Biểu hiện về lối sống hành xử bạo lực, coi thường luật pháp

Một phần của tài liệu Lối sống tiêu cực của một bộ phận giới trẻ Việt Nam hiện nay dưới lăng kính học thuyết hành vi con người của Freud (Trang 55)

VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ KHÁI LƯỢC HỌC THUYẾT

2.1.2.4. Biểu hiện về lối sống hành xử bạo lực, coi thường luật pháp

Bạo lực và tội phạm ở thời gian nào cũng có, song dường như trong vài ba thập kỷ qua, bạo lực và tội phạm, nhất là trong giới trẻ ở Việt Nam gia tăng một cách nhanh chóng với diễn biến rất phức tạp. Đã có rất nhiều cuộc hội thảo, nghiên cứu đánh giá và nhiều giải pháp được đề ra song tình hình vẫn không khả quan hơn. Nguyên nhân dẫn tới bạo lực và dẫn tới tội phạm nhiều khi rất bình thường và đơn giản. Chỉ vì một cái “nhìn đểu” mà đám thanh niên trong quán nước ven đường đã

ẩu đả hỗn loạn gây ra án mạng. Vì mấy nghìn đồng chơi game mà thằng cháu học sinh lớp 8 đã bóp cổ bà ngoại tới chết để lấy tiền.

Bạo lực học đường đang có xu thế ngày càng gia tăng. Nhiều vụ đánh tập thể, đánh hội đồng xẩy ra ở các trường PTCS, PTTH, tham gia là những thiếu niên quàng khăn đỏ, những nữ sinh áo trắng đang là bức xúc lớn của xã hội, là nỗi đau của nhiều gia đình.

Những ngày đầu tháng 3/2015, trên các mạng xã hội và trên thông tin đại chúng đưa hình ảnh clip 7 học sinh, trong đó có nữ lớp trưởng ở một trường PTCS ở

Trà Vinh cùng nhau đánh hội đồng bạn cùng lớp, chỉ vì bạn này không nghe lời lớp trưởng. Nạn nhân là em Nguyễn Thị Hồng P. bị nhóm bạn đánh tới tấp vào đầu vào

mặt bằng ghế nhựa, bằng các cú đấm, cú đá... P. kể lại: “Các bạn thay nhau tát, giật tóc, đấm, đá, đập ghế vào đầu khiến em chảy máu cằm. Lúc đó, em cố gắng van xin mọi người đừng đánh và cứu em nhưng không ai giúp. Chỉ đến khi một số bạn hét lên ‘Nó bị chảy máu be bét rồi kìa’, cả nhóm mới dừng lại”[3].

Cuối năm 2014, một nữ sinh lớp 11 ở Phú Thọ bị mất khả năng nói sau khi bị

các bạn cùng lớp đánh hội đồng. Sau gần 7 tháng sống trong tình trạng bị cấm khẩu,

đau đớn nữ sinh này mới nói được trở lại, nhờ sự tận tình cứu chữa của các bác sĩ

bệnh viện Châm cứu Trung ương [3].

Nghiệm trọng nhất là trường hợp một nữ sinh bị bạn đánh đến tử vong xảy ra tháng 10/2013 tại Cẩm Giàng, Hải Dương. Không ai nghĩ, một nữ sinh 17 tuổi lại vác guốc đánh bạn mình đến chấn thương sọ não, tụ máu gáy và tử vong chỉ vì lý do nghĩ mình bị nhìn đểu [3].

Từ năm 2007 tới 2013, trong vòng hơn 6 năm, trung bình hàng năm trên địa bàn cả nước xảy ra gần 10.000 vụ vi phạm pháp luật hình sự với sự tham gia của gần 15.000 đối tượng. Hầu hết đối tượng của các vụ phạm pháp hình sự này đều trong độ tuổi thanh niên và vị thành niên. Loại hình phạm tội của trẻ chưa thành niên rất đa dạng, từ giết người, cướp của, hiếp dâm, cố ý gây thương tích, trộm cắp tài sản…Đặc biệt, tội phạm giết người và giết người cướp của gia tăng tới 2,43%. Không ít trong số đó, có trẻ vị thành niên phạm một lúc 2-3 trọng tội đặc biệt nguy hiểm như cướp của, giết người, hiếp dâm với những hành vi rất dã man làm chấn

động dư luận [2]. Điển hình là vụ án cướp tiệm vàng ở Bắc Giang năm 2012, hung thủ Lê Văn Luyện chưa đầy 18 tuổi đã lạnh lung giết một lúc 3 mạng người, trong

đó có cháu bé dưới 18 tháng tuổi. Khi bị bắt, trước ống kính báo chí, Luyện vẫn không có bất cứ một biểu lộ tâm lý hoảng loạn hay ân hận nào trên khuôn mặt. Thật

đúng là hung thủ vị thành niên có máu lạnh!

Một vụ thảm sát kinh hoàng làm chấn động dư luận xã hội trong những ngày vừa qua, với sự tàn bạo dã man còn hơn cả tàn bạo của Lê Văn Luyện. Vào rạng sáng ngày 7/7/2015, hai sát thủ tuổi 9X (cùng 24 tuổi) là Nghuyễn Hải Dương và Vũ Văn Tiến đã tàn độc xuống tay cắt cổ hạ sát toàn bộ một gia đình doanh nhân ở

Bình Phước với 6 người, trừ một cháu bé 18 tháng tuổi may mắn thoát chết. Động cơ dẫn đến hành động dã man tàn bạo này được xác định là cướp của và hận tình.

Những con số và dẫn liệu trên đây cho thấy, lối sống tiêu cực, suy thoái đạo

đức, mất phương hướng, bạo lực, coi thường pháp luật, vô cảm của một bộ phận không nhỏ thanh thiếu niên hiện nay đã ở mức báo động. Tốc độ lan truyền của dịch bệnh này là rất nhanh, mở rộng trên phạm vi toàn quốc, không phân biệt vùng miền nào và tầng lớp thanh thiếu niên nào. Đó là bức xúc lớn của xã hội hiện nay và là vấn nạn mà toàn Đảng, toàn dân và Nhà nước ta phải kiên trì phòng chống.

Một phần của tài liệu Lối sống tiêu cực của một bộ phận giới trẻ Việt Nam hiện nay dưới lăng kính học thuyết hành vi con người của Freud (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)