.H ọc thuyết Freud không làm rõ vai trò của xã hội đối với tính cách, hành vi con ngườ

Một phần của tài liệu Lối sống tiêu cực của một bộ phận giới trẻ Việt Nam hiện nay dưới lăng kính học thuyết hành vi con người của Freud (Trang 130)

TIÊU CỰC CHO GIỚI TRẺ VIỆT NAM HIỆN NAY

4.2.1 .H ọc thuyết Freud không làm rõ vai trò của xã hội đối với tính cách, hành vi con ngườ

cách, hành vi con người

Mặc dù Freud nhấn mạnh vai trò của thành phần siêu tôi trong bộ máy tư duy con người, nó tiếp nhận các ngoại cảnh từ khách quan và giám sát cái tôi không cho cái tôi vi phạm quy tắc đạo đức, đồng thời luôn áp chế những dục vọng của cái ấy, song, do Freud ẩn đi hoặc đề cập rất ít cái khách quan là ngoại cảnh xã hội khi phân tích cái siêu tôi và các thành phần khác cho nên vai trò của yếu tố xã hội tới tâm lý, tính cách con người dường như mờ nhạt.

Nói khác đi, do Freud quá nhấn mạnh nguồn gốc sinh học bên trong con người mà ít đi sâu, chứ không phải là không đi sâu, để làm nổi lên vai trò của các yếu tố xã hội, đó là yếu tố vô cùng quan trọng đối với đời sống tâm lý và tính cách con người.

Cũng như vậy, Freud chỉ chú trọng đến sự thăng hoa của bản năng tâm lý thể hiện trong libido và các bản năng eros, thanatos mà không chú ý nhiều tới mối quan hệ tương quan giữa các bản năng này với ngoại cảnh. Đó là mối quan hệ giữa con người với xã hội và ông cũng không chú ý tới vai trò của yếu tố văn hóa xã hội trong sự hình thành tâm lý hành vi con người. Freud không có cái nhìn sâu về các hiện tượng xã hội có ảnh hưởng tới tâm lý, tính cách. Phân tích của ông không làm rõ được những tương quan đa tạp, đa diện và đầy góc cạnh giữa con người và xã hội.

Từ góc độ triết học, học thuyết Freud đối lập với quan điểm của triết học Mác. Theo Mác, chỉ có ở con người mới có ý thức, ý thức do tồn tại xã hội quyết

định và nó cũng tác động trở lại đến sự tồn tại xã hội. Song, bên cạnh đó ý thức

cũng tác động đến môi trường xã hội để hình thành nhân cách của con người. Việc tách rời cá nhân với xã hội, tập trung lấy vô thức để giải thích mọi hiện tượng về

con người và xã hội loài người như của Freud là hoàn toàn xa lạ với phương pháp luận mác xít.

Freud đã xem cá nhân con người như là một thực thể tự trị, tách rời với xã hội. Cá nhân được tạo nên bởi những sức mạnh xung động có tính nội tại, thậm chí còn đối lập với xã hội, coi xã hội như một rào cản, một tổ chức cưỡng chế cản trở

những xung động cá nhân. Nghĩa là, ông luôn luôn đề cao vai trò cá nhân, vai trò gia đình và xã hội trong con người hơi mờ nhạt. Điều này hoàn toàn trái ngược quan

điểm của Mác là “trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội” [94, tr.11].

Học thuyết Freud là một khoa học về con người, song ở một vài chi tiết, học thuyết này lại mang màu sắc như triết lý siêu hình. Có người đã mô tả

những bóng tối mà không phải ai cũng tìm được lối ra. Chính vì vậy, sự hiểu biết về học thuyết Freud có những độ nông sâu khác nhau, nó tùy thuộc vào năng lực cảm thụ, óc phân tích của người nghiên cứu học thuyết này. Do đó, không ngạc nhiên khi còn có người cảm nhận và tiếp thụ học thuyết Freud một cách mù quáng.

Một phần của tài liệu Lối sống tiêu cực của một bộ phận giới trẻ Việt Nam hiện nay dưới lăng kính học thuyết hành vi con người của Freud (Trang 130)