1884)
3.2.2. Về mặt tiêu cực
Trước hết, trường học luôn được đặt dưới sự giám sát chặt chẽ của Toàn Quyền Đông Dương. Sự quản lý mang nặng mục tiêu chính trị này đã cản trở việc đầu tư mang tính khoa học để có thể xây dựng một nền giáo dục dành cho người Việt và phục vụ cho lợi ích của người Việt.
Ngay sau khi những tên lính viễn chinh làm xong nhiệm vụ xâm lăng thì thực dân Pháp đặc biệt quan tâm tới chính sách văn hóa giáo dục, xem giáo dục như là công cụ chắc chắn nhất để thực hiện mưu đồ “chinh phục tâm hồn” những người dân thuộc địa. Mục đích của chúng là đào tạo ra tay sai, đội ngũ công nhân chuyên nghiệp, thợ lành nghề phục vụ cho yêu cầu khai thác thuộc địa . Đồng thời thông qua nhà trường, phổ biến văn hóa giáo dục nô dịch phản động, thực hiện mưu đồ đồng hóa rất lâu dài đối với dân tộc ta, đặc biệt là việc đầu độc đồng hóa thế hệ trẻ. Như vậy việc mở trường học không
93
phải xuất phát từ thiện tâm khai hóa của thực dân Pháp mà xuất phát từ âm mưu nô dịch, đồng hóa, thi hành chính sách ngu dân và khai thác kinh tế, tài nguyên ở thuộc địa, từ nhu cầu đào tạo tay sai và âm mưu ru ngủ, đầu độc tinh thần của thế hệ trẻ.
Việc thi hành chính sách ngu dân còn thể hiện trong việc tổ chức giáo dục. Pháp đã hạn chế việc học tập, giới hạn quyền học tập ở mức thấp nhất đối với con em nhân dân lao động.
Sự hạn chế này, nhà cầm quyền đã tự nói trắng ra chứ không cần úp mở. Viên toàn quyền Đông Dương Pôn Đume đã thú nhận:
“Nhưng vì hiện nay, những phương tiện giáo dục của chúng ta không cho phép với tới quảng đại quần chúng, mà chỉ hạn chế những sự cố gắng của chúng ta cho một thiểu số, cho nên phải có sự lựa chọn kĩ càng thiểu số đó. Phải coi giáo dục như một thứ của quí không thể đem phân phát cho bất kỳ ai mà phải hạn chế sự ban ơn đó, cho những người được thừa hưởng xứng đáng. Hãy chọn những học sinh của chúng ta, trước hết trong đám con em những người cầm đầu, con em những bậc kì hào”. [5, tr. 57].
Như thế, ta thấy rằng trước hết Pháp dành đặc quyền, đặc lợi cho con em những kẻ giàu có, tư sản , địa chủ phong kiến và tầng lớp trên trong xã hội được vào học những loại trường trên.
Chính Toàn quyền Merlin trong bài diễn văn đọc tại phiên họp thường kì của hội đồng cai trị Đông Dương năm 1923 cũng đã nói rằng: “chỉ cung cấp cho nhân dân Việt Nam một sự giáo dục nhỏ giọt, phát triển theo chiều nằm, chứ không theo chiều đứng” [10,tr.161]. Vì vậy năm 1924 Merlin đưa ra cải cách giáo dục rất nguy hại. Tên thực dân cáo già viện lẽ rằng 9/ 10 học sinh nông thôn không đủ sức theo học đến bậc sơ học cho nên chính quyền thực dân chỉ cần mở những loại trường sơ học là đủ đối với đối tượng này. Ở
94
các vùng nông thôn chỉ cần mở những loại trường Âu học và Sơ học, càng lên cao càng hạn chế khắt khe.
Như vậy, mặc dù Pháp đã hạn chế việc học tập, giới hạn quyền học tập ở mức thấp nhất đối với con em nhân dân lao động ở các cuộc cải cách sau này có tăng so với thời kì đầu xâm lược. Nhưng tỷ lệ số học sinh đi học vẫn rất ít.Và theo số liệu trong “Đông Dương niên giám thống kê” năm 1936-1937:
+ Bậc sơ học: (Lớp vỡ lòng, lớp 1) bình quân 3 làng, dân số 3000 người có 1 trường sơ học với số học sinh 60 người. (2% dân số)
+ Bậc tiểu học: (Lớp 2,3,4) bình quân 34 làng, dân số 30.000 người có 1 trường tiểu học với 115 học sinh.(0,4 % dân số).
+ Bậc cao đẳng tiểu học: Cả Việt Nam năm học 1936- 1937 có 16 trường. Tỷ lệ học sinh cao đẳng tiểu học là 0, 02 % (trong số 1 vạn dân có 2 học sinh cao đẳng tiểu học).
