Học thuyết Freud giúp hiểu sâu hơn về tâm lý và hành vi của con người đó là học thuyết về con ngườ

Một phần của tài liệu Lối sống tiêu cực của một bộ phận giới trẻ Việt Nam hiện nay dưới lăng kính học thuyết hành vi con người của Freud (Trang 121)

TIÊU CỰC CHO GIỚI TRẺ VIỆT NAM HIỆN NAY

4.1.1. Học thuyết Freud giúp hiểu sâu hơn về tâm lý và hành vi của con người đó là học thuyết về con ngườ

Trong học thuyết của mình, Freud đã đưa ra một lí thuyết quan trọng về

tâm lý, nhân cách con người. Lý thuyết này khá đầy đủ và cho phép giải quyết nhiều vấn đề tâm lý dưới góc nhìn triết học. Học thuyết Freud có tính ứng dụng thực tế cao nên cho đến nay được vận dụng trong mọi mặt xã hội và cuộc sống. Giá trị lớn nhất của học thuyết Freud được xác định là đã khám phá ra vô thức

như một tầng tư duy nền tảng định hình, định hướng cho mọi hành vi của con người. Ngày nay, người ta đều thừa nhận vô thức là có thật và tồn tại trong đời sống tâm lý con người. Basin, nhà tâm lý học nổi tiếng, đã khẳng định: “Hoạt

động vô thức là vấn đề vô cùng to lớn mà các khoa học về con người cần đi sâu” [6, tr.62]. Học thuyết Freud là học thuyết nghiên cứu sâu về nội tâm con người,

đó là học thuyết về con người, do vậy nó có tầm ảnh hưởng sâu rộng từ cuối thế

kỷ XIX cho đến nay tới nhiều lĩnh vực khoa học về tâm lý hành vi con người.

*Học thuyết Freud đóng góp to lớn cho y học

Freud là người sáng lập ra môn thần kinh bệnh học. Trước đó, các nhà thần kinh học chỉ quan tâm đến những triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt (schizophrenia) và chứng tâm thần suy giảm, đồng thời lấy việc giam nhốt bệnh nhân thần kinh là phương sách điều trị tối ưu. Với Freud, ngay từ khi chữa chứng nhiễu tâm và chứng tâm thần phân liệt, Freud đã đi tới kết luận là không phải chỉ riêng con bệnh mà cả những người lành mạnh bình thường cũng mang

trong mình những xung khắc tâm thần tương tự. Xa hơn nữa, theo ông, bệnh tâm thần không phải là bệnh theo nghĩa thông thường mà là trạng thái tâm lý của trí não.

Freud đưa ra phương pháp “kích thích tự do liên tưởng” trong chữa bệnh tâm thần của phân tâm học. Những lời nói chầm chậm, dịu dàng đi sâu vào lòng người của nhà phân tâm học, khêu gợi ý thức của người đang nằm trên giường bệnh trong cảnh đèn sáng lờ mờ, là những hình ảnh thường thấy khi chữa bệnh tâm thần theo phương pháp phân tâm học. Nhà phân tâm học kích thích, khêu gợi để người bệnh không nghĩ một cách có ý thức về bất cứ chiều hướng nào, sẽ đem lại hiệu quả cao cho cách chữa trị tâm thần. Freud cho rằng, phương pháp “kích thích tự do liên tưởng” như vậy là phương pháp hữu hiệu để chữa bệnh tâm thần. Ngày nay, phương pháp này được áp dụng ở nhiều bệnh viện tâm thần trên thế giới và cả ở Việt Nam. Bác sỹ Nguyễn Khắc Viện đã viết trong lời tựa cho bản dịch tác phẩm nổi tiếng của David S.-Clark “Freud đã thực sự nói gì”: “Dù sao không thể xem nhẹ công lao của Freud. Trong một lĩnh vực trước kia không hề ai biết gì, Freud đã mang lại ánh sáng, óc hiện thực và một kỹ thuật thăm dò các động cơ có hiệu lực. Tâm bệnh học không thể có một tiến bộ nếu không có Freud” [18, tr.26].

