Học thuyết Freud ảnh hưởng sâu rộng tới nhiều ngành khoa học xã hội và nhân văn

Một phần của tài liệu Lối sống tiêu cực của một bộ phận giới trẻ Việt Nam hiện nay dưới lăng kính học thuyết hành vi con người của Freud (Trang 127)

TIÊU CỰC CHO GIỚI TRẺ VIỆT NAM HIỆN NAY

4.1.2. Học thuyết Freud ảnh hưởng sâu rộng tới nhiều ngành khoa học xã hội và nhân văn

xã hội và nhân văn

Ngoài ảnh hưởng trực tiếp tới y học, tâm lý học là những lĩnh vực khoa học xuất phát điểm hình thành nên học thuyết về con người, học thuyết Freud còn tác

động và ảnh hưởng sâu rộng tới nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau. Có thể nêu một số ảnh hưởng điển hình như sau:

* Học thuyết Freud với triết học

Triết học về con người là trào lưu triết học lấy con người làm đối tượng, làm trung tâm của nghiên cứu. Con người ở đây được xem xét như một đối tượng của triết học mà không phải của khoa học thực nghiệm. Học thuyết Freud chính là một học thuyết của triết học về con người hay còn gọi là nhân học triết học. Freud đã phát hiện những hiện tượng tâm lý quan trọng của con người. Trong đó trung tâm và cơ bản nhất là luận thuyết về vô thứcbản năng, nhằm giải thích những phản

ứng sinh lý và tâm lý do những kích thích tố và tác động nội sinh đưa tới. Phản ứng

đó là tự nhiên, nằm ngoài sự kiểm soát của lý trí.

Những khám phá của Freud đã mở ra một hướng mới cho triết học hiện đại. Khám phá đó chính là vô thức, libido, xung lực bản năng. Quan niệm về vô thức,

libido, xung lực bản năng xuất hiện trong bầu trời học thuật của triết học đã làm thay đổi mạnh mẽ những quan niệm cũ về quan hệ giữa tinh thần và vật chất, giữa linh hồn và thể xác, giữa lý trí và bản năng, giữa mặt sinh học và mặt xã hội. Triết học hiện đại bàn rất nhiều tới các mặt khách quan và chủ quan. Freud nghiên cứu rất sâu vềcáitôi đó chính là cái chủ quan và cái siêu tôiđó như là cái khách quan, cả hai đều có liên quan tới cái ấy. Chính cái khách quan siêu tôi là các yếu tố bên ngoài tác động rất lớn tới cái chủ quan là cái tôi trong con người, đó là yếu tố

ngoại cảnh, yếu tố xã hội mà Freud luôn để ở dạng ẩn trong các luận thuyết của mình. Chính vì vậy học thuyết Freud đã bị hiểu lầm rằng nó không xem xét tới sự

tác động của các yếu tố xã hội vào tâm lý con người. Khách quan mà nói thì luận thuyết về vô thức, về libido và vềxung lực bản năng do Freud đưa ra không phải chỉ xem xét đơn thuần về bản năng nội tại mà gần như xem xét tất cảđời sống tinh thần của con người. Chính luận thuyết này đòi hỏi nhận thức luận triết học phải

xem xét sâu hơn ý thức con người trong mối quan hệ với các tầng nấc khác nhau của quá trình nhận thức. Đó là một vấn đề rất mới và còn đang rộng mở trong không gian và tri thức đương đại của triết học.

* Học thuyết Freud với sư phạm và giáo dục học

Những khám phá quan trọng của Freud về thời kỳ thơ ấu, với ảnh hưởng quyết định của thời kỳ này đến cuộc đời con người, như là tiếng chuông cảnh báo

đến mọi người rằng phải chú trọng ngay từ đầu đến việc giáo dục trẻ em, quan tâm tìm hiểu sâu hơn tới tâm hồn trẻ em. Freud đã nêu ra mối quan hệ giữa người mẹ

với trẻ thơ ở thời kỳ đầu đời, từ đó xác định được vai trò tình cảm và sự giáo dục của người mẹ, của người cha và của gia đình tới trẻthơ là vô cùng quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách của trẻ và cả khi trưởng thành sau này.

Những nghiên cứu về sinh lý và các giai đoạn phát triển sinh lý của trẻ em

đã làm thay đổi hẳn quan niệm của nửa đầu thế kỷ XX về giáo dục sinh lý, giáo dục giới tính cho độ tuổi học đường của nhà trường và phụ huynh học sinh. Từ khi bắt

đầu có học thuyết Freud và cho tới nay ngày càng có nhiều sách về giáo dục sinh lý, giáo dục giới tính cho học sinh.

