Ết luận chương

Một phần của tài liệu Lối sống tiêu cực của một bộ phận giới trẻ Việt Nam hiện nay dưới lăng kính học thuyết hành vi con người của Freud (Trang 42)

Trong chương 1, luận án giới thiệu tổng quan các nghiên cứu có liên quan tới nội dung đề tài luận án, đó là: Các nghiên cứu về giới trẻ và lối sống của giới trẻ

hiện nay, các nghiên cứu về học thuyết Freud và vận dụng học thuyết Freud vào thực tiễn cuộc sống.

Ở mảng tổng quan đầu, luận án đã nêu các nghiên cứu về giới trẻ và lối sống của giới trẻ thông qua các nghiên cứu từ điều tra xã hội học tới các đề tài NCKH, các tổng kết đánh giá, các văn kiện, nghị quyết về lối sống nói chung và lối sống tiêu cực của một bộ phận giới trẻ Việt nam hiện nay. Luận án trình bày sâu hơn vềđề tài NCKH cấp nhà nước KX03.16/06-10 “Thực trạng và xu hướng biến đổi lối sống của thanh niên Việt Nam trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế” do Phạm HồngTung làm chủ nhiệm, cùng với tác phẩm công bố của đề

tài là “Thanh niên và lối sống của thanh niên trong quá trình hội nhập, theo đó,

đã định dạng 4 xu hướng sống tiêu cực của một bộ phận giới trẻ Việt Nam hiện nay. Đây là cơ sở để NCS phân tích trong luận án của mình mà không phải nghiên cứu tìm ra lối sống tiêu cực. Từ 4 lối sống đã được đề tài xác định, NCS chọn ra các biểu hiện của 3 lối sống mang tính điển hình mà có thể vận dụng các luận thuyết của học thuyết Freud để phân tích lý giải.

Ở mảng tổng quan thứ 2, luận án đã nêu toàn cảnh các nghiên cứu về học thuyết Freud và vận dụng học thuyết Freud vào thực tiễn cuộc sống của các học giả trong và ngoài nước. Đây là hướng nghiên cứu rất thiết thực song còn mới mẻở Việt Nam.

Sau khi tổng hợp hai mảng tổng quan, luận án đã phân tích đánh giá giá trị

tham khảo của các nghiên cứu có trong tổng quan. Từ đó, NCS định hướng cách tiếp cận nghiên cứu của luận án mà ở Việt Nam hiện chưa có. Đó là tìm hiểu nguyên nhân nội sinh của hành vi dẫn đến lối sống tiêu cực của một bộ phận giới trẻ từ các luận thuyết cơ bản của học thuyết Freud.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Lối sống tiêu cực của một bộ phận giới trẻ Việt Nam hiện nay dưới lăng kính học thuyết hành vi con người của Freud (Trang 42)