Thể chế hóa giáo dục tiểu học

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp việt ở việt nam từ năm 1861 1945 (Trang 74)

1884)

2.4.2.Thể chế hóa giáo dục tiểu học

Từ đầu những năm 30, do nhiều biến động nghiêm trọng về kinh tế, chính trị, nhà cầm quyền Pháp đã buộc phải tiến hành một số cải cách tại triều đình Huế về quan trường, hành chính, luật pháp... Năm 1933, họ đã thành lập bộ Quốc gia giáo dục do Phạm Quỳnh làm Thượng thư, Bộ này chỉ quản lý bậc tiểu học ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ còn từ trung học trở lên vẫn do Nha học

70

chính điều hành. Ở các tỉnh, triều đình Huế cho đặt lại chức đốc học, kiểm học, còn ở các phủ huyện chức huấn đạo và giáo thụ cũng được phục hồi.

Hệ thống trường lớp bậc tiểu học được qui định lại như sau:

- Trường Sơ đẳng yếu lược “bản xứ” là trường có đủ ba lớp đồng ấu,

dự bị, sơ đẳng hoặc chỉ có một hai lớp về bậc sơ đẳng mà thôi. Trường này thường đặt ở các làng và gọi là “sơ học công hương trường” (còn gọi là

trường hương học). Những loại trường này do các làng đóng góp ngân sách.

- Trường Tiểu học là trường ngoài bậc sơ đẳng yếu lược ra còn có đủ

ba lớp( nhì đệ nhất, nhì đệ nhị và lớp nhất) hoặc một hai lớp trên bậc tiểu học. Những trường này thường được đặt ở các phủ huyện hoặc tỉnh lỵ. Sau khi học

xong lớp sơ đẳng học sinh phải qua kì thi Sơ học yếu lược và học hết tiểu học, các em được thi lấy bằng Tiểu học Pháp - Việt . Như vậy, mặc nhiên tiểu học

được chia làm hai : Sơ học và tiểu học.

Nghị định ngày 17/6/1933 quy định: Những học sinh lớp nhì đệ nhất lên lớp nhì đệ nhì và nhì đệ nhất đều phải thi, học sinh thi Tiểu học Pháp - Việt phải đủ 12 tuổi , phải có bằng Sơ học yếu lược và học bạ phải đủ 6 năm, những học sinh đã đậu bằng tiểu học muốn đậu vào bậc cao đẳng tiểu học phải qua một kỳ thi tuyển sinh.

Việc dùng văn tự chính thức ở bậc tiểu học cũng không khác trước là mấy.

Các lớp sơ học đều dạy hoàn toàn bằng tiếng Việt. Tiếng Pháp bắt đầu dạy từ lớp nhì đệ nhất trở lên, tuy nhiên ở những trường tiểu học kiêm bị (có đủ 6 lớp) hoặc những trường gần trung tâm văn hóa, kinh tế thỉnh thoảng có giao thiệp với người Pháp thì có thể dạy từ lớp sơ đẳng nhưng mỗi ngày chỉ một giờ thôi.

Chữ Hán có thể dạy từ lớp dưới, nhưng chỉ với những học sinh định thi chữ Hán trong kỳ Sơ học yếu lược.

71

Về môn học: Những môn dạy bằng chữ quốc ngữ trong ba lớp dưới gồm luận lý, sử địa, quốc văn ngoài ra còn có cách trí, toán pháp, vệ sinh...

Có thể nói môn luận lý được người ta chú ý nhiều nhất, tập trung vào

những nội dung như bổn phận với gia tộc, bổn phận với bản thân. Ngoài ra còn có những nội dung khác như kính trọng và giúp đõ người già yếu, giúp đõ người tàn tật, tận tâm với chức nghiệp, thành thật với bạn bè... Mỗi bài học thường ngắn gọn, bài học chính chỉ 3,4 dòng, dưới đó là một tiểu dẫn để minh họa cho phần chính, thường là một câu chuyện 4, 5 dòng và cuối bài luôn có một câu cách ngôn hoặc tục ngữ thu tóm cái “ thần” của bài.

