Nhóm giải pháp nhằm giảm thiểu ba xu hướng sống tiêu cực đã được luận án nghiên cứu

Một phần của tài liệu Lối sống tiêu cực của một bộ phận giới trẻ Việt Nam hiện nay dưới lăng kính học thuyết hành vi con người của Freud (Trang 139)

M ột là, cần phải hướng cho giới trẻ có ý thức tự trau dồi tud ưỡng bản thân

B ốn là, cần hoàn thiện hệ thống chính sách phát triển và chiến lược đối với thế hệ trẻ phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội trong điều kiện toàn cầ u hoá và

4.3.2. Nhóm giải pháp nhằm giảm thiểu ba xu hướng sống tiêu cực đã được luận án nghiên cứu

được luận án nghiên cứu

* Các gii pháp nhm gim thiu li sng hành x bo lc coi thường

pháp lut ca mt b phn gii tr Vit Nam hin nay

Lối sống hành xử bạo lực coi thường pháp luật của một bộ phận giới trẻ Việt Nam hiện nay đang ở mức báo động và là nỗi bức xúc hằng ngày của xã hội. Theo học thuyết Freud, hành động của con người bắt đầu từ những xung lực bản năng bên trong mỗi con người, trong đó những hành động bạo lực, đập phá, chém giết bắt đầu từ bản năng chết thanatos với sự đòi hỏi thôi thúc của sự ham muốn của bản năng sống eros. Hai bản năng này đều nằm trong thành phần cái ấy của bộ máy tư duy con người. Sự ham muốn tình dục, sự ham muốn vật chất, thói tham tiền bạc, sự ham muốn thỏa mãn cơn nghiện, lòng ham muốn được coi là kẻ mạnh, kẻ thống trị… của bản năng eros đã tác động, thúc đẩy bản năng thanatos vốn dĩ luôn chứa đựng tiềm ẩn bạo lực, đập phá, chém giết làm cho cái thanatos có xung lực mạnh mẽ dồn lên cái tôi, thúc ép

cái tôi hành động. Đó là sự khởi nguồn của mọi hành động bạo lực coi thường pháp luật của một bộ phận giới trẻ hiện nay.

Để giảm thiểu lối sống tiêu cực cho giới trẻ còn cần thực hiện các giải pháp cụ thể hơn:

Một là, giáo dục phòng ngừa hành vi bạo lực của giới trẻ phải được đặt lên hàng đầu, trong đó, kết hợp giữa giáo dục của gia đình với nhà trường và xã hội là vô cùng quan trọng. Đây là giải pháp để giảm thiểu sự trỗi dậy của bản năng

thanatos thông qua cái ấy bằng tác động từ ngoại cảnh vào cái siêu tôi để chế ngự

Gia đình chính là là nơi hình thành cho giới trẻ, đặc biệt là trẻ vị thành niên nhân cách sống, giáo dục cho các em những cảm nhận đầu tiên về cách

ứng xử giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên và tránh xa hành vi bạo lực. Gia đình và nhà trường cần tăng cường công tác quản lý, giáo dục học sinh, sinh viên, tạo thêm sân chơi bổ ích và hướng các em tham gia các hoạt động xã hội như: thiện nguyện, thanh niên tình nguyện, áo ấm cho vùng cao, cây cầu cho em đi học, v.v. để thông qua đó, giới trẻ không chỉ

hoàn thiện kỹ năng sống, biết trân trọng những mối quan hệ mật thiết với gia

đình, thầy cô, bạn bè mà còn hạn chế được các hành vi bạo lực, các hành vi vi phạm pháp luật.

Cộng đồng xã hội và chính quyền địa phương cần quan tâm, chăm lo tới giới trẻ. Nếu cộng đồng không vô cảm trước những nguy cơ trẻ em bị xâm hại, bạo lực và cơ quan bảo vệ pháp luật phối hợp tăng cường kiểm tra để kịp thời hạn chế các vụ xô xát, gây rối mất trật tự trị an thì chắc chắn tình trạng bạo lực trong giới trẻ sẽ giảm xuống.

Các nhà quản lý văn hóa xã hội cần phải thấy được tác hại của game sex, game bạo lực tới giới trẻ, bởi chúng có thể khiến các em say mê, thậm chí nghiện đến mức bỏ học, nhịn ăn để chơi game và còn rất nhiều hệ lụy xấu khác. Do đó, cần phải kiểm soát chặt chẽ nhằm loại trừ những game bạo lực, game sex; bắt buộc các cửa hàng internet phải đóng cửa đúng giờ quy định, đồng thời phải tăng cường thanh tra kiểm tra để xử phạt nghiêm minh những trường hợp vi phạm quy định của pháp luật.

