Những luận thuyết chính của học thuyết hành vi con người của Freud

Một phần của tài liệu Lối sống tiêu cực của một bộ phận giới trẻ Việt Nam hiện nay dưới lăng kính học thuyết hành vi con người của Freud (Trang 66)

VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ KHÁI LƯỢC HỌC THUYẾT

2.2.3. Những luận thuyết chính của học thuyết hành vi con người của Freud

Học thuyết Freud được tổ hợp từ nhiều các luận thuyết khác nhau về tâm lý hành vi con người, về lý giải các giấc mơ, về tính dục, về bệnh học thần kinh, về

các phương pháp trị liệu các chứng bệnh rối loạn tâm lý và thần kinh. Trong khuôn khổ của luận án, NCS không thể đi sâu vào tất cả các khía cạnh nội dung của học thuyết mà chỉ tập trung vào những luận thuyết chính có liên quan tới luận án. Những luận thuyết này là nền tảng cơ bản của học thuyết hành vi con người của Freud và cũng là cơ sở cho những phân tích của luận án. Đó là: luận thuyết về vô thức; luận thuyết về cấu trúc bộ máy tư duy của con người; luận thuyết về tính dục libido; luận thuyết về các xung lực bản năng. Việc tách ra nghiên cứu riêng từng luận thuyết chỉ để làm rõ và sâu hơn cho mỗi luận thuyết. Thực chất trong học thuyết của mình, Freud không tách riêng các luận thuyết trên mà trình bày đan xen chúng trong toàn bộ hệ thống học thuyết của mình. Như vậy, các luận thuyết này liên quan và hòa quyện, gắn bó với nhau rất hữu cơ. Luận thuyết này là tiền đề cơ

sở cho luận thuyết kia và ngược lại, luận thuyết kia tác động ảnh hưởng ngược tới luận thuyết này. Do vậy, khi phân tích một vấn đề trong học thuyết Freud, không thể chỉ xem xét đơn lẻ theo từng luận thuyết mà cần phối hợp chúng với nhau.

2.2.3.1. Lun thuyết v vô thc

Luận thuyết về vô thức là chìa khóa đi tới mọi vấn đề của học thuyết Freud. Khám phá về vô thức của Freud theo quan điểm Phân tâm học được coi là một cuộc cách mạng trong nhận thức về bản chất hành vi con người, bởi trước

đó, từ người dân bình thường tới các nhà khoa học và các triết gia vẫn đề cao ý thức và coi ý thức như phần tư duy chủ yếu của con người. Đúng ra, vào cuối thế

kỷ XIX, vô thức đã được nhắc đến trong thần kinh học (Charcot), trong tâm lý học (Taine), trong triết học (Schopenhauer, Nietzsche, Von Hartmann). Công lao của Freud không phải là phát hiện ra vô thức mà chính là ông đã có cách nhìn mới, nhận thức mới vềvô thức theo góc nhìn của Phân tâm học và nhìn thấy mặt tối trong tâm trí con người mà trước đây chưa ai đề cập tới. Nhất là Freud đã chứng minh được động cơ của vô thức chính là những xung năng của tính dục dẫn đến mọi hành vi của con người.

Cho đến nay mọi người luôn tin rằng loài người hơn loài vật là ở chỗ có ý thức. Ý thức là tầng tư duy vượt lên trên bản năng và kiềm chếđược bản năng, trong khi loài vật hành động hoàn toàn theo bản năng; ý thức là tư duy đặc trưng của con người, chỉ loài người mới có. Tuy nhiên, Freud lại có cách nhìn khác hơn, rộng hơn. Ông cho rằng, tư duy chủ yếu quyết định hành vi con người không phải là ý thức mà là vô thức.

Vậy vô thức là gì ?

Theo Freud, có thể hiểu đơn giản vô thức là trạng thái tư duy của con người

để dẫn tới lời nói và hành động nhưng lại không biết mình đang nói gì và hành động gì. Hiểu sâu hơn, đó là tình trạng tư duy theo bản năng, không theo lý trí hoặc do lý trí quá yếu không thể chế ngựđược hành vi. Ví dụ, giấc mơ hay câu nói “nhịu”, đọc nhầm, câu nói lỡ… là những biểu hiện của vô thức. Muốn tìm hiểu vô thức hãy tìm hiểu giấc mơ. Freud viết: “Giấc mơ mà người chiêm bao không biết nói gì về

chúng, chính đó là những phần thuộc về vô thức, mà theo nhiều khía cạnh lại là quan trọng bậc nhất” [42, tr.217]. Vô thức luôn nằm trong bộ máy tinh thần của con người ở mọi nơi mọi lúc. Freud nhấn mạnh: “Tinh thần bất kể bản chất nó có thể là cái gì, bản thân nó là vô thức” [45].