+ Bậc trung học: năm 1936- 1937 đến trước ngày cách mạng tháng 8 thành công, trên toàn cõi Việt Nam chỉ có 3 trường trung học công, số học sinh là 369. Bình quân là 123 học sinh/ 1 trường và cứ có một triệu dân mới có 19 học sinh trung học. Tỷ lệ là 0,0019%. [5, tr. 59-60].
Những con số trên là bằng chứng hùng hồn nhất chứng minh thực chất chiêu bài khai hóa văn minh mà thực dân Pháp thi hành ở Việt Nam dưới thời Pháp thuộc. Trường công do Pháp mở ra đã hạn chế đến mức nhỏ giọt như vậy. Nhưng việc cho phép mở trường tư thục cũng rất khó. Ngay cả những trường đã có từ trước khi thực dân Pháp sang nay cũng bị tan rã vì “thuế má nặng nề, phu dịch thường xuyên” làm cho các gia đình giàu có cũng bị ra sút, nên không còn khả năng nuôi các thầy đồ để dạy cho con cái mình và cho con cái những người láng giềng như xưa nữa.
Qua đó ta thấy rằng phần lớn học sinh, nhất là học sinh các lớp cao (cao đẳng tiểu học, trung học) và sinh viên đại học đều là con em các gia đình giàu có hoặc có địa vị nhất định trong xã hội. Còn các gia đình nông dân nghèo
95
may mắn lắm cũng chỉ có khả năng cho con em theo học các trường chữ Hán hoặc chữ Quốc ngữ ở trường làng. Chính vì vậy, số trẻ em thất học vẫn chiếm tỉ lệ rất lớn, khoảng 7- 8 phần mười số người ở độ tuổi đi học.
Về nội dung dạy học : Trước hết ta có thể thấy rằng, mặc dù đã có sự toàn diện hơn so với thời kỳ phong kiến. Song các bộ môn vẫn nặng về lí thuyết, thiếu những tri thức gắn với thực tiễn Việt Nam, thiếu phần thực hành. Các bộ môn xã hội thì đều theo như sách dùng bên Pháp hoặc biên soạn lại để tăng cường tính chất nô dịch, phản dân tộc, phản khoa học.
Ví dụ: Tiếng Việt Nam ngay từ ở bậc sơ học đã bị gạt sang phần thứ yếu. Và ở bậc tiểu học trở đi thì chỉ còn là một thư sinh ngữ hạng nhì, hạng ba, lên đên bậc trung học thì hoàn toàn sơ sài phế khoáng. Hay khi dạy về lịch sử Việt Nam sách viết : “Tổ tiên là người xứ Gô- lơ; xứ Đông Dương thuộc Pháp gồm 5 xứ: Bắc Kì, Nam kì, Ai Lao, Cao Miên và không có nước Việt Nam trên bản đồ thế giới”. [5,tr.61]
Dạy về văn học, lịch sử Pháp: nếu những vấn đề nào có liên quan đến chính trị, xã hội và có thể làm người ta tỉnh ngộ đều bị bóp méo và xuyên tạc đi. Có học lịch sử nước Pháp nhưng người ta không hề đả động đến cuộc cách mạng tư sản Pháp là cuộc cách mạng điển hình ở Châu Âu. Các tác phẩm của Huygô, Rutxô và Mông teskio- những nhà tư tưởng tiến bộ của thời đại lúc đó đều bị cấm dạy trong nhà trường.
