Học thuyết Freud phân tích chưa thật sâu vai trò của môi trường sống và giáo dục đối với hành vi con ngườ

Một phần của tài liệu Lối sống tiêu cực của một bộ phận giới trẻ Việt Nam hiện nay dưới lăng kính học thuyết hành vi con người của Freud (Trang 132)

TIÊU CỰC CHO GIỚI TRẺ VIỆT NAM HIỆN NAY

4.2.2. Học thuyết Freud phân tích chưa thật sâu vai trò của môi trường sống và giáo dục đối với hành vi con ngườ

sống và giáo dục đối với hành vi con người

Tiếp theo phân tích ở trên, Freud không mở rộng và chưa đi sâu hơn để

làm rõ ảnh hưởng tác động cũng như cơ chế chấp nhận cái khách quan của cái

siêu tôi như thế nào, mà chỉ cho thấy tác động của cái siêu tôi tới cái tôi, cái ấy,

nên có thể hiểu, Freud chưa chú ý nhiều tới vai trò của môi trường sống và vai trò giáo dục con người, trong khi quá đề cao tính chất sinh học trong tâm lý, hành vi của con người.

Freud chấp nhận và đề cao vai trò quyết định của những yếu tố sinh lý. Theo ông, bộ máy tinh thần đã kích hoạt bản năng tình dục, để đưa đến cảm xúc thăng hoa nhất, tính dục nguyên thủy libido là động lực cho đời sống tâm thần, tôn giáo, văn học nghệ thuật. