VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ KHÁI LƯỢC HỌC THUYẾT
2.2.2. Quá trình hình thành và phát triển học thuyết hành vi con người của Freud
Tóm lại, học thuyết Freud đã chịu ảnh hưởng và tiếp thu, kế thừa rất nhiều dòng triết học khác nhau và nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau, từ lí luận đến thực tiễn của nhiều thế hệ trước đó và đương thời. Song, công lao lớn nhất của ông là đã biết chắt lọc và liên kết những tinh túy đó cùng với nghiên cứu của mình thành một hệ thống lý luận hoàn chỉnh. Những cơ sở khoa học đó đã đặt nền móng ban đầu, dẫn đến sự hình thành nên một học thuyết nổi tiếng, để rồi học thuyết đó của ông lại trở lại hòa chung vào dòng chảy của những học thuyết về con người, cùng tạo nên dòng sông lớn triết học phương Tây hiện đại.
2.2.2. Quá trình hình thành và phát triển học thuyết hành vi con người của Freud của Freud
Cả cuộc đời mình với hơn 60 năm làm khoa học, Sigmund Freud đã dành hết tâm huyết cho việc xây dựng, củng cố và phát triển các luận thuyết khoa học của mình để hình thành một học thuyết nổi tiếng, học thuyết phân tâm hay học thuyết Freud. Học thuyết của ông cùng với tên tuổi của ông đã giữ một vị trí nổi bật trong lịch sử văn hóa thế giới thế kỷ XX.
Là cha đẻ của Phân tâm học, quá trình hình thành và phát triển học thuyết phân tâm gắn liền quá trình phát triển tư duy của chính Freud. Quá trình đó được chia làm 3 giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1 (1881-1896)
Đây được coi là giai đoạn nghiên cứu mở đầu làm nền tảng cơ sở cho học thuyết sau này của Freud, được tính từ năm Freud nhận bằng tiến sỹ y khoa (1881). Trong 15 năm này, Freud tập trung nghiên cứu các vấn đề có liên quan tới thần kinh học. Các nghiên cứu của ông gắn liền với công việc ông làm ở Viện Nhi khoa quốc gia, trong đó có phòng khám tâm thần của Viện.
Năm 1882, sau 1 năm nhận học vị tiến sỹ, Freud đã có bài giảng “Cấu trúc một số thành tố của hệ thần kinh” tại Hội Tâm thần học Áo. Năm 1885, ông hoàn thành công trình “Góp phần tìm hiểu hiệu ứng cocain”. Năm 1887, ông có tiếp một xuất bản phẩm về cocain là “Chứng nghiện cocain và chứng sợ cocain”. Cũng trong năm này, Freud còn hoàn thành hai công trình là “Góp phần nghiên cứu lâm sàng bệnh hysteria và Nguồn gốc thần kinh thính giác”.
Trong giai đoạn này, Freud cộng tác chặt chẽ với Josef Breuer (1842-1925), Viện sỹ thông tấn, chuyên gia về sinh lý học đại cương và thực nghiệm người Áo.
Đồng thời, ông liên hệ và được đóng góp nhiều điều bổ ích từ chuyên gia thần kinh nổi tiếng Jean Matin Charcot (1825-1893) người Pháp và nhà thôi miên học H.M. Bernheim (1840-1919). Freud nhận được sự giúp đỡ lớn lao của các nhà khoa học này đặc biệt từ J. Breuer. J.Breuer không chỉ giúp đỡ về kiến thức, tư duy mang tính khoa học mà còn động viên, khích lệ ông bằng cả vật chất và tinh thần.
