Củng cố và mở rộng giáo dục đại học

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp việt ở việt nam từ năm 1861 1945 (Trang 86)

1884)

2.4.5.Củng cố và mở rộng giáo dục đại học

Từ 1907, nhà cầm quyền Pháp đã tổ chức bậc đại học, nhưng vì cơ sở giáo dục của họ chưa hoàn chỉnh, nên mặc dầu họ đã hạ thấp tiêu chuẩn xuống mức tối thiểu, đơn giản hóa nội dung nhưng người họ vẫn không tiếp thu nổi chương trình và cuối cùng phải bỏ giở. Đến cải cách giáo dục lần hai, họ đã tổ chức được một số trường cao đẳng nhưng vẫn phải nhận những sinh viên chỉ có bằng cao đẳng tiểu học, do đó sau khi ra trường trình độ chỉ tương đương trung cấp kỹ thuật. Đến lúc này nhà cầm quyền Pháp đã có thể tổ chức được một số trường đại học và cao đẳng đúng tiêu chuẩn như ở Pháp.

Tháng 4/1941,tái giảng trường Cao Đẳng Thú Y và nâng cao quy chế đào tạo sinh viên, trước kia chỉ cần có bằng cao đẳng tiểu học nay phải có bằng tú tài.

Tháng 7/1941, thành lập trường Cao Đẳng Khoa Học đào tạo sinh viên lấy các chứng chỉ cử nhân khoa học như trường Đại học Khoa Học ở Pháp.

Tháng 10/1941, đổi trường Kiêm bị Y dược Đông Dương thành trường Đại học Y Dược, sinh viên tốt nghiệp sẽ được cấp bằng bác sĩ Y Khoa và Dược sĩ cao cấp Đông Dương. Cũng năm này đổi trường Cao Đẳng Luật khoa thành trường Đại học Luật khoa Đông Dương.

Năm 1942, chỉnh đốn trường Cao Đẳng Nông Lâm đào tạo kỹ sư nông nghiệp và lâm nghiệp.

Năm 1944, mở trường Cao Đẳng Công chính đào tạo kỹ sư và phó kỹ xư công chính.

Tất cả các trường cao đẳng và đại học trên đây đều nằm trong tổ chức chung là Viện Đại Học Đông Dương, một cơ quan thành lập để chỉ đạo bậc

82

giáo dục cao đẳng và đại học. Những người muốn thi vào các trường nói trên đều phải có bằng tú tài toàn phần hoặc phần thứ nhất (tùy theo trường).

Riêng chương trình của trường Cao đẳng Khoa học có thể tóm tắt như sau:

Những sinh viên muốn vào khoa Vật Lý đều phải có đồng thời các chứng chỉ Toán, Lý, Hóa đại cương. Những người muốn học về một trong ba khoa: Động vật học, Thực Vật học hoặc Địa chất học thì ngoài chứng chỉ Lý, Hóa đại cương còn phải có chứng chỉ Sinh đại cương. Còn những sinh viên sẽ theo học Lý, Hóa, Sinh thì phải có cả 3 chứng chỉ Lý, Hóa, Sinh đại cương. Nhờ qui chế chặt chẽ, tuyển chọn cẩn thận, học sinh là những người có kiến thức vững vàng từ trung học trở lên, lại được đào tạo chu đáo nên năng lực các kỹ sư ra trường không kém những người được học tập từ Pháp về. Sau khi bậc trung học được củng cố, số lượng học sinh hàng năm vào các trường cao đẳng và đại học đều tăng.

Bảng so sánh dưới đây đã minh chứng điều đó:

[1, tr.187- 188]

Tuy nhiên, những sinh viên cao đẳng và đại học này không được phân bố một cách hợp lý phục vụ cho đời sống kinh tế - xã hội mà tỷ lệ cao nhất lại là sinh viên khoa Luật, một khoa đào tạo phần lớn để làm quan cai trị. Trong hơn 1000 sinh viên đại học và cao đẳng năm học 1943-1944 thì trường Luật

Năm học Số sinh viên

1939- 40 682

1940- 41 704

1941- 42 845

1942- 43 981

83

chiếm 594 người (hơn một nửa). Trường Cao Đẳng khoa học chỉ chiếm một tỷ lệ rất thấp: 175 sinh viên, còn các ngành khác số lượng lại càng kém hơn: cao đẳng thú y là 39 sinh viên, cao đẳng nông lâm là 63 sinh viên, cao đẳng công chính là 84 sinh viên..

Những năm 1930 -1945 là thời gian đầy biến động mà nhà cầm quyền Pháp đã phải không ngừng đối phó, giáo dục ở Việt Nam cũng bị cuốn hút vào quỹ đạo chung đó. Những nội dung về “Công cuộc cách mạng quốc gia” cùng với khẩu hiệu: “Cần lao, Gia dình, Tổ quốc”, hoặc chủ trương “Pháp- Việt phục hưng”.. đều được quán triệt vào chương trình giảng dạy.

Tuy vậy phải thừa nhận rằng do tổ chức giáo dục được ổn định từ trước, rút ra kinh nghiệm thất bại và thành công của hai cuộc cải cách giáo dục, do tác động của các tổ chức chính trị bí mật và công khai lúc đó, giai đoạn này nhà cầm quyền Pháp đã có những sửa đổi tương đối phù hợp. Họ đã thể chế hóa bậc tiểu học, cải tiến một bước nội dung và chương trình giảng dạy môn quốc văn ở tiểu học và trung học, tổ chức ban Cổ điển Viễn Đông, phát triển giáo dục tư thục, củng cố và mở rộng bậc cao đẳng và đại học... làm cho giáo dục Việt Nam được cân đối, hài hòa đi đến hoàn chỉnh, và ở một số mặt đã đạt đến trình độ hiện đại lúc đó.

Tiểu kết chương 2

Như vậy, có thể thấy được rằng: Không đợi đến khi chiếm xong toàn bộ Nam Kỳ, thực dân Pháp đã bắt tay vào công cuộc “chinh phục tâm hồn”. Trong những năm từ 1861 đến 1945, Pháp đã thi hành nhiều chính sách giáo dục khác nhau. Trong đó phải kể đến hai cuộc cải cách giáo dục lớn vào năm 1906 và 1917 của Paul Beauvà Albert Sarraut. Chính thông qua các cuộc cải cách này, Pháp đã xóa bỏ đi nền giáo dục Nho học đã lỗi thời lạc hậu, từng bước xây dựng và hoàn thiện nền giáo dục Pháp - Việt . Với các cấp bậc học khác nhau, nội dung học phong phú phù hợp với từng đối tượng trên phạm vi

84

toàn lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên số lượng trường học được mở ra vẫn còn hạn chế, tỷ lệ học sinh theo học vẫn còn thấp, cơ sở vật chất chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Chính điều này đã làm hạn chế phần nào sự phát triển của nền giáo dục Việt Nam trong giai đoạn này.

85

Chương 3

NHỮNG NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VỀ GIÁO DỤC PHÁP - VIỆT TỪ NĂM 1861 ĐẾN NĂM 1945

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp việt ở việt nam từ năm 1861 1945 (Trang 86)