Freud cho rằng, phần chính của tâm lý con người được ẩn chứa trong cõi thức. Vô thức nằm dưới lớp vỏ ngoài mà không lộ diện ra, với nhiều lý do nó không những dấu kín với người bên ngoài mà nó còn dấu kín với chính bản thân người đó nữa. Trong học thuyết Freud, vô thức là tối thượng, là chính yếu, là chủ đạo, mọi hoạt động ý thức chỉ ở vị trí phụ thuộc. Nếu hiểu được cái thầm kín, bí mật sâu xa của vô thức thì chúng ta sẽ hiểu được bản chất nội tâm của con người. Freud khẳng

định rằng, chúng ta thường suy nghĩ một cách vô thức và thỉnh thoảng suy tư của chúng ta mới có ý thức. Cũng theo Freud, vô thức là những hoạt động của tinh thần, chìm khuất trong góc tối của tâm hồn và không bao giờ biểu hiện, không thể dùng ý chí để điều khiển được. Nó là động cơ tiềm ẩn, có khi trở nên mãnh liệt, thôi thúc con người hành động đến mức không kiểm soát được và không hợp với lý trí.

Vô thức xâm nhập vào hầu hết mọi lĩnh vực của đời sống xã hội loài người.

lớn. Nó gắn kết tất cả những gì thuộc về sự tồn tại và phát triển xã hội, trong một chừng mực nào đó, nó đưa con người xích lại gần nhau hơn, tạo ra cho con người một hơi thở, một nhịp đập con tim mạnh mẽ, từđó tạo ra một xã hội tiến bộ. Freud viết: “Lịch sử của nhân loại chính là lịch sử bản năng của nó bị áp chế, xã hội văn minh bắt nguồn từ sự áp chếđối với bản năng, dục vọng và luận điểm thăng hoa của sự vô thức” [33, tr.18].

Freud chỉ rõ, do con người với tư cách là một thực thể xã hội, tồn tại trong xã hội nên phải tuân theo những sựđiều tiết của xã hội. Vì thế mà con người luôn tìm cách che dấu những bản năng sinh vật của mình, ít chú ý đến cõi vô thức mặc dù nó vẫn hiển hiện ở mọi lúc, mọi nơi trong đời sống tinh thần, trong sinh hoạt thường nhật của con người và trong xã hội.

Chính nhờ những khám phá ra vô thức, hiểu thấu quan hệ của vô thức với ý thức và khả năng sáng tạo của vô thức mà người ta đã vận dụng học thuyết Phân tâm của Freud để nghiên cứu các trạng thái tâm lý, tâm lý hành vi, tâm lý nhóm, các chứng bệnh thần kinh…Cũng nhờ hiểu vô thức mà người ta không còn ngỡ ngàng trước những con người có thể làm được những việc phi phàm và có khả năng chịu

đựng của con người trước các điều kiện cực đoan, cũng như sự thăng hoa trong sáng tạo văn học, nghệ thuật.

2.2.3.2. Lun thuyết v cu trúc b máy tư duy con người

Trước hết, cần làm rõ hơn việc sử dụng thuật ngữcấu trúcbộ máy tư duy con người. Từ phạm trù bộ máy tinh thần con người mà Freud sử dụng, nhiều học giả

nước ngoài khi xây dựng mô hình cấu trúc cho bộ máy này thường sử dụng thuật ngữpersonality structure (Như trong hình vẽFreud's model of personality structure

của Anthony A.Walsh, trường Đại học Tổng hợp Washington USA, 2008 [92] ở

trang sau). Khi chuyển sang tiếng Việt, một số học giả dịch là cấu trúc nhân cách

con người, một số khác dịch là cấu trúc bộ máy tư duy con người, số thứ ba dịch là

cấu trúc bộ máy tinh thần hay cấu trúc bộ máy tâm thần. Tất cả các thuật ngữ dịch ra tiếng Việt như vậy đều hợp lý và đúng với tinh thần của học thuyết Freud. Luận án sử dụng thuật ngữcấu trúc bộ máy tư duy cho phù hợp với tinh thần và ý nghĩa của các thành phần trong luận thuyết này.