Năm 1891 Freud viết bài “Về tật mất tiếng nói aphasia” và được J.Breuer
đánh giá rất cao. Bài báo này có ý nghĩa quan trọng để đưa Freud đến với những nghiên cứu về Tâm lý học. Cũng trong năm này, Freud và Oskar Rie (1863-1931) một bác sỹ nhi khoa hoàn thành công trình “Nghiên cứu lâm sàng bệnh hỏng vận
động một bên ở trẻ em”. Năm 1892 ông hoàn thành công trình “Trường hợp chữa thành công bằng thôi miên và nguồn gốc của chứng bệnh nhiễu tâm”. Năm 1893, Freud cùng với J.Breuer xuất bản công trình nghiên cứu chung của hai người “Bànvề
cơ chế tâm lý của chứng loạn thần kinh”. Sau đó, Freud và J.Breuer tiếp tục nghiên cứu sâu hơn và năm 1895, hai ông xuất bản tác phẩm “Nghiên cứu về chứng bệnh hysteria”. Đây là hai công trình khoa học có ý nghĩa rất lớn đối với con đường khoa học của Freud. Năm 1896, Freud trình bày tại Hiệp hội Tâm thần học và Thần kinh học Áo bài giảng “Nguồn gốc của bệnh nhiễu tâm”. Từ các tác phẩm trong hai năm 1893, 1895 và bài giảng năm 1896 nêu trên, Freud bắt đầu có ý tưởng về nguyên nhân của các chứng bệnh thần kinh là do tính dục gây nên. Ông cho rằng, có một yếu tố nào đó thường xuyên được thấy trong mỗi trường hợp gây bệnh, yếu tốấy có thể
là tính dục. Từ đó, ông tin rằng, “yếu tố trong sự rối loạn vềtính dục là sự suy yếu gây ra cả bệnh tâm thần (neuroses) lẫn bệnh tâm thần suy nhược (psychoneuroses)”
[36, tr.8]. Ý tưởng và niềm tin đó là sự khởi đầu cho những nghiên cứu về luận thuyết nổi tiếng sau này là vô thức và libido, nền tảng của học thuyết Freud. Có thể nói, công trình khoa học nghiên cứu chung với J.Breuer và bài giảng của Freud là bước ngoặt
đánh dấu buổi bình minh của Phân tâm học, của học thuyết Freud.
Giai đoạn 2 (1896-1920)
Có thể coi 25 năm tiếp theo này là giai đoạn hoàn thiện mọi lý luận của học thuyết Freud. Năm 1900, Freud xuất bản tác phẩm “Lý giải các giấc mơ”. Tác phẩm này đánh dấu việc Freud tiếp cận kỹ thuật tâm lý và cấu trúc tâm lý của các hoạt động tư duy của con người. Luận thuyết nổi tiếng về vô thức đã được Freud trình bày ở tác phẩm này, đó là sự mở đầu và là nền tảng cho một loạt các luận thuyết quan trọng sau này. Đây được coi là một trong những tác phẩm quan trọng nhất của học thuyết Freud. Cùng với những cống hiến trước đó, sau tác phẩm “Lý giải các giấc mơ”, năm 1902, Freud được Nhà vua Áo, Chính phủ và Quốc hội Áo phong tặng danh hiệu cao quý Giáo sư danh dự và công nhận sự cần thiết của tâm lý học và phân tích trị liệu trong chữa trị các chứng bệnh thần kinh. Đây là cơ sở tạo
đà cho khoa học tâm lý, thần kinh học và tâm thần học ở nước Áo phát triển cùng với sự phát triển của học thuyết Phân tâm sau này.
Năm 1901, Freud xuất bản công trình “Tâm lý bệnh học trong sinh hoạt đời thường”. Ba năm sau, vào năm 1904, Freud xuất bản tác phẩm nổi tiếng, cũng là một trong những công trình quan trọng nhất của học thuyết Freud “Ba tiểu luận về
lý thuyết tính dục”. Trong tác phẩm này, Freud đã bàn tới các vấn đề về lệch lạc tình dục, về tình dục tuổi ấu thơ, về những biến đổi ở tuổi dậy thì, về năng lực tính dục
libido. Đặc biệt, Freud luận giải rất sâu sắc căn nguyên của tình dục đồng giới (đồng tính luyến ái), đó như là ngọn đuốc được thắp lên và soi đường cho các nghiên cứu về vấn đề này trong thời đại ngày nay. Tư tưởng của tác phẩm đem đến một cách nhìn nhận hoàn toàn khác so với cách nhìn nhận về tình dục đương thời. Lúc này, Freud khẳng định chứ không chỉ là niềm tin như trước đây, coi ham muốn quá mức tính dục là nguyên nhân dẫn đến các chứng bệnh thần kinh. Ông còn xác
định rằng, tính dục nguyên thủy libido là những xung lực mạnh nhất dẫn đến mọi hành vi của con người. Luận thuyết vềlibido là một trong những luận thuyết cơ bản nhất của học thuyết Freud được thể hiện rõ rệt từ tác phẩm này.
