Giáo dục tiểu học

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp việt ở việt nam từ năm 1861 1945 (Trang 60)

1884)

2.3.2.2. Giáo dục tiểu học

Một trong những việc phải làm gấp theo kế hoạch của những tên toàn quyền kế tục Sarraut là mở rộng giáo dục làng xã, trước hết, để tuyên truyền về việc “nước Pháp rất chú ý đến truyền thống hiếu học của nhân dân An Nam”, hai là để đối phó với những bất mãn có thể xảy ra trong nhân dân khi hàng loạt trường chữ Hán ở các thôn xóm phải nghỉ học sau khi chủ trương cải cách giáo dục được ban hành.

Năm 1923, Merlin thay Sarraut, bãi bỏ quy định học tiếng Pháp từ lớp sơ đẳng, mà chỉ bắt buộc dạy ở hai lớp nhì và lớp nhất thôi, tuy vậy nếu là

trường tiểu học kiêm bị thì số giờ học tiếng Pháp ngay từ 3 lớp dưới vẫn

chiếm một tỷ lệ nhất định. Theo Merlin, ở hệ tiểu học từ các trường kiêm bị, trường sơ đẳng hay sơ học cho đến các lớp học gia đình do tư nhân tổ chức đều nằm trong kế hoạch giáo dục phổ cập. Khác với Sarraut, Merlin quy định

sau khi học xong ba năm bậc sơ đẳng, học sinh phải thi Sơ học yếu lược rồi

mới được lên lớp trên. Nhưng những lớp này (lớp nhất và lớp nhì) phải học bằng tiếng Pháp cho nên phần nhiều học sinh nông thôn không thể theo được. Để tránh chỗ bất hợp lý này, năm 1927 lại có nghị định mở thêm lớp nhì đệ nhất làm lớp chuyển tiếp giữa sơ đẳng và lớp nhì đệ nhị. Như vậy, với kỳ thi sơ học yếu lược một số lớp học sinh đã bị rơi rụng đi, rồi với việc dạy bằng tiếng Pháp ở các lớp nhất còn rất ít. Chỉ lấy số liệu của năm 1925 là năm chưa tổ chức lớp nhì đệ nhất, cũng có thể chứng minh điều này:

56

Niên khóa 1924 - 1925 tổng số học sinh ở Việt Nam: 187.000 trong đó: + Lớp đồng ấu chiếm 90.000 = 48%

+ Lớp dự bị 54.500 = 29% + Lớp sơ đẳng 25.500 = 14% + Lớp nhì và lớp nhất 17.000 = 9 %

Qua số liệu trên ta thấy cứ lên mỗi lớp thì số học sinh vơi đi xấp xỉ một nửa. Cứ trên 100 em học sinh vào lớp đồng ấu thì 48 em lên lớp dự bị, 29 em lên lớp sơ đẳng, 14 em lên lớp nhì và đến lớp nhất thì chỉ còn 9 em.

Kế hoạch của Merlin chưa đem lại kết quả mong muốn vì nhiều huyện, nhiều tỉnh nhất là Bắc Kỳ và Trung kỳ trường học chữ hán lại mọc lên. Bởi vậy, tháng 12/ 1926, toàn quyền Đông Dương lại ký nghị định thành lập một loại trường học mới gọi là “trường phổ cập giáo dục” do các làng xã chịu trách nhiệm về trường lớp, tuyển dụng giáo viên, lương và các chi phí khác, Nha học chính chỉ chịu trách nhiệm chỉ đạo phần chuyên môn. Nhà cầm quyền Pháp rất khuyến khích mở loại trường này, vì họ cho rằng chẳng những nó phù hợp với truyền thống hiếu học mà còn đáp ứng được tính tự hào của nhân dân khi trong làng có một trường học riêng của mình. Tuy vậy, trong quá trình tổ chức họ cũng căn cứ vào tình cảm của từng địa phương mà đề ra biện pháp cụ thể :

- Ở Bắc Kỳ về nguyên tắc mỗi làng đều có một trường gọi là trường “hương học”.

