Đồng tính luyến ái trên thế giới và ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Lối sống tiêu cực của một bộ phận giới trẻ Việt Nam hiện nay dưới lăng kính học thuyết hành vi con người của Freud (Trang 112)

6 Thuật ngữ văn hóa trong câu này và trong tác phẩm của Freud: Cảm giác bất ổn với văn hóa (tên

3.3.1. Đồng tính luyến ái trên thế giới và ở Việt Nam

Hiện tượng đồng tính luyến ái (ĐTLA) được thấy ở rất nhiều quốc gia, từ

các quốc gia đang phát triển tới các quốc gia phát triển, song nhiều nhất vẫn là ở

các quốc gia phát triển châu Âu và Bắc Mỹ. Đã có nhiều cách định dạng, định nghĩa khác nhau vềĐTLA. Theo “Từ điển Bách khoa Việt Nam”[142], đồng tính luyến ái là:

Quan hệ luyến ái, tình dục giữa những người cùng giới, đều có bộ

phận sinh dục phát triển bình thường. Trên thực tế thường gặp ĐTLA giữa nam với nam, ít gặp ở nữ hơn. ĐTLA tồn tại từ lâu ở các nước phương Tây, có nơi được chấp nhận là hợp pháp. Gần đây, được dư

luận xã hội chú ý vì là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây lan tràn AIDS [142, tr.876].

Song, định nghĩa sau đây của Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ (American Psychological Assosiation APA) cụ thể và rõ ràng hơn:

Đồng tính luyến ái, hay đồng tính chỉ việc bị hấp dẫn trên phương diện tình yêu hay tình dục hoặc việc yêu đương hay quan hệ tình dục giữa những người cùng giới tính với nhau, trong hoàn cảnh nào đó hoặc trong một thời gian nào đó. Đồng tính luyến ái cũng chỉ sự tự nhận của cá nhân dựa trên những hấp dẫn đồng giới và sự tham gia vào một cộng đồng cùng giới tính [143].

Trong tiếng Anh, homosexuality là từ chỉ chung về đồng tính luyến ái; gay

chỉ người đồng tính nam; lesbian chỉ người đồng tính nữ, đọc ngắn là les. Giới trẻ

Việt Nam gọi đồng tính nam là pê đê hay bóng lộ, đồng cô; đồng tính nữ là ô môi.

Ở các nước phương Tây ngày nay, theo các khảo sát sơ bộ [76] cho thấy có từ 1% đến 5% dân số các nước Bắc Mỹ là đồng tính, nhiều nhất là Mỹ và Canada; có từ 2% đến 10% dân sốđã từng trải nghiệm vài dạng hành vi tình dục đồng giới trong cuộc đời. Nếu phân chia theo giới thì tỷ lệ nam đồng tính cao hơn khoảng 2 lần so với nữđồng tính. Trong một nghiên cứu năm 2006 ở Úc, có 20% số người trả

lời từng có cảm giác về tình dục đồng giới, nhưng chỉ có 2% tự nhận là đồng tính. Ở

Canada, một cuộc khảo sát ở 121.300 người trên 18 tuổi, có 1,43% tự nhận mình là

đồng tính hoặc lưỡng tính.

Có ít khảo sát về số lượng người ĐTLA ở các nước châu Á [76]. Tại Trung Quốc, một ước tính cho biết có khoảng 2,25 triệu đồng tính nam, chiếm khoảng 0,17% dân số. Tại Indonesia ước tính có khoảng 55.000 đồng tính nam, chiếm 0,025% dân số. Có thể thấy số người đồng tính ở châu Á thấp hơn rất nhiều so với châu Âu và châu Mỹ. Điều này được giải thích bởi yếu tố gia đình, văn hóa, xã hội ở châu Á ít tạo điều kiện cho việc hình thành thiên hướng tình dục ĐTLA ở thanh thiếu niên.

Mối quan hệ cao hơn của những cặp ĐTLA là hôn nhân đồng tính. Từ nửa cuối thế kỷ XX, ở một số nước châu Âu và châu Mỹđã có nhiều cặp đồng tính sống với nhau như vợ chồng. Càng ngày số lượng cặp đôi sống như vậy càng gia tăng và họ yêu cầu được luật pháp công nhận. Đó là một thực tế của xã hội, vì vậy, bước sang thế kỷ XXI lần lượt có rất nhiều nước và vùng lãnh thổ công nhận hôn nhân

đồng tính. Cho đến nay con sốđó là 21, Hà Lan là nước đầu tiên cho phép hôn nhân

đồng tính vào năm 2001. Số lượng quốc gia công nhận hôn nhân đồng tính nhiều nhất là châu Âu với 13 nước. Châu Mỹ có 4 nước, châu Phi có 1 nước là Nam Phi. Mới đây nhất, ngày 15/6/2015 quốc hội Mỹ đã thông qua luật cho phép hôn nhân

đồng tính trên tất cả các bang của nước Mỹ (những năm trước đây chỉ có 22 bang của nước Mỹ cho phép hôn nhân đồng tính). Không có quốc gia nào ở châu Á công nhận hôn nhân đồng tính.

Hiện tượng ĐTLA và một số lượng không lớn hôn nhân đồng tính ở Việt Nam đang có xu hướng phát triển mạnh gây bức xúc cho xã hội và các cơ quan pháp luật. Nó ảnh hưởng tới thuần phong mỹ tục của dân tộc và đang là bài toán chưa có lời giải. Tình hình chung về ĐTLA ở Việt Nam đã được trình bày trong chương 2.

Một phần của tài liệu Lối sống tiêu cực của một bộ phận giới trẻ Việt Nam hiện nay dưới lăng kính học thuyết hành vi con người của Freud (Trang 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)