Năm 1909, Freud được mời sang Mỹ, tại đây ông đã có 5 bài giảng nổi tiếng về phân tích - tâm lý (psycho-analysis) tại trường Đại học Clark danh giá ở Boston, bang Massachusetts. Sự kiện này thường được gọi là Clark Lectures nổi tiếng của Freud. Đó chính là những bài giảng đầu tiên về Phân tâm học, trong đó có vấn đề về
các bệnh thần kinh, về giấc mơ, về tâm lý trị liệu, về dồn nén, về tính dục mà ông đã dành tâm nghiên cứu. Năm bài giảng này là tổng hợp tất cả các vấn đề cốt lõi chính của học thuyết Freud. Hội Tâm lý học Mỹ, giới nghiên cứu bệnh học thần kinh, các nhà tâm thần học Hoa Kỳđều đánh giá cao và chấp nhận hoàn toàn những lý thuyết và phương pháp trị liệu của Freud. Cũng trong năm 1909, Đại hội Tâm lý - Phân tích lần đầu tiên được tổ chức, đây được coi là Đại hội đầu tiên của Phân tâm học. Chuyên san Tâm lý - Phân tích hay chuyên san Phân tâm học đầu tiên được ra đời trong Đại hội này, do E.Bleuler (1857-1939) bác sỹ tâm thần nổi tiếng của Thụy Sỹ
và Freud chỉ đạo, G.Jung (1875-1961) là chủ biên. Với các sự kiện đó, năm 1909
được đánh dấu là thời điểm khai sinh ra học thuyết Phân tâm, học thuyết nổi tiếng của Freud sau một thời gian dài thai nghén và trưởng thành.
Năm 1910, ghi nhận bước phát triển vượt bậc của Phân tâm học, đó là năm Liên
đoàn Phân tâm học Quốc tế (International Psycho-Analitical Association) được thành lập. Tiêu chí của Liên đoàn là “Củng cố và phát triển khoa học phân tích tâm lý (chính là Phân tâm học) do Freud sáng lập như là một khoa học và áp dụng vào y học và các khoa học tinh thần (mental sciences), tăng cường sựủng hộ giữa các thành viên trong việc lĩnh hội và phổ biến tri thức Phân tâm học” [59, tr.48]. Sau sự kiện này, rất nhiều hội Phân tâm học ở các quốc gia Âu Mỹđược thành lập và hoạt động.
Sau đó 5 năm, vào năm1914, Freud xuất bản tác phẩm “Bàn về lịch sử phát triển phân tâm học”. Trong tác phẩm này, Freud trình bày các bước phát triển của các luận thuyết trong học thuyết của mình, cùng các cuộc thảo luận, tranh luận khá gay gắt với các học giả khác để đi tới chân lý khoa học. Freud cũng tự khẳng định Phân tâm học là sự sáng tạo của chính mình.
Trong giai đoạn này, Freud còn xuất bản “Vật tổ và cấm kỵ” vào năm 1914.
Đặc biệt, năm 1917, Freud cho ra mắt tác phẩm “Phân tâm học nhập môn” đúc kết toàn bộ những vấn đề cơ bản nhất của học thuyết Freud. Từ tác phẩm này, có thể
nguyên của nó là vô thức, là libido, là chống đối và dồn nén và cả phương pháp trị
liệu của Phân tâm học. “Năm bài giảng về Phân tâm học” tại Mỹ và “Phân tâm học nhập môn” được gọi là những giáo trình cơ sở với những vấn đề chính yếu quan trọng nhất của học thuyết Freud. Đến nay, nhiều vấn đề được những người kế tục Freud phát triển làm cho phong phú hơn, hoàn thiện hơn kể cả những vấn đề mà Freud chưa kịp bổ sung. Tuy nhiên, những quan điểm cơ bản nhất trong học thuyết Freud ở giai đoạn này vẫn giữ nguyên giá trị của nó cho tới ngày nay.
Giai đoạn 3 (1920 -1939)
Đây là giai đoạn làm sâu sắc và nâng cao học thuyết Freud, một số các luận thuyết trước đây được mở rộng và nghiên cứu sâu hơn. Một số vấn đề mới được đặt ra, trong đó cả những vấn đề lớn lao của nhân loại là chiến tranh cũng được luận giải trên cơ sở của học thuyết Freud.
Năm 1920, Freud hoàn thành tác phẩm “Bên kia nguyên lý khoái cảm”. Một trong những nội dung của tác phẩm này được Freud làm sâu hơn là về bản năng tính dục libido của con người. Những gì Freud đề cập tới, không phải vì ông muốn nghiên cứu cơ chế hoạt động của bộ máy sinh lý con người mà ông muốn nghiên cứu sinh lý để tìm ra sợi dây liên kết giữa sinh lý đối với tâm lý. Từđó tìm ra những
ảnh hưởng của cơ chế sinh lý đối với quá trình tâm lý.
