Giáo dục tư thục

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp việt ở việt nam từ năm 1861 1945 (Trang 83)

1884)

2.4.4.Giáo dục tư thục

Đi đôi với hệ thống trường công do nhà nước tổ chức còn có những trường tư mà ở giai đoạn này đã trở nên rất quan trọng vì nó giải quyết nhu cầu học hành vốn là một truyền thống của dân tộc ta.

Trường tư đầu tiên của người Pháp trên đất nước ta là Trường Tabert ở Sài Gòn do Hội Truyền giáo tổ chức vào năm 1872 để dạy cho trẻ con lai Pháp. Trường do linh mục Kerlan làm hiệu trưởng có một số tu sĩ người Việt giúp sức. Sau này khi nền giáo dục đã đi vào ổn định người Pháp vẫn tạo điều kiện cho các trường tư hoạt động dễ dàng vì theo họ ở một nước “ không phải bán khai, mà đã có một nền văn hóa phát triển lâu đời” thì việc họ là một nhu cầu mà họ quan tâm. Sau khi Đông Kinh Nghĩa Thục bị nhà cầm quyền đóng cửa, những quy chế về mở trường tư trở nên rất chặt chẽ nhưng chỉ một thời gian sau thì nhà cầm quyền đã phải nới lỏng vì trường chữ Hán của các thầy

đồ lại phát triển mà họ kiểm soát nổi. Bộ Học chính tổng qui mà toàn quyền

79

chọn sách giáo khoa và phương pháp giảng dạy miễn là những sách đó không trái với luật lệ đang thi hành trong xứ. Nhưng đó là mô phỏng theo qui chế trường tư ở Pháp; năm 19244, họ qui định thêm về trình độ giáo viên, về sách giáo khoa, và đặc biệt là sự kiểm soát chặt chẽ của Nha học chính Đông Dương.Tuy vậy trường tư vẫn phát triển. Đó là do:

Một là, tốc độ đô thị hóa ở nước ta sau thế chiến 1 ngày càng nhanh,

tầng lớp thị dân ngày càng nhiều, nhu cầu học tập của con em họ ngày càng lớn mà trường công thì không dung nạp hết, cần phải có trường tư.

Hai là, học sinh tốt nghiệp thành chung hoặc tú tài ngày một nhiều,

ngoài một số rất ít có điều kiện học lên các trường cao đẳng còn lại sẽ đi làm cho các cơ sở công, sở tư hoặc làm “nghề thầy”.

Ba là, từ sau năm 1925 sau khi trường cao đẳng sư pham Hà Nội tái

giảng; khoa Lý- Hóa- Sinh của trường cao đẳng Y dược được tổ chức, những sinh viên tốt nghiệp không phải đã vào hết công sở mà họ có trình độ để dạy ở các trường trung học. Những trí thức mới này theo quy chế đã có thể tổ chức và điều hành một trường từ tiểu học đên trung học. Do đó, người ta không lấy làm lạ là các thành phố lớn, các tỉnh lỵ, và ngay cả các thị trấn cũng có trường tư. Thời gian này các thành phố lớn hay trung tâm kinh tế chính trị nào trường tư cũng nhiều hơn trường công và đương nhiên số học sinh tư thục nhiều hơn số học sinh Nhà nước. Từ năm 1934, Hà Nội đã có hai trường trung học tư nổi tiếng toàn quốc : Thăng Long và Gia Long. Trường Thăng Long có đủ từ tiểu học, cao đẳng tiểu học và trung học, trường Gia Long riêng bậc trung học đã có đến 200 học sinh với một đội ngũ giáo viên được tuyển chọn từ các trường Cao đẳng lúc đó, làm cho nhiều học sinh trong Nam cũng mộ tiếng mà ra học ở đây.

Cũng năm 1934, ở Sài Gòn có trường trung học P. Doumer bề thế với đầy đủ tiện nghi của một trường hiện đại như phòng thí nghiệm, thư viện,

80

vườn trường, xưởng trường, sân bóng đá, bề bơi, có đủ chỗ cho 600 học sinh nội trú, do đó ngoài học sinh Việt và người Pháp còn có người Thái Lan, Cam- pu-chia, Lào, Mi-an-ma (Miến Điện).

Học sinh trung học ở các trường tư thường đông hơn trường công. Trong giai đoạn 1933 đến 1945, học sinh tiểu học tăng nhiều so với giai đoạn trước trong khi trường trung học của nhà nước không tăng (toàn quốc chỉ có 3 trường) như vậy nếu không có các trường tư thì số học sinh tiểu học sẽ là một đội quân thất học đáng kể. Trường tư chính là nơi giải quyết cho bài toán khó này, cho nên dẫu một nền giáo dục phát triển đến đâu thì trường tư vẫn tồn tại bên cạnh trường công, nó có “ quan hệ hữu hảo và láng giềng thân thiện” với trường công.

Ngoài các trường tư được tổ chức qui củ nói trên, còn có những lớp học gia đình cũng là một loại trường tư tổ chức theo kiểu trường dạy chữ Hán xưa. Loại trường này tồn tại ở nông thôn nhiều hơn, thường là một gia đình khá giả nuôi thầy cho một số con em thân cận đến học. Thầy giáo không dạy lên lớp cao thường là lớp 5 hoặc lớp tư là cùng, sau đó học sinh có thể thi vào trường công để học tiếp, nếu không có điêu kiện thì ở nhà làm ruộng hoặc nghề thủ công.

Ở các thành phố lớn như Hải Phòng, Hà Nội và nhất là Sài Gòn số Hoa Kiều cư trú khá đông, tổ chức thành từng “ bang” có bang trưởng đứng đầu. Họ cũng tổ chức trường học thường ở cấp tiểu học, học hoàn toàn bằng chữ Bạch Thoại (gốc chữ Hán đã giản ước cho dễ viết).

Năm 1913, ở Chợ Lớn bắt đầu tổ chức một trường trung học Pháp - Hoa dạy chủ yếu bằng tiếng Pháp và tiếng Trung Quốc, có một giờ dạy chữ văn học Việt Nam cho những lớp trung học. Ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ không có trường trung học Hoa Kiều những học sinh tốt nghiệp tiểu học muốn học tiếp phải vào Chợ Lớn.

81

Năm học 1938-1939, số học sinh Hoa Kiều cấp 1 là 14664 còn trung học chỉ có 360 người, chủ yếu ở trường Pháp- Hoa Chợ Lớn.

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp việt ở việt nam từ năm 1861 1945 (Trang 83)