Freud đã tìm ra một hướng mới cho môn nghiên cứu bệnh lý tâm thần học, đó là tìm hiểu sâu về thời kỳ tuổi ấu thơ của người bệnh. Trước Freud, khoa bệnh học tâm thần chữa trị theo cách coi tất cả mọi bệnh nhân là những người trưởng thành và tách biệt họ với tuổi ấu thơ của họ, coi con người chưa bao giờ sống qua tuổi thơ. Với Freud, những rối loạn tình dục ở tuổi thơ là nguyên nhân dẫn đến rối loạn thần kinh ở tuổi trưởng thành, có thể tìm thấy dấu vết của tất cả các bệnh này ở thời kỳ ấu thơ với các mặc cảm tình dục. Quan điểm này và những luận điểm rất sâu sắc của Freud đã đặt nền móng cho khoa học giáo dục giới tính, một vấn đề vô cùng quan trọng ngày nay, đặc biệt

đối với trẻ em đang ngồi trên ghế nhà trường. Để có một xã hội lành mạnh không có gì quan trọng hơn là quan tâm tới thời kỳ ấu thơ của con người như

Cũng từ các luận điểm của mình khi bàn về những khuynh hướng tình dục trong đó có tình dục đồng giới hay đồng tính luyến ái, Freud đã làm sáng tỏ

nguyên nhân của tình dục đồng giới, mà cho đến nay vẫn là những luận điểm có cơ sở khoa học đúng đắn và vững chãi nhất. Freud cho rằng, tình dục đồng giới là hậu quả của thoái hóa sinh lý hay tâm lý của con người. Nó là một biến thể

của chức năng tình dục do kìm hãm libido (libidinal arrest) dẫn đến bị ức chế

không đủ cho chức năng tình dục khác giới thông thường hoặc không đạt đến giai đoạn tâm lý tình dục cuối cùng của sinh lý, hoặc một cá nhân đã đạt đến giai

đoạn sinh dục trưởng thành, nhưng do chấn thương tâm lý đã quay trở lại là người có tình dục đồng giới, trường hợp này được gọi là thoái trào libido

(libidinal regression). Cuối cùng, Freud xác định rằng, tình dục đồng giới thể

hiện sự còi cọc phát triển tâm lý tình dục cá nhân và chức năng tình dục kém hơn trong một người trưởng thành.

Từ những luận điểm của Freud, chúng ta có thể soi rọi để lý giải và ứng xử

với hiện tượng tình dục đồng giới hay đồng tính luyến ái đang có xu hướng lan tràn và phát triển mạnh trong giới trẻ Việt Nam hiện nay.

* Học thuyết Freud đóng góp to lớn cho tâm lý học

Học thuyết Freud là một cuộc cách mạng trong hệ thống những lý thuyết tâm sinh lý con người theo cách nhìn nhận của triết học. Nó đã làm thay đổi tư duy của con người và mở ra một hướng khoa học thực nghiệm mới về tâm lý, về cảm xúc và hành vi con người. Những luận thuyết của Freud đã khai thông nhiều vấn đề

mà trước đó vốn bế tắc trong thần kinh học, trong tâm lý học mà tiêu biểu là những vấn đề về bản năng tính dục, về giấc mơ, về sự cuồng bạo, về tâm lý đám đông, về

những rối loạn trong khuynh hướng tình dục và cả về sự bất ổn trong tâm thức con người, mở rộng ra là sự bất ổn trong nền văn minh nhân loại. Freud còn đưa ra một số cơ chế tâm lý như tự vệ, dồn nén, các mặc cảm, đồng nhất hóa, các giai đoạn phát triển nhân cách. Những khái niệm này đang được làm phong phú thêm trong tâm lý học hiện nay.

Tâm lý học là khoa học về con người. Công lao to lớn của Freud được người

những thành tố vô cùng quan trọng trong đời sống tâm lý con người mà trước đó chưa hề được đề cập. Sau này những thành tố đó được tập hợp lại thành một hệ

thống để lý giải những phức tạp của tâm lý học, có học giả gọi đó là siêu tâm lý (metapsychology). Đó là viên gạch đặt nền móng cho nghiên cứu tâm lý học hiện nay và tương lai.