Cần ngăn ngừa các yếu tố nguy cơ dẫn đến hành vi bạo lực như là lạm dụng chất kích thích, chất gây nghiện hoặc lạm dụng tình dục; không để giới trẻ

tiếp xúc với những cảnh bạo lực trong gia đình và cộng đồng; kiểm tra chặt chẽ

sự xuất hiện của các loại vũ khí, hung khí trong gia đình, nhà trường và nơi công cộng. Nếu một cá nhân tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ nhiều thì khả năng người đó sẽ tham gia vào các hành vi bạo lực sẽ gia tăng. Thực tế chỉ ra rằng, bạo lực sẽ dẫn đến bạo lực.

Hai là, tăng cường các biện pháp răn đe, xử phạt nghiêm khắc bằng điều luật, bằng các chế tài, bằng các quy định đối với các hành vi bạo lực, coi thường pháp luật. Trước hết, cần hoàn thiện hệ thống pháp luật với các khung hình phạt thích đáng, phù hợp.

Vừa qua có nhiều vụ trọng án cướp của giết người rất dã man mà kẻ

gây án là vị thành niên, điển hình như vụ Lê Văn Luyện giết một lúc ba mạng người để cướp của, tuy nhiên khung hình phạt cũng chỉ tối đa là 18 năm tù. Vấn đề này gây nhiều bức xúc trong xã hội vì thiếu tính răn đe, tạo cơ sở cho các hành vi bạo lực tương tự xảy ra trong độ tuổi vị thành niên. Nên chăng, không đóng khung cứng hình phạt cho độ tuổi dưới 18 với mọi loại trọng án cướp của giết người, mà có một dải khung hình phạt tương xứng theo sự phát triển của nhận thức và tâm sinh lý trẻ vị thành niên. Ví dụ, khung hình phạt trọng án của trẻ độ tuổi 13-14, khác với khung hình phạt của trẻ 14-16 tuổi và 16-18 tuổi. Tất nhiên, với trẻ vị thành niên giáo dục vẫn là biện pháp cơ bản. Mô hình các trại giáo dưỡng, trại học tập cải tạo vẫn cần phát triển, mở rộng phù hợp với độ tuổi vị thành niên vi phạm pháp luật, trong đó giáo dục lối sống, phong cách sống, rèn luyện, tu dưỡng bản thân luôn là nhiệm vụ hàng

đầu trong các mô hình này.

Ba là, cần có các mô hình quản lý, giáo dục những người trẻ phạm tội bạo lực sau khi mãn hạn tù hoặc hết khóa giáo dưỡng về hòa nhập với cộng đồng và gia đình thật phù hợp và hiệu quả. Trong mọi hoàn cảnh, giáo dục thường xuyên, liên tục giới trẻ vẫn là nhiệm vụ quan trọng nhất. Sau thời gian cải tạo, khi về

với gia đình và cộng động nếu không tiếp tục quản lý giáo dục thì giới trẻ rất dễ

tái phạm. Như Freud đã nói, sự thúc ép và đòi hỏi lặp đi lặp lại của cái eros là cơ

hội để cho cái thanatos trỗi dậy và phát triển. Thói ham chơi, đua đòi, nghiện game, nghiện hút chích với các dạng ma túy mới trong khi không có việc làm, không có tiền tiêu xài, thỏa mãn cơn nghiện và đòi hỏi của cơ thể sẽ dẫn giới trẻ

tới tái hành vi bạo lực như cướp của giết người, trấn lột để có tiền thỏa mãn các ham muốn đó. Vì vậy, tiếp tục quản lý, giáo dục, cùng với việc tạo điều kiện cho những người từng phạm tội tái hòa nhập với cộng đồng, có công ăn việc làm với

bất kỳ dạng lao động kiếm tiền chính đáng nào là vô cùng cần thiết. Các mô hình thanh niên tự quản, tổ hợp tác tương trợ, bạn đồng hành lập nghiệp, v.v. sẽ rất có hiệu quả cho các đối tượng này.

* Các gii pháp nhm gim thiu vn nn đua xe trái phép ca mt b

phn gii tr Vit Nam hin nay

Vấn nạn đua xe trái phép của một bộ phận giới trẻ hiện nay được bắt nguồn từ tâm lý đám đông. Vào đầu thế kỷ XX, tâm lý đám đông, như đã nói ở

trên, được các nhà khoa học G.Le Bon, W.Trotter và Mc Dugall nghiên cứu sâu hơn cả. Freud đã phát triển các luận thuyết về tâm lý học đám đông của họ, kết hợp với những luận thuyết của ông về bản năng vô thức, libido, cái tôicái eros. Điều đó đã làm cho bản chất của tâm lý học đám đông phong phú hơn và sâu sắc hơn rất nhiều. Đám đông được xét đến trong các nghiên cứu trên là đám

đông vô danh, đám đông không thuần nhất. Đám đông đua xe trái phép của một bộ phận giới trẻ Việt Nam là một trong những loại hình của đám đông vô danh,

đám đông không thuần nhất.