- Ở Nam Kỳ, trường làng đã phát triển khá dày (chỉ còn 115 làng chưa có trường học trên tổng số 1419 làng) nên chỉ cần tổ chức những lớp “bổ trợ dự bị” cho những làng chưa có điều kiện mở trường.

- Ở Trung Kỳ dân cư thưa hơn nên có thể tổ chức loại trường “liên hương” tức là hai ba làng gần nhau thì tổ chức một trường, thực chất đây cũng là loại trường hàng tổng.

57

Như vậy, bên cạnh những trường công do Nhà nước đài thọ còn có loại trường do các làng xã tự đứng ra tổ chức. Chương trình ở các trường này dạy từ 1 đến 3 năm nên phải hết sức đơn giản và dễ áp dụng vào đời sống. Nó nhằm làm cho học sinh chỉ một năm cũng có thể đọc thông viết thạo và làm bốn phép tính, còn lên các năm sau thì càng mở rộng trên cơ sở của những hiểu biết cũ. Về khoa học thường thức học sinh được học một số điều đơn giản về phép giữ gìn vệ sinh nhằm chống lại một số bệnh phổ biến như sốt rét, mắt hột, đề phòng các bệnh tả, lỵ, thương hàn...một số điều đơn giản về nghề nông chằm tăm và ít kiến thức về nghê thủ công ở địa phương. Môn luân lý học như thờ cúng tổ tiên, bổn phận đối với ông bà, cha mẹ, anh chị em cũng được đưa vào dạy ngay từ lớp đầu tiên. Ngoài việc giản lược chương trình đến mức thấp nhất nhưng thiết thực, việc lựa chọn và đào tạo giáo viên cũng được dễ dàng hơn. Nếu trước kia công việc này phải tuân theo những quy chế chặt chẽ, như phải do tỉnh duyệt thì nay cũng được giao cho làng xã. Những người có bằng Sơ học yếu lược hoặc bằng khóa học sinh chỉ cần làm tờ cam đoan tuân theo luật lệ của làng xã trong việc dạy dỗ con em là có thể dự tuyển. Tiền lương cũng do sự thỏa thuận giữa thầy giáo và hương lý, có thể lấy tiền, cũng có thể là ruộng đất cho gia đình giáo viên cày cấy thu hoa lợi. Việc bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên cũng được tiến hành có kế hoạch cụ thể.

Chính sách khuyến khích mở loại trường phổ cập đã đem lại những kết quả khá hơn. Ở Bắc Kỳ, riêng năm học 1929 -1930, có 35 trường được mở thêm, nếu tính tổng số loại trường này từ khi có nghị định thành lập thì con số lên đến 835 trường với 879 lớp và 27.627 học sinh. Cũng nhờ tổ chức ở ngay làng xã nên số học sinh gái đã tăng lên (từ 965 em năm học 1928- 1929 đến 1929-1930 là 1322 em). Ở hầu hết các tỉnh đồng bằng và trung du đều có trường, tỉnh nhiều nhất là Hải Dương có 151 trường với 4871 học sinh, tỉnh ít nhất là Bắc Giang có 16 trường với 560 học sinh.

58

Ở Trung Kỳ, số trường “phổ cập giáo dục” này cũng phát triển rất nhanh, nếu như tháng 7/1919 là khi bắt đầu tiến hành cải cách giáo dục, các trường chữ Hán bị xóa bỏ, ở Trung Kỳ số trường dạy chữ quốc ngữ còn rất ít ỏi thì đến năm 1930 ở đây đã có 826 trường suýt soát với Bắc Kỳ, tỉnh nhiều nhất là Thanh Hóa với 124 trường, phổ biến là trên dưới 50 trường, nhưng cũng có tỉnh như Quảng Nam 95 trường, Quảng Ngãi 80 trường.

Riêng Nam Kỳ, nền giáo dục tiểu học đã phát triển khá đồng đều nên những lớp “bổ trợ dự bị” chỉ dành cho những làng xã chưa có điều kiện tổ chức trường học, nay cũng đã có 32 lớp với 1584 học sinh trong các tỉnh Bà Rịa, Thủ Dầu Một, Long Xuyên và Châu Đốc.

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp việt ở việt nam từ năm 1861 1945 (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)