Freud chia bộ máy tư duy của con người thành ba hệ thống: Vô thức

(unconscius), tiền ý thức (preconscius) và ý thức (conscius). Ý thức là phần tinh thần liên hệ trực tiếp với thế giới bên ngoài. Tiền ý thức là phần tinh thần đi ra từvô thức

nhưng chưa đến được ý thức và do đó chưa trở thành ý thức. Vô thức tách rời hẳn ý thức, nằm ở tầng sâu trong kết cấu tâm lý con người. Vô thức là thành phần chính, là thành phần chủđạo và có mối quan hệ khăng khít với các hệ thống khác trong bộ

máy tư duy của con người. Vô thức là nơi tàng trữ các bản năng, trong đó bản năng dục vọng là cốt lõi. Những bản năng này chất chứa những năng lượng tâm lý hết sức mãnh liệt, phục tùng nguyên tắc khoái lạc, luôn luôn hướng ra ngoài để tìm cách thể hiện, muốn tiến vào ý thứcđểđược thoả mãn.

Hoạt động và mối liên hệ của ba hệ thống trên cũng được Feud phân tích rất rõ: “Dưới đáy của ý thức còn có một lĩnh vực rộng hơn nằm ven hệ thống ý thứcđó là hệ thống tiền ý thức” [33, tr.13]. Hệ thống tiền ý thức được cấu thành bởi hệ

thống hồi tưởng, làm thành bộ phận trung gian mang tính cảnh giới giữa hệ thống ý thức và hệ thống vô thức. Nó cất dấu lương tâm và lý tưởng cá nhân được hình thành bởi những giá trị của chuẩn mực đạo đức, quy phạm xã hội, đạo đức và tôn giáo. Đó là hạt nhân, đóng vai trò “kiểm duyệt” trong toàn bộ hệ thống, có nhiệm vụ

ngăn cản không cho những bản năng mạnh mẽ xâm nhập vào hệ thống ý thức. Tiền ý thức được tồn trữ, lắng đọng trong kí ức của mỗi con người. Tuy rằng trong quá trình tiếp xúc, quan hệ với các tình huống bên ngoài nó đã rời khỏi vô thức nhưng chưa đủ để thành ý thức. Những gì đã thuộc về tiền ý thức nếu có điều kiện thuận lợi, có sự chú ý tập trung và đặc biệt nhận được sự mạnh mẽ quyết liệt của ý thức

thì nó cũng vềđược với ý thức. Thậm chí, theo Freud, vô thức cũng có thể chuyển hoá thành ý thức trong những trường hợp đặc biệt.

Để làm rõ bản chất, vai trò và mối quan hệ của các hệ thống vô thức, tiền ý thức, ý thức nêu trên trong cấu trúc bộ máy tư duy của con người, Freud đã so sánh cấu trúc này với hình tượng của một tảng băng trôi. Trong tảng băng trôi đó, phần nổi nhìn thấy được trên mặt nước là ý thức chỉ chiếm một phần rất nhỏ của tảng băng, phần chìm dưới nước không nhìn thấy được chiếm phần vô cùng lớn của tảng băng là vô thức, phần rất nhỏ nằm giáp ranh giữa vô thứcý thức và vẫn chìm

dưới nước là tiền ý thức. Ba hệ thống vô thức, tiền ý thức, ý thứcđược thể hiện rõ trên mô hình cấu trúc bộ máy tư duy của con người được nhiều học giả vẽ mô phỏng theo hình ảnh tảng băng trôi của Freud. So sánh các mô hình cấu trúc bộ máy tư duy con người của Freud do những học giả này xây dựng thì mô hình của GS. Anthony A.Walsh, trường Đại học tổng hợp Washington, USA xây dựng năm 2008 là rõ ràng và mạch lạc hơn cả (xem sơđồở hình dưới).

Mô hình cấu trúc bộ máy tư duy con người của Freud

Trên nền 3 hệ thống vô thức, tiền ý thức, ý thức nêu ở trên, Freud cấu trúc bộ

máy tư duy của con người với ba thành tố vô cùng quan trọng là cái ấy (id), cái tôi

(ego), cái siêu tôi (super ego)3. Như vậy, bộ máy tư duy con người bao gồm ba hệ

thống vô thức, tiền ý thức, ý thức trong đó có chứa 3 thành tố: cái ấy, cái tôi, cái siêu tôi. Xem xét đặc tính của ba thành tố và mối quan hệ giữa chúng với nhau cho thấy như sau:

Cái ấy (id): Nằm hoàn toàn trong vô thức, theo sơ đồ cấu trúc bộ máy tư

duy nó nằm ở phần dưới nước của tảng băng trôi. Cái ấy (id) là thành phần sinh học (biological component) của tư duy. Nó là bản năng tính dục, có ngay từ lúc con người mới sinh, thể hiện những lực lượng nguyên thủy của sự sống. Các hành động của cái ấy đều dựa trên nguyên tắc khoái lạc (pleasure principle).

