy, Mẫn Thỏa, Mẫn Thiệp của Pháp, Viên Thông của Đức. Năm 1875, thợ ta đã đúc được ống khói và một số bộ phận của máy tàu Mẫn Thỏa… Trước đó, năm 1860 triều đình cử Nguyễn Trường Tộ cùng giám mục GôChiê đạo trưởng Nguyễn Đình và hai viên quan Trần Văn Đạo, Nguyễn Tăng Doãn sang Pháp mượn giáo sư, thuê chuyên gia mua sắm máy móc để
22
mở một trường kỹ nghệ. Nhưng sau khi Pháp chiếm ba tỉnh phía tây Nam Kỳ, tình hình bang giao của ta và Pháp trở nên căng thẳng, triều đình lo sợ, nghi ngờ phái đoàn của Nguyễn Trường Tộ nên gọi ông về nước trước thời hạn. Nguyên nhân khiến nhà vua nghi ngờ, thiếu tin tưởng, do dự khi tiếp xúc tuy chỉ một phần rất nhỏ với nền giáo dục thực nghiệm phương Tây. Đó là tư tưởng cho mình là hơn phương Tây, chê văn minh vật chất là “dâm sảo” (say mê cái đẹp). Vũ Phạm Khải cho Nhật Bản là “Đông di” nên mới đi học “ Tây di”, còn ta “con rồng cháu tiên không thèm đi học kẻ mọi rợ”. Do tầm nhìn hạn hẹp, cho nên họ lo sợ tốn kém mà không đem lại lợi ích thiết thực. Minh Mệnh khi chọn người sang Pháp du học cũng chỉ để làm thông dịch thôi.
Tuy nhiên khi nói đến việc tiếp xúc với nền giáo dục lúc bấy giờ, ta không thể không nói đến thái độ của Tự Đức đối với những điều trần về cải cách giáo dục của Nguyễn Trường Tộ. Đồng thời với Nguyễn Trường Tộ cũng có một số người có ý kiến về cải cách giáo dục như Đặng Xuân Bảng, Đặng Huy Chứ, Phạm Phú Thứ… Nhưng chỉ là những đề xuất từng phần, chưa ai có những kiến toàn diện như Nguyễn Trường Tộ.
Những đề nghị cải cách giáo dục cũng như toàn bộ bản điều trần của Nguyễn Trường Tộ đều được triều đình Tự Đức xem xét, bàn bạc, nhưng không thực hiện. Triều đình đã để qua đi những điều kiện quan trọng về canh tân đất nước trong đó có đổi mới nền giáo dục dân tộc.