Tổng hợp lại, có thể rút ra những đóng góp to lớn của Freud đối với lĩnh vực tâm lý học là:

Một là, Freud đã thiết lập được mô hình cấu trúc bộ máy tư duy của con người. Từ mô hình cấu trúc này, có thể lý giải được rất nhiều trạng thái tâm lý dẫn

đến hành vi của con người. Theo Freud, tâm lý con người được cấu tạo bởi ba khối:

vô thức, tiền ý thức, ý thức. Tương ứng với ba khối này, Freud đã đưa ra ba thành phần cấu trúc là cái ấy (id), cái tôi (ego) và cái siêu tôi (superego), được gọi chung là bộ máy tâm lý.

Khối vô thức mang tính chất bản năng, trong đó bản năng tính dục libido

giữ vị trí trung tâm, cung cấp nguồn năng lượng libido chi phối toàn bộ hoạt

động đời sống tâm lý. Cái đích của bản năng tính dục libido là hướng tới sự thoả

mãn bằng cách trực tiếp hay gián tiếp của con người. Đặc điểm của khối vô thức

là bị kìm nén, nó là nguồn động lực, là sức mạnh cho mọi hoạt động tâm lý. Giá trị lớn nhất của học thuyết Freud là những thành quả nghiên cứu về vô thức.

Chính những cảm nghĩ vô thức là phần chủ chốt nhất với xung lực mạnh nhất trong tâm trí con người và hoạt động của vô thức diễn biến theo những quy luật khác hẳn với ý thức. Đó là đóng góp quan trọng nhất, lâu dài nhất của học thuyết Freud cho tâm lý học.

Trong khối thức thì cái ấy chiếm một không gian rất rộng lớn. Cái ấy

là nguồn gốc nguyên thuỷ của các ham muốn sinh vật, nó là thùng chứa năng lượng tinh thần với đầy khát vọng. Cái tôi được hình thành do áp lực thực tại bên ngoài đến toàn bộ khối vô thức. Con người phải dùng một năng lượng đáng kể để kiềm chế và kiểm soát những bản năng phi lý của cái ấy. Nhiệm vụ của

cái tôi là làm cho cái ấy thoả mãn mà không làm tổn hại đến cơ thể, làm giảm sự căng thẳng một cách tốt nhất. Cái tôi có tính chất tự chủ, nó tự chủ về nguồn

năng lượng từ trong cấu trúc riêng của nó hoặc trong thùng năng lượng của bản năng tình dục được dung hoà. Cái tôicái ấy tồn tại không tách rời, cái tôi

tìm kiếm nguồn sức mạnh trong cái ấy. Nó hướng vào việc tạo thuận lợi cho việc thực hiện cái ấy. Freud nhấn mạnh rằng cái tôi vừa là đầy tớ, vừa là chủ

nhân của cái ấy.

Cái siêu tôi là nhân tốđạo đức trong nhân cách, nó tiếp nhận mọi ngoại cảnh môi trường xã hội và phân biệt được cái đúng, cái sai, cái tốt, cái xấu. Nó là hiện thân của những lý tưởng và cố gắng đạt tới sự hoàn thiện thay vì sự thoả mãn hay thực tại. Cái siêu tôi hấp thụ các chuẩn mực bên ngoài được phóng chiếu vào bên trong do kết quả nhập tâm của những lời dạy bảo của gia đình, của nền giáo dục, nền văn hoá. Nó hoạt động theo nguyên tắc kiểm duyệt, nó là một cỗ máy ngăn chặn không cho con người bộc lộ những bản năng tính dục và hiếu chiến theo cách có thể gây ra ảnh hưởng xấu đến xã hội và trật tự xã hội. Chức năng chủ yếu của cái siêu tôi là giám sát cái tôi, đảm bảo cái tôi không vi phạm quy tắc đạo đức. Cái siêu tôi luôn có ý đồ áp chế hoàn toàn những dục vọng của cái ấy.

Từ mô hình cấu trúc bộ máy tâm lý con người của Freud, chúng ta thấy rõ vai trò của từng thành phần trong hoạt động tâm lý của con người. Liên hệ với lối sống của giới trẻ, có thể dễ dàng nhận thấy cái ấy là nguồn gốc của các ham muốn bản năng đưa con người của giới trẻ đến các hành vi không chuẩn mực, cái tôi có thể điều khiển cái ấy nhưng cũng lại phụ thuộc vào cái ấy. Chỉ có cái siêu tôi mới

đủ bản lĩnh và năng lực để kiềm chế cái ấy. Cái siêu tôi dẫn dắt con người của giới trẻđi theo đúng những chuẩn mực đạo đức và các quy ước của xã hội.