Cái ấy tượng trưng cho phần vô thức và thể hiện sự chống đối xã hội của cá nhân. Theo Freud,

Phạm vi của cái ấy trong vô thức là phần nhân cách tối tăm và không thể đi đến được của chúng ta. Bản thân ta chỉ biết chút ít về cái ấy id qua nghiên cứu các giấc mộng và qua sự biểu hiện các triệu chứng bên ngoài của bệnh tâm thần. Id là nơi trú ngụ các bản năng nguyên thủy và các cảm xúc đi ngược lên quá khứ xa xưa khi mà con người còn là một con dã thú. Id có tính chất thú vật và bản chất của nó là thuộc về dục tính tự

nhiên (sexual in nature) nó vốn vô thức [36, tr.10].

Sau đó, Freud còn nhấn mạnh thêm về bản chất của cái ấy: “Cái id bao gồm tất cả những gì do di truyền, có ngay từ lúc sinh ra, được kết tụ lại trong sự cấu thành. Id mù quáng và độc ác. Mục đích độc nhất của nó là thỏa mãn các ham muốn bản năng và các khoái cảm, không cần biết đến các hậu quả. Nói theo Thomas Mann thì “Nó không biết gì đến giá trị, thiện hay ác và cả đạo đức nữa” [36, tr.10]. Theo Freud, cái ấy (id) là nguồn gốc nguyên thuỷ

3Ba thuật ngữ này được sử dụng với nhiều cách khác nhau, có học giả gọi là ngã (cái ấy), bản ngã

(cái tôi), siêu ngã (cái siêu tôi), có học giả gọi là cái nó (cái ấy), một số học giả giữ nguyên thuật

của các ham muốn sinh vật trong con người, là thùng chứa năng lượng tinh thần, là cái chảo sùng sục những khát vọng, bản năng. Cái ấy hoạt động theo nguyên tắc khoái lạc, nghĩa là thoả mãn ngay tức khắc những khát vọng bản năng. Vì thế, trong cái ấy, phần nằm hoàn toàn trong vô thức, Freud còn nhìn thấu bản chất của nó và ông đã xác định được hai xung lực bản năng thúc đẩy cái ấy và cũng là thúc đẩy hành vi con người, đó là erosthanatos (sẽ được trình bày ở luận thuyết sau).

Cái tôi (ego): Trong mô hình cấu trúc bộ máy tư duy con người, cái tôi

nằm ở phần trên cái ấy. Cái tôi nằm trong cả phần ý thức, tiền ý thức và một phần vô thức. Trong khối này, nó nằm ở cả phần nổi và một phần chìm của tảng băng trôi. Cái tôi là thành phần tâm lý (psychological component) của bộ máy tư

duy. Cái ấy của đứa trẻ từ giai đoạn sơ sinh (hoàn toàn theo bản năng) dần dần phát triển lên cùng với nhận thức về thế giới xung quanh nó và thành cái tôi khi trẻ lớn lên. Thay vì hoàn toàn dẫn dắt theo nguyên lý khoái lạc ở đứa trẻ khi lớn lên cái tôi bị chi phối bởi nguyên lý thích ứng với thực tại. Cái tôi thể hiện cá tính tâm lý của mỗi con người. Cái tôi còn thể hiện trong hoạt động ý thức như

tri giác, ngôn ngữ và những hoạt động trí tuệ cho phép kiểm soát kiềm chế hành vi cá nhân trong quan hệ với ngoại cảnh. Cái tôi có thể kìm nén xung đột của cái

ấy và kiềm chế khoái lạc. Cái tôi nhận biết được thế giới xung quanh và nhận ra rằng phải kìm hãm những khuynh hướng sai lệch của cái ấy, để ngăn ngừa mọi xung đột với luật lệ xã hội. Như vậy, cái tôi vượt khỏi sự thống nhất sinh vật của thân xác để đạt tới một sự thống nhất cao hơn là sự tự chủ. Cái tôi tượng trưng cho phần ý thức và ý chí của cá nhân.

Cái siêu tôi (superego):Trong mô hình cấu trúc bộ máy tư duy con người,

cái siêu tôi nằm trong cả ba hệ thống vô thức, tiền ý thức ý thức, nó nằm cả trong phần chìm và phần nổi của tảng băng trôi. Cái siêu tôi là thành phần xã hội (social component) của bộ máy tư duy. Cái siêu tôi là sự phát triển tinh thần cao hơn cả mà con người có thể đạt được. Lương tâm, đạo đức của con người hoàn toàn phụ thuộc vào sự phát triển của cái siêu tôi. Cái siêu tôi được xem là sự học hỏi của cá nhân

về các giá trị và quy tắc xã hội. Nó được coi là mặt lương tâm, đạo đức của cá nhân.

Một phần của tài liệu Lối sống tiêu cực của một bộ phận giới trẻ Việt Nam hiện nay dưới lăng kính học thuyết hành vi con người của Freud (Trang 66)