Freud đã nêu lên các vấn đề về sự dậy thì của trẻ vị thành niên. Từ đây đã cảnh thức cho tất cả mọi người, đặc biệt là các nhà giáo dục và phụ huynh học sinh, cần lưu ý tới những khó khăn của thiếu niên khi phải qua giai đoạn dậy thì. Việc quan tâm, chú ý và sự can thiệp kịp thời trong giai đoạn quan trọng này sẽ giúp cho thiếu niên phát triển tốt đẹp cả về tinh thần, trí lực và thể chất.

Giáo dục giới tính ở độ tuổi học đường, nhất là ở giai đoạn dậy thì, của học sinh, được quan tâm đặc biệt ở các nước phát triển. Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, giáo dục giới tính trong nhà trường và cả trên các phương tiện truyền thông đã được chú trọng và cởi mở hơn trước rất nhiều. Mặc dù ít người được biết về sự khởi thủy của môn khoa học này bắt đầu từ các luận điểm của học thuyết Freud, song mọi người đều thừa nhận rằng hiệu quả của giáo dục giới tính là rất to lớn. Nó đã góp vào hạn chế một phần những tiêu cực trong giới trẻ do kém hiểu biết về sinh lý và giới tính ở độ tuổi học đường hiện nay, trước các thách thức to lớn, mạnh mẽ và đa dạng của truyền thông “đen”.

* Học thuyết Freud với xã hội học

Mặc dù Freud không nêu rõ vai trò của đời sống xã hội đối với đời sống con người, song chính Freud đã phát hiện ra tính xã hội trong con người từ thủa sơ sinh. Đó là mối quan hệ tương giao với cha mẹ, với gia đình như những tế

bào của xã hội. Ông cho rằng, muốn hiểu biết con người, không những phải nhìn con người như là một cá thể đơn nhất và đặc thù, mà còn phải nhìn con người như một thành phần của xã hội, là một con người xã hội. Trong một con người xã hội, xương cốt mang ý nghĩa vật chất và vô thức mang ý nghĩa tinh thần. Tính xã hội mà trung tâm là tính cách con người đã được Freud xác định như là cái nhân trong trái cây. Cái nhân đó chính là cái tôi và cái siêu tôi trong mỗi con nguời. Tuy nhiên, do Freud phân tích chưa được sâu và chưa được rộng vai trò của xã hội đã tác động ảnh hưởng thế nào tới bộ máy tâm lý con người nên vai trò này có vẻ như còn mờ nhạt. Đi sâu vấn đề này, có nhiều nhà phân tâm học khác sau này như G. Jung, A. Adler, E. Fromm đã bổ sung vào học thuyết cơ bản của Freud để hoàn thiện hơn các lý luận của phân tâm học

đối với xã hội học.

* Học thuyết Freud với văn học nghệ thuật

Những khái niệm về xung đột nội tâm, sự dồn nén, sự mặc cảm, sựđồng nhất và thăng hoa của Freud đã làm sáng tỏ rất nhiều vấn đề trong sáng tác và cảm thụ

văn học nghệ thuật. Đó là cơ sở cho sáng tác, đánh giá, nghiên cứu, phê bình văn học nghệ thuật ngày nay. Theo Freud, nghệ sỹ cống hiến cho chúng ta những gam màu sắc đặc biệt về thực thể tâm thần của họ. Sự sáng tác trước khi nó trở nên một giá trị tinh thần phải là một sự kiện diễn ra ngay trong tâm trí người nghệ sỹ, nghĩa là một hoạt động tâm thần phải xảy ra trước trong tâm lý, sinh lý và cảm xúc của cá nhân mỗi người nghệ sỹ.

Freud đã tựđặt câu hỏi và tự trả lời, do đâu mà có các chủ đề trong một tác phẩm và vì sao tác giả lại gây được xúc động cho người xem, người đọc? Freud đã nghiên cứu vấn đề này theo ba phương diện, cá tính của người sáng tạo, những chủđề

trong tác phẩm và nguyên nhân dẫn đến cảm xúc của độc giả, khán giả. Về phương diện sáng tạo, Freud cho rằng có ba loại hoạt động gần gũi và tác động tới tâm trí người sáng tạo là trò chơi, huyễn tưởng và giấc mơ.

* Học thuyết Freud với tội phạm học

Hội nghị quốc tế về tội phạm học tại Paris (Pháp) năm 1950, đã đánh giá rất cao vai trò và ảnh hưởng của học thuyết Freud tới tội phạm học. Tại đây đã có các báo khoa học đối chứng kết quả nghiên cứu của các thẩm phán, các nhà tội phạm học, các nhà phân tâm học, các nhà thần kinh học. Hội nghị đã thừa nhận rằng học thuyết Freud đóng góp rất nhiều và hiệu quả cho khoa học về tội phạm học đương đại.

Các nghiên cứu về tội phạm học đã vận dụng rất nhiều những luận thuyết cơ

Một phần của tài liệu Lối sống tiêu cực của một bộ phận giới trẻ Việt Nam hiện nay dưới lăng kính học thuyết hành vi con người của Freud (Trang 127)