Hai là, Freud là người đầu tiên nghiên cứu và đưa ra luận thuyết vềđộng lực học tâm lý hay tâm động học (psychodynamic). Theo quan điểm của Freud, tư duy và hành động của con người là do một nguồn động lực gây ra, ông gọi đó là những

xung lực bản năng. Freud cho rằng, toàn bộ sức mạnh tác động ở phía sau những nhu cầu cấp bách của cái ấy và biểu hiện những yêu cầu thuộc loại thể chất trong tâm lý là những xung lực. Xung lực này có bản chất sinh học rất đa dạng, nó bắt nguồn từ những nhu cầu của cơ thể. Nó có thể chuyển từ đối tượng này sang đối tượng khác, năng lượng của xung lực này có thể chuyển sang xung lực khác.

Trong các xung lực là bản năng vốn có của con người có hai xung lực cơ bản là: xung lực tính dục, được gọi là bản năng sống eros, xung lực phá huỷ, được gọi là bản năng chết thanatos. Freud tin rằng, mọi hành vi của con người đều được thúc

đẩy bởi hai xung lực cơ bản này. Xung lực tính dục hay bản năng sống eros giúp duy trì sự tồn tại, nó hướng tới những hành động nhằm duy trì sự sống như hô hấp,

ăn uống, tình dục và các hành động đáp ứng toàn bộ những nhu cầu khác của cơ thể. Xung lực phá huỷ hay bản năng chết thanatos là tập hợp những xung lực tàn phá có

ở tất cả mọi người. Nếu năng lượng của thanatos đạt tới giới hạn nhất định thì bản năng chết sẽ bộc lộ bằng cách nào đó, như những hành động đốt phá, đánh đấm, tàn sát, chiến tranh, thậm chí cả những hành động cuồng dâm, loạn dâm.

Tuy vậy, cuối cùng, Freud khẳng định rằng, eros mạnh hơn thanatos nên nó giúp chúng ta và nền văn minh nhân loại tồn tại chứ không bị huỷ diệt. Phân tích các xung lực tính dục eros, Freud khẳng định rằng, nó không phải là nhu cầu tình dục nói chung mà đó là xung lực libido. Xung lực libido chính là sự tạo ra khoái lạc nhục dục do nhu cầu tính dục được thoả mãn. Nó là năng lượng nguyên thuỷ liên hệ

trực tiếp với xung năng tính dục nói chung, tạo nên nguồn năng lượng vốn có ngay từ khi mới sinh ra và tồn tại cho đến tuổi già.

Freud khẳng định, tâm lý hành vi của con ngưòi chịu sự chi phối của hai loại xung lực bản năng erosthanatos. Việc phát hiện ra vai trò của hai xung lực bản năng erosthanatos của Freud, được xem là phát hiện quan trọng thứ hai sau thức. Nó là chìa khoá để ông giải quyết các vấn đề trong phát triển tâm lý hành vi tính cách của con người.

Vềđóng góp to lớn của Freud cho tâm lý học hiện đại, nhà tâm lý học Anh, Robert Hamilton viết:

Freud đã vẽ bản đồ khoa học tâm lý. Ông là một nhà tiên phong vĩ đại và phần lớn những thành công của ông là nhờ ở cái mới lạ cùng bút pháp của ông...Ông đã buộc thế giới phải suy tư theo kiểu tâm lý học, đó là nhu cầu cốt yếu của thời đại chúng ta. Ông cũng đã buộc con người phải tự đặt cho mình những câu hỏi liên quan đến hạnh phúc của loài người.

Đánh đổ luận thuyết tâm lý khô khan, cầu kỳ của thế kỷ XIX, Freud đã

Một phần của tài liệu Lối sống tiêu cực của một bộ phận giới trẻ Việt Nam hiện nay dưới lăng kính học thuyết hành vi con người của Freud (Trang 121)