Chính vì thế những phát minh mới, những thành tựu nhân loại trên toàn cầu, không thể có tiếng vang gì trong các lớp học Việt Nam kể cả trên sách báo khoa học. Những kiến thức mới không có tác dụng gì trong cuộc sống, hoặc chỉ gây nên đôi ảnh hưởng yếu ớt mỏng manh, những tập tục mê tín, dị đoan, lề thói phong kiến hủ tục vẫn ngự trị như xưa. Như vậy mục đích làm “dân ngu” cũng được thể hiện trong nội dung giảng dạy ở các trường. Chúng đã truyền thụ cho học sinh một nội dung học vấn nô lệ và một trình độ hết sức thấp kém. Chúng dạy “bổn phận đối với nước Pháp, sự cần thiết và những biết ơn của sự bảo hộ
96
Pháp”, “yêu, kính trọng, vâng lời, biết ơn các nhà cầm quyền đã chăm lo đến an ninh của đất nước”…Đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã tố cáo tội ác của chúng “gieo rắc một nền giáo dục đồi bại, xảo trá và nguy hiểm hơn cả sự dốt nát nữa, vì một nền giáo dục như vậy chỉ làm hư hỏng mất tính nết người đi học, chỉ dạy cho họ một lòng “trung thực” giả dối, chỉ cho họ biết sùng bái những kẻ mạnh hơn mình, dạy cho thanh niên yêu một tổ quốc không phải là tổ quốc mình, một tổ quốc đã từng áp bức dân tộc mình”. [13, tr. 215]
-Về mặt văn tự : Sự xuất hiện của chữ quốc ngữ hay chữ Pháp mặc dù đã tạo điều kiện cho dân tộc ta tiếp cận được với nền văn minh thế giới một cách dễ dàng hơn. Song trên thực tế việc thay thế chữ Hán bằng chữ Pháp, dùng chữ Pháp làm thứ tiếng dạy và học chính thức trong nhà trường được chúng nêu ra là một cải cách. Nhưng thực chất đây là một biện pháp rất nham hiểm nhằm đẩy mạnh tốc độ du nhập nền văn hóa giáo dục Pháp vào thuộc địa, thực hiện âm mưu đồng hóa đối với thế hệ trẻ Việt Nam, giành giật ảnh hưởng đối với nền văn hóa phong kiến dân tộc cũ. Điều quan trọng hơn nữa, thực dân Pháp thấy chữ Hán lúc đó đang được các sĩ phu yêu nước để truyền bá tư tưởng yêu nước và bài Pháp trong nhân dân, thông qua các sách dịch từ chữ Hán để du nhập những tư tưởng tiến bộ của cách mạng tư sản phương Tây vào Việt Nam. Nên Pháp cố tâm hủy bỏ chữ Hán. Đây cũng chính là biện pháp thâm độc nhằm ngăn chặn những tư tưởng yêu nước tiến bộ vào Việt Nam.
Như vậy là do nhu cầu giao dịch để tăng cường sự bóc lột mà thực dân Pháp buộc phải “phát triển giáo dục” ở Việt Nam. Dùng chữ Pháp hay chữ Quốc ngữ trong giao dịch cũng hoàn toàn do lợi ích của bọn thực dân Pháp quyết định chứ không phải vì quyền lợi của dân tộc Viêt Nam.
-Về phương pháp giáo dục trong nhà trường thực dân là sử dụng roi vọt, nhục hình, bắt ép để trừng pháp học sinh, nhằm giáo dục tư tưởng nô dịch, cam chịu áp bức, đè nén.
97
- Đối với việc học sinh Việt Nam đi du học nước ngoài, chính sách của thực dân là tuyệt đối ngăn cấm. Bởi kinh nghiệm của chúng cho thấy rằng:con đường ra nước ngoài học tập chính là con đường chống lại chính phủ Pháp, học sinh Việt Nam sẽ tiếp thu những tư tưởng tiến bộ của cách mạng tư sản thế giới và của chính cách mạng Pháp hoặc những tư tưởng của chủ nghĩa cộng sản để làm cách mạng. Chính vì vậy, chỉ có một số ít con em địa chủ, tư sản tuyệt đối trung thành với Pháp được tuyển đi học nhưng cũng phải chịu những thể thức xin xỏ chui luồn hèn hạ và nhục nhã nhất. Tên toàn quyền Anbe - Sarô đã công khai thừa nhận rằng : “Để cho lớp thượng lưu trí thức được đào tạo ở nước ngoài thoát khỏi hòng kiểm tỏa của chúng ta, chịu ảnh hưởng văn hóa và chính trị của các nước khác, thì thật là một điều nguy hiểm vô cùng. Những người trí thức đó trở về nước sẽ đưa hết tài năng của họ để tuyên truyền vận động chống lại chúng ta là những người bảo hộ đã ngăn cấm không cho họ học tập”. Và vì vậy: “nếu có một người Việt Nam nào có ý định đi du học nước ngoài thì sẽ bị coi như là người nổi loạn, một người chống pháp, có tội lớn, người ta hãm hại người đó và cả gia đình người đó” [5,tr 63].
Bên cạnh đó, chính quyền thực dân còn sửa đổi những qui cách cử nghiệp phong kiến. Các hội thi Hương, thi Hội, thi Đình lần lượt bị bãi bỏ. Tính chất trường thi đã thay đổi để phù hợp và đáp ứng yêu cầu khai thác thuộc địa của chính quyền thực dân.
