VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ KHÁI LƯỢC HỌC THUYẾT
2.2.3.3. Luận thuyết về năng lực tính dục Libido
Bắt đầu từ tác phẩm Ba tiểu luận về lý thuyết tính dục xuất bản vào năm1905, Freud đề cập rất nhiều về năng lực tính dục libido trong hầu hết các công trình nghiên cứu của mình. Trước khi đi sâu vềlibido chúng ta cần phân biệt tính dục (sexual) với
sinh dục (genital). Từlibido mang nghĩa của tính dục có ngoại diện lớn hơn nhiều so với sinh dục; nó bao gồm nhiều hoạt động không liên quan gì đối với cơ quan sinh dục, mặc dù sinh dục là nguồn gốc, là cơ sở cho sự tồn tại con người.
Theo Freud, đời sống tính dục bắt đầu từ lúc con người mới sinh ra. Khi lớn lên
cái ấy và sau này là cái tôi của trẻ sẽ nhấn chìm toàn bộ cảm quan đó vào trong vô thức, nhưng nó không chết, cũng không mất đi, nó vẫn sống và chờ cơ hội trỗi dậy. Ở
mọi nơi, mọi lúc, khi làm việc cũng như khi nghỉ ngơi, khi thức cũng như khi ngủ...
tính dục đều xâm nhập vào trong đời sống của mỗi con người. Hơn nữa, theo ông, sự đam mê tính dục giữ vai trò quan trọng bậc nhất trong đời sống tâm lý, là cội nguồn của mọi cội nguồn tinh thần con người. Freud giải thích rất rõ vềlibido:“Xin phép các bạn cho tôi nói đến khái niệm về sựkhát dục (libido). Sự khát dục giống như sựđói ăn nói chung. Người ta đói tức là bản năng tiêu thụđồ ăn cần được thỏa mãn, cũng như
người ta khát dục khi bản năng nhục dục cần được thỏa mãn” [36, tr.346].
Cũng từ tác phẩm “Ba tiểu luận về lý thuyết tính dục”, Freud đã khẳng
định libido hiện hữu như là một xung năng trong tâm trí và là một nhu cầu của con người. Ông viết: “Để giải thích những nhu cầu tính dục của người và súc vật, trong sinh học người ta dùng giả thiết có một xung năng tính dục; cũng như để
cắt nghĩa cái đói, người ta cho rằng có một xung năng dinh dưỡng. Tuy nhiên ngôn ngữ dân gian không có từ ngữ về nhu cầu tính dục tương ứng với từ đói; ngôn ngữ khoa học dùng từdục năng” [43, tr.29].