Để có những giải pháp cho việc giảm thiểu vấn nạn đua xe trái phép đang là bức xúc lớn cho xã hội hiện nay, ngoài những giải pháp chung mang tính tổng hợp

được nêu ở mục trước, cần có những giải pháp riêng mang tính đặc thù của tâm lý

đám đông trong vấn nạn đua xe trái phép. Có thể nêu một sốđịnh hướng sau:

Một là, đi sâu vào giải quyết, xử lý, ngăn chặn ngay từ khi hình thành đám

đông đua xe trái phép.

Khi nghiên cứu về tâm lý đám đông, Freud và các nhà khoa học G.Le Bon, W.Trotter và Mc.Dugall đều có chung một đánh giá về nguyên nhân hình thành tâm lý đám đông được tổ hợp từ ba yếu tốđặc thù là: Tâm lý đám đông được hình thành dưới áp lực của sốđông; do tính lây lan hay lây nhiễm trong đám đông; do tính dễ

bị gợi ý hay tính dễ bị ám thị của cá nhân trong đám đông. Vì vậy, cộng đồng xã hội, gia đình, nhà trường, đặc biệt là cơ quan quản lý trật tự xã hội, cần chú ý tới sự

hình thành của đám đông đua xe này để có các giải pháp phù hợp ngăn chặn ngay từ

Vào những ngày nghỉ thứ bảy, chủ nhật, những ngày lễ lớn, những ngày có các trận bóng đá hấp dẫn quốc gia hay quốc tế, những đêm hòa nhạc ở các khu đô thị lớn thì trước, trong và sau các cuộc vui đó là những thời điểm thanh thiếu niên có điều kiện tập trung đông đúc. Khi tập trung đông như vậy, trong

đám đông dễ xuất hiện những thách đố, những sự gợi ý, những sự xúi bẩy, những kích động về một cuộc đua xe tốc độ cao để tranh tài, tranh đua độ can

đảm, lỳ lợm, thử thách tinh thần, thử sức, thử chủng loại xe, v.v.. Từ đó một cuộc đua xe của các “anh hùng xa lộ” bắt đầu manh nha hình thành. Khi có sự đồng tình cao và hưởng ứng nhiệt tình của số đông tham gia hoặc cổ vũ đua xe theo đúng quy luật về áp lực của số đông nêu trên, thì cuộc đua xe trái phép có

đầy đủ điều liện khởi phát bất cứ lúc nào. Lúc này cơ quản quản lý trật tự xã hội, cụ thể là công an, đội an ninh trật tự, đội thanh niên tự quản các cấp từ tổ, phường, xã, quận huyện, thị trấn, thị xã tới thành phố cần có biện pháp ngăn chặn ngay bằng việc thông báo trên loa, đài hoặc trực tiếp tại những nơi tập trung chuẩn bị khởi phát đua xe đó. Các thông báo tập trung vào kêu gọi, giải thích, vận động, phân tích sự nguy hiểm của đua xe, đặc biệt cần nêu rõ những hình phạt nghiêm khắc cho những hành vi đua xe trái phép. Những thông báo

đó còn góp phần hạn chế và ngăn chặn sự đồng tình, sự lây lan lây nhiễm

tính dễ bị gợi ý hay tính dễ bị ám thị của cá nhân trong đám đông đang chuẩn bị tham gia hoặc cổ vũđua xe trái phép.

Cần trực tiếp ngăn chặn bằng việc bắt giữ và nghiêm trị những kẻ cầm đầu, những kẻđi xúi dục, vận động, kích động người tham gia đua xe. Họ chính là ngòi nổ của một cuộc đua xe. Khi không còn ngòi nổ nữa thì cuộc đua xe trái phép sẽ

khó khởi phát. Đồng thời, cần khẩn trương giải tán đám đông đua xe và đám đông cổ vũ đua xe, kể cả những nhóm người hiếu kỳ thích xem đua xe bằng các biện pháp mạnh. Đây chính là cách ngăn chặn áp lực của số đông, một yếu tố quan trọng để hình thành đám đông.

Các đường phố lớn ở trung tâm đô thị nơi có nhiều người hiếu kỳđứng xem và nhiều người cổ vũ đua xe, hoặc các xa lộ vành đai, đường cao tốc vắng sự kiểm soát của công an thường là những nơi lý tưởng để tổ chức đua xe. Vì vậy, cần có

biện pháp mạnh để kiểm soát những nơi đó bằng cách chắn đường, cấm các phương tiện giao thông lưu hành, v.v. cùng với các giải pháp xử lý bên trong đám đông đua xe đã nêu ở trên.

