4 Libido: thuật ngữ này thường được giữ nguyên không dịch, trong bản dịch Phân tâm học nhập
2.2.4. Những luận đề được hình thành trên cơ sở các luận thuyết cơ bản của học thuyết hành vi con người của Freud
của học thuyết hành vi con người của Freud
Từ các luận thuyết cơ bản về vô thức, về libido về các bản năng eros, thanatos cùng với cấu trúc bộ máy tư duy con người với id, ego, superego, Freud
đã đưa ra nhiều luận đề để phân tích, lý giải những vấn đề có liên quan tới bệnh học thần kinh, tới luận giải về giấc mơ, tới luận bàn về nền văn minh nhân loại, tới tâm lý học đám đông, tới khuynh hướng tình dục dị biệt là đồng tính luyến ái, v.v.. Đó là những luận đề vô cùng quan trọng về nội tâm, tâm lý hành vi của con người và của nhóm cộng đồng. Cùng với các luận thuyết quan trọng nền tảng,
các luận đề này nâng tầm học thuyết Freud thành học thuyết hàng đầu về tâm lý hành vi con người.
Luận đề về Tâm lý học đám đông được Freud nghiên cứu dựa trên sự phát triển những quan điểm của Gustave Le Bon (1841-1931), nhà tâm lý học xã hội người Pháp trong tác phẩm “Tâm lý học đám đông” (1895) [46]; của Wilfred Trotter (1872-1939), nhà tâm lý học người Anh trong tác phẩm “Bản năng bầy đàn trong thời bình và thời chiến”(1915); của Mc. Dougall (1871-1938), nhà tâm lý học người Mỹ gốc Anh trong tác phẩm “Tâm lý nhóm” (1920). Freud phát triển các quan điểm của những nhà khoa học nêu trên, trên cơ sở các luận thuyết cơ bản của mình, thể hiện trong tác phẩm “Tâm lý học đám đông và phân tích cái tôi” (1922). Với cách phân tích của Freud, người ta hiểu bản chất gốc rễ sâu xa dẫn đến tâm lý hành vi của đám đông là từ vô thức, từ libido, từ cái tôi và từ các xung lực bản năng…Nếu ghép các nghiên cứu của Gustave Le Bon, của Wilfred Trotter, củaMc. Dougall và của Freud, chúng ta sẽ thu được một bộ sản phẩm nghiên cứu khoa học rất hoàn hào vềtâm lý học đám đông.
Luận đề về tình dục đồng giới được Freud bàn đến rất sâu khi nghiên cứu về tính dục nói chung và các khuynh hướng tình dục bất bình thường trong đó có tình dục đồng giới. Freud tin rằng, đồng tính luyến ái hay tình dục đồng giới
là một biến thể của chức năng tình dục, do kìm hãm libido (libidinal arrest) dẫn
đến bị ức chế không đủ cho chức năng tình dục khác giới bình thường. Freud bàn rất nhiều về tình dục đồng giới trong các tác phẩm “Ba tiểu luận về tính dục” (1904) [43], “ Nghiên cứu Phân tâm học” (1928) [35]…và trong một số
bài báo chuyên khảo và cả trong các bức thư gửi tới chia sẻ với người bệnh. Tuy không có một tác phẩm chuyên biệt nghiên cứu về đồng tính luyến ái, song từ nhiều tác phẩm bàn về vấn đề này, có thể thấy, Freud là nhà khoa học xuất sắc về tình dục đồng giới. Ngày nay, các nghiên cứu của Freud về đồng tính luyến ái vẫn còn nguyên giá trị.
Hai luận đề về Tâm lý học đám đông và Đồng tính luyến ái của Freud sẽ được phân tích sâu hơn khi nghiên cứu vận dụng các luận đề này ở chương 3