Năm 1921, Freud xuất bản tác phẩm “Tâm lý học đám đông và phân tích cái tôi”. Trong tác phẩm này, Freud đề cập tới một vấn đề mới là tâm lý học đám
đông hay tâm lý học nhóm; vấn đề này rộng hơn rất nhiều những gì trước đây ông nghiên cứu vẫn được gọi là tâm lý học cá thể. Vấn đề tâm lý học nhóm người (group psychology), có thểđược coi là một dạng của tâm lý học xã hội. Ông cũng lấy nòng cốt là tính dục libido tức là năng lực thôi thúc khởi đầu để phân tích về
tâm lý học đám đông. Đây là luận đề rất sâu sắc, sau này được phát triển và áp dụng để giải thích rất nhiều vấn đề trong các lĩnh vực tội phạm học, kinh tế thị
trường và chứng khoán.
Năm 1923, Freud đã làm sâu sắc hơn các nghiên cứu của mình trước đây về
vô thức khi ông đưa ra cấu trúc bộ máy tư duy của con người qua tác phẩm Cái tôi và cái ấy (ego và id). Trong tác phẩm này, Freud xây dựng mối liên kết giữa vô thức, libido với cái tôi (ego), cái ấy (id), và cái siêu tôi (superego) để hình thành
nên cấu trúc của bộ máy tư duy của con người. Từ cấu trúc này có thể giải thích mọi trạng thái tâm lý dẫn đến hành vi con người. Tác phẩm Cái tôi và cái ấy là một trong những công trình khoa học cơ bản nhất trong học thuyết Freud.
Sau thời gian này cho tới lúc mất, Freud còn xuất bản một số tác phẩm khác về Phân tâm học. Song, có giá trị nhất trong giai đoạn cuối đời của ông là tác phẩm “Nền văn minh và sự bất ổn của nó2” xuất bản vào năm 1929. Cho tới nay, đây là một trong những tác phẩm của Freud được đón đọc rộng rãi nhất trên thế giới. Trong tác phẩm này, Freud đã nghiên cứu mối quan hệ qua lại giữa con người và xã hội, nguồn gốc văn minh của nhân loại, dự đoán về tương lai của nền văn minh nhân loại. Ông cho rằng, mối quan hệ giữa con người và xã hội tốt hay xấu là hệ
quả tất yếu của bản năng dục vọng, đó là bản năng sống và bản năng chết (eros và
thanatos). Freud nhắc lại sự tàn bạo, sự dã man của những cuộc chinh chiến ăn cướp của Hung nô, của Thành Cát Tư Hãn, của đoàn quân thập tự chinh đánh chiếm Jesusalem thời Trung cổ và của Thế chiến thứ nhất 1914-1918 vừa xảy ra đều là do sự thôi thúc của bản năng dục vọng của con người. Như vậy, suy rộng ra, theo Freud, nguồn gốc văn minh nhân loại bắt nguồn từ những bản năng, từ dục vọng của con người. Cuối cùng, ông tiên đoán rằng, “do có sự thù địch nguyên thủy này của con người đối với nhau, xã hội văn minh nhân loại thường xuyên bị đe dọa bởi sự tan rã. Lợi ích của cộng đồng lao động không đảm bảo được sự gắn kết của nó, dục vọng xung năng khỏe hơn các lợi ích có lý trí” [44, tr.67]. Với tác phẩm này, người ta nhìn Freud không phải chỉ là một nhà phân tâm học hay một nhà tâm lý học mà còn nhìn nhận ông như một nhà xã hội học sâu sắc và học thuyết của ông còn được lý giải không chỉ trong các bệnh lý thần kinh, trong tâm lý hành vi con người mà còn trong các vấn đề xã hội lớn lao.
Suốt cuộc đời mình, Freud đã làm việc với nghị lực, sức lực, ý chí, lòng dũng cảm phi thường và thái độ cầu thị khoa học hiếm có. Mặc dù ở nhiều giai đoạn ông bị chỉ trích từ nhiều phía nhưng cái đó không ngăn cản được ông, không làm ông chùn bước trên con đường đã chọn và ông đã đạt đến bến bờ vinh quang.
2Tên tiếng Anh là Civilization and its Discontents, có người dịch là “Sự bất ổn ở nền văn minh”.
Nxb Thế giới xuất bản cuốn sách này có nhan đề là “Cảm giác bất ổn với văn hóa” vào năm 2003