Các biện pháp ngăn chặn đám đông đua xe trái phép nêu trên thực ra chỉ

là các biện pháp bị động, giải quyết phần ngọn, còn biện pháp chủ động, giải quyết phần gốc vấn nạn đua xe vẫn là sự giáo dục đồng bộ của xã hội, gia đình và nhà trường làm cho giới trẻ hiểu rõ sự nguy hiểm và phạm pháp của hành vi

đua xe trái phép.

Hai là, cần đầu tư mạnh mẽ tạo sân chơi lành mạnh cho giới trẻ, đưa họ

tham gia vào các cuộc đua xe và các cuộc đua khác có tổ chức quy củ, lành mạnh.

Trong một thế giới mở và phẳng như hiện nay, những môn thể thao cảm giác mạnh như đua ô tô công thức 1, công thức 2…, đua mô tô tốc độ cao, đua mô tô địa hình, đua ca nô trên nước, nhảy dù, tàu lượn… của nước ngoài trên các phương tiện thông tin đại chúng, luôn là điều hấp dẫn cuốn hút phần lớn giới trẻ

Việt Nam. Những nước láng giềng quanh ta như Thái Lan, Malayxia… đều có những cuộc đua thể thao cảm giác mạnh như vậy mang tầm khu vực và quốc tế. Thế nhưng ở Việt Nam, sau gần 30 năm đổi mới, hội nhập và là một nước có số

lượng mô tô đứng hàng đầu thế giới vẫn chưa hề có bóng dáng một dạng thể thao nào tương tự như thế. Thực chất đua xe trái phép của một bộ phận giới trẻ Việt Nam hiện nay là một dạng thể thao cảm giác mạnh như bất kỳ cuộc đua xe mô tô tốc độ cao nào trên thế giới.

Điều khác biệt là, đua xe ở Việt Nam không có tổ chức, không có đường đua riêng đúng quy chuẩn mà lấy đường giao thông công cộng làm đường đua. Các tay

đua tham gia ngẫu hứng tự phát, thậm chí biến tướng đua xe để cá cược ăn thua. Những bất cập này dẫn đến các hệ lụy nguy hiểm khôn lường cho cộng đồng, cho những người đua xe và là bức xúc lớn của xã hội. Khi sức hấp dẫn của những cuộc

đua cảm giác mạnh ngày càng lôi cuốn giới trẻ nhưng lại không có một sân chơi riêng thì việc đua xe trái phép tất yếu sẽ xảy ra. Đó là cốt lõi của vấn nạn này. Không có tổ chức, không có đường đua xe riêng thì đó là cơ hội cho tâm lý đám

Vì vậy, việc tổ chức các cuộc đua mô tô hoặc ô tô như là một môn thể thao của quốc gia là vô cùng cần thiết. Không nhất thiết nhà nước phải đứng ra tổ chức, mà nên xã hội hóa môn thể thao này, nhà nước chỉ làm công tác quản lý, giám sát theo các điều luật mà thôi. Cần dành những khu vực riêng, có thể là vĩnh viễn lâu dài hoặc tạm thời định kỳ, cho những đường đua xe tại các địa phương có phong trào đua xe mạnh. Vì vậy, nên tổ chức các giải đua xe cấp tỉnh, cấp vùng và cấp quốc gia như các môn thể thao khác. Ở nhiều địa phương phía Nam đã có kinh nghiệm tổ chức các cuộc đua tranh truyền thống không kém phần hấp dẫn như đua mô tô, nhưđua bò ở An Giang, đua ghe ngo ở Sóc Trăng. Đó là những bài học quý khi tổ chức các cuộc đua xe.

Nếu làm được như vậy thì các môn thể thao cảm giác mạnh sẽ là rất hấp dẫn cho giới trẻ Việt Nam. Khi đó, sự bức xúc của xã hội, sự đau đầu của các nhà quản lý, nỗi ám ảnh lo lắng của các bậc phụ huynh về vấn nạn đua xe trái phép sẽ không còn nữa hoặc giảm mạnh; thay vào đó là một sân chơi lành mạnh cho giới trẻ, phát triển một môn thể thao của thời đại tốc độ cao trong xu thế hội nhập.

Ba là, cần điều chỉnh, bổ sung các điều luật, quy định chặt chẽ hơn, nghiêm minh

Một phần của tài liệu Lối sống tiêu cực của một bộ phận giới trẻ Việt Nam hiện nay dưới lăng kính học thuyết hành vi con người của Freud (Trang 139)