Tiểu kết chương 3
Như vậy, có thể nói rằng nền giáo dục Pháp – Việt ở Việt Nam, tuy có những hệ quả khách quan tích cực nói trên nằm ngoài mục đích của thực dân Pháp, nhưng nền giáo dục Việt Nam thời kỳ thuộc địa vẫn là một nền giáo dục thực dân, phục vụ cho mục đích cai trị của Pháp tại Đông Dương. Đó là một nền giáo dục gieo rắc những tư tưởng nô dịch, tuyên truyền nhiều cho văn hóa, tư tưởng của "mẫu quốc". Tuy thực dân Pháp có chú ý mở rộng hệ
98
thống giáo dục nhưng chủ yếu vẫn chỉ tập trung ở những thành phố, thị xã, thị trấn phục vụ cho chính con em người Pháp và đội ngũ quan lại người Việt thân Pháp. Một nền giáo dục phục vụ cho số ít người chứ không phải cho quảng đại dân chúng. Phần lớn nhân dân Việt Nam vẫn trong tình trạng đói nghèo, lạc hậu và mù chữ. Và chỉ khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công đã mở ra một trang mới cho con đường phát triển đất nước. Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là nền tảng và định hướng cơ bản cho hoạch định một triết lý giáo dục. Một nền giáo dục mới đã được xác lập cho phù hợp với hoàn cảnh mới của đất nước.
99 KẾT LUẬN
Như vậy, trong hơn 80 năm xâm lược và cai trị, thực dân Pháp đã dùng nhiều thủ đoạn về quân sự, chính trị để đàn áp, bóc lột nhân dân ta. Lĩnh vực văn hóa giáo dục cũng đã trở thành một công cụ đắc lực để Pháp thực hiện mưu đồ chính trị của mình. Tuy nhiên, chúng cũng đã vấp phải những phản kháng mãnh liệt của dân tộc ta .
Ngay từ khi mới hoàn thành xong công cuộc bình định quân sự, Pháp đã bắt tay vào thi hành chính sách ngu dân, đồng hóa dân tộc. Từ những tên võ quan đô đốc ban đầu Bôna, La phông (Lafont) cho đến những văn quan như Paul Bert, Paul Beau, Albert Saraut, Merlin đã thay nhau đưa ra các nghị định, cải cách trong nền giáo dục. Chúng đã xóa bỏ đi nền giáo dục Nho học đã tồn tại lâu đời trong lịch sử, xây dựng, thiết lập và đi đến hoàn chỉnh nền giáo dục Pháp - Việt. Chính thực dân Pháp đã đem những yếu tố mới, hiện đại hơn hẳn so với nền giáo dục Nho học trước kia. Trường học cũng được mở nhiều hơn so với thời kỳ đầu xâm lược, nội dung học phong phú, thống nhất.
Tuy nhiên, nền giáo dục này vẫn mang những hạn chế nhất định. Tỷ lệ học sinh được đi học vẫn còn ít, cơ sở vật chất vẫn còn thấp kém, chưa đáp ứng được yêu cầu. Và bao trùm hơn cả đó là nền giáo dục Pháp - Việt vẫn là một nền giáo dục thực dân, phục vụ cho mưu đồ chính trị. Nếu như các trường Pháp - Việt đã tạo cho Việt Nam một đội ngũ trí thức tinh hoa thì chúng lại chịu thất bại trong việc tổ chức một nền giáo dục toàn dân đại chúng. Chỉ trừ một số người can tâm làm tay sai cho chúng, còn tuyệt đại đa số nhân dân ta vẫn tập hợp dưới ngọn cờ của các sĩ phu tiến bộ và sau này là dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam giành độc lập cho dân tộc.
Có thể nói cho đến nay, thất bại này vẫn để lại một hậu quả nặng nề cho nền giáo dục Việt Nam. Hiện nay, với hệ thống giáo dục Việt Nam định
100
hướng xã hội chủ nghĩa cũng đã học tập và phát triển cách tổ chức mô hình giáo dục đa dạng các cấp bậc, nội dung học phong phú, thống nhất từ nền giáo dục Pháp - Việt... Nhưng với cách quản lý tập trung và chương trình học quá nặng, quá chú trọng thành tích và thi cử không phù hợp với đại đa số người dân. Mặt bằng dân trí thấp đã cản trở việc xây dựng một xã hội văn minh tiên tiến đòi hỏi chúng ta phải tham khảo thêm tiến bộ của các hệ thống giáo dục khác trên thế giới nhằm cải thiện nền giáo dục hiện nay.
101
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Phan Trọng Báu, Giáo dục Việt Nam thời cận đại, NXB Giáo dục.
2.Phan Trọng Báu (2008), “Nhìn lại hai cuộc cải cách giáo dục (1906-1917)
ở Việt Nam đầu thế kỉ XX”, Nghiên cứu lịch sử, (5), tr 11-24
3.Đào Thị Diến (2008), “Giáo dục Hà Nội thời Pháp thuộc qua tài liệu lưu