Về tiếng Việt, những cuốn Quốc văn khoa giáo thư các lớp đồng ấu, dự

bị, sơ đẳng bắt đầu biên soạn từ giai đoạn trước đến đây đã hoàn chỉnh và đem giảng dạy thống nhất trong toàn quốc. Phần lớn những bài học này đều ngắn gọn, phù hợp với tâm lý lứa tuổi thiếu nhi. Tuy nhiên cũng có nhiều bài mang màu sắc triết lý về cuộc sống nên khô khan, thiếu hình ảnh làm cho học sinh nhỏ tuổi khó hiểu. Môn luân lý như đã nói ở trên cũng còn được bổ sung

bằng những bài tập đọc trong các sách quốc văn như Ông Các nô và thầy học, Chuyện anh em họ Điền..Ngoài ra một số bài viết lịch sử, vệ sinh một vài bài

ca dao tục ngữ hay thơ cổ cũng được điểm xuyết làm cho những cuốn sách khá nhẹ nhành nhưng cũng rất phong phú.

Môn Sử Ký (Lịch sử) học từ họ Hồng Bàng đến sau khi người Pháp đặt

xong nền bảo hộ trên đất nước Việt Nam.

Môn Địa Dư (Địa lý) cho đến lớp sơ đẳng, học sinh có hệ thống về vị

trí, hình thể, sông ngòi, cư dân, tài nguyên của ba xứ Bắc- Trung- Nam kỳ.

Môn Toán ngoài giải bốn phép tính thông thương còn có phương pháp đo diện tích, khối lượng, trọng lượng...

Tóm lại, với ba năm học bằng chữ quốc ngữ ở bậc tiểu học, học sinh

72

thiết thực về xã hội và tự nhiên, nếu không có điều kiện học lên nữa thì những (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hiểu biết đó cũng đã có thể giúp ích một phần cho cuộc sống thực tế.

Từ lớp nhì đệ nhất học sinh bắt đầu học hoàn toàn bằng tiếng Pháp, tiếng Việt chỉ có mỗi tuần một giờ, tuy vậy nhờ bắt đầu làm quen với tiếng Pháp từ lớp sơ đẳng, hơn nữa chương trình biên soạn khá hợp lý nên các em không đên ngỡ ngàng. Các môn khoa học thường thức hoặc như toán, bước đầu ở học kỳ một học sinh được ôn lại 4 phép tính, cách đo lường, diện tích... thực ra đó chỉ là diễn đạt bằng tiếng Pháp những nội dung đã được học từ lớp dưới có phát triển thêm một ít nên không có gì là khso hiểu. Chương trình

được mở rộng sang học kỳ hai lớp nhì đệ nhị học về phân số, hỗn số, qui tắc tam suất đơn thuận, lớp nhất học chiết khấu, qui tắc tam suất kép, nghịch...

Các môn Sử, Địa cũng vậy, nó được mở rộng ở lớp nhì đệ nhất và nhì

đệ nhị trong địa dư và lịch sử Việt Nam, lên lớp nhất học về nước Pháp và các

thuộc địa. Môn Pháp văn, nếu như lớp nhì đệ nhất học sinh mới chỉ tiếp tục

bổ sung vốn từ bằng những bài tập đọc ngắn gọn thì lên 2 lớp trên các em bắt đầu làm quen với những nhà văn viết về Đông Dương hoặc những nhà thơ lớn

của nước Pháp. Riêng môn Quốc văn thì được biên soạn công phu hơn, đặc biệt là lớp nhì đệ nhất. Nếu ba lớp dưới, học sinh chỉ mới tiếp xúc với văn

phong chuẩn xác của các nhà sư phạm với những nội dung mang tính giáo dục có phần nào khô khan, thì ở đây các tác giả đã đưa vào chương trình những bài văn tiếng Việt phong phú về nội dung và hấp dẫn về hình thức. Tuy

chỉ có bốn mươi bài tập đọc, nhưng những thể loại chính của văn học Việt Nam đã được tuyển chọn : Văn học dân gian (Làng chim kén lý trưởng), văn tế (Hồn chiến sĩ, trích Văn tế tướng sĩ trận vong của Nguyễn Văn Thành); những tác phẩm tiêu biểu của văn học cổ điển Việt Nam: Chinh phụ ngâm (Chinh phụ mong chồng), Kiều (Tiếng tơ đồng), thơ Trần Tế Xương (Ông nghè tháng tám)... Một số tác giả đương đại nổi tiếng lúc đó như Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, Thế Lữ, Nhất Linh, Khái Hưng, Nguyễn Công Hoan....

73

Như vậy, nội dung dạy chữ quốc ngữ và chữ Pháp bậc tiểu học đều do triều đình Huế quản lý đã được nghiên cứu và biên soạn khá kỹ lưỡng. Còn chữ Hán chỉ là một môn học phụ do những người làm từ hàn, những người đã vào nhị trường, tam trường hoặc có người đã là “ông tú” chữ Hán giảng dạy. Đó là những bài học luân lí ngăn gọn, một vài câu “Hán học danh ngôn”... Do không được đào tạo về phương pháp sư phạm, mặt khác học sinh thường coi nhẹ môn này nên kết quả hầu như không đáng kể.

Nhìn chung từ năm 1933, trở đi khi bậc tiểu học được giao lại cho triều đình Huế, việc giảng dạy đã có những cải tiến nhất định và được chuyển thể hóa rõ rệt. Chữ quốc ngữ được dùng làm chuyển ngữ chính cho 3 lớp dưới cùng với tiếng Pháp ở 3 lớp trên, sách giáo khoa của hai thứ tiếng được bổ sung khá đầy đủ. Kiến thức của bậc tiểu học nhờ đó được hệ thống hơn, dù chỉ học xong bậc tiểu học các em cũng đã có hiểu biết sơ bộ về tự nhiên và xã hội có thể ứng dụng một phần cho cuộc sống gia đình và sản xuất ở đồng ruộng.

Tuy nhiên tỷ lệ người đi học vẫn tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của các địa phương. Chúng ta có thể lấy 3 đơn vị (một huyện và hai tỉnh của ba xứ Trung, Nam, Bắc Kỳ ) để dẫn chứng:

Ba làng Cao Mật, Nhân Lộ và Quảng Nhân thuộc huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa (Trung Kỳ) có 3496 nhân khẩu, một trường tiểu học kiêm bị cho 354 em , chiếm 10, 13 % số dân được đi học. Đây là một tỷ lệ cao vì ba làng này ở gần huyện, lị.

Làng Bồng Trung có 1927 nhân khẩu có một trường sơ đẳng cho 109 em , chiếm tỷ lệ 5,18% số dân được đi học.

Còn 3 làng Thọ Lộc, Nam Thôn và Ninh Thôn có 1237 nhân khẩu, không có trường học nhưng con em họ vẫn đi học ở các trường lân cận vẫn chiếm một tỷ lệ là 3,7 %.

Tỉnh Bến Tre (Nam Kỳ) có số dân 315500 người, có 165 trường với 31396 học sinh. Như vậy tỷ lệ số người đi học là 9,95%.

74

Vĩnh Yên là một tỉnh miền núi Bắc Kỳ. Năm 1939 có 246958 người Việt và 2655 người dân tộc thiểu số. Tổng cộng là 249613 người. Năm học 1938- 1939, Vĩnh Yên có 85 trường gồm 7 tiểu học kiêm bị, 28 sơ đẳng, 50 hương học cho 5554 học sinh. Ngoài ra còn có 1 trường tư và 3 trường Nhà Chung có 200 học sinh, tổng cộng 5754 em, như vậy tỷ lệ học sinh tỉnh Vĩnh Yên là 2,31 % trên tổng số dân.

Còn tỷ lệ chung cho toàn quốc thì theo thống kê của Phủ Toàn Quyền thì năm 1939 cả nước có 287037 học sinh tiểu học đến cao đẳng và dạy nghề nếu tổng số dân lúc đó là 20 triệu thì tỉ lệ đi học sẽ là 1,44 %.

Như vậy, ta thấy các tỉnh đồng bằng và các xã gần trung tâm văn hóa hành chính tỷ lệ học sinh bao giờ cũng cao hơn các tỉnh trung du và miền núi hoặc các xã xa thị trấn.

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp việt ở việt nam từ năm 1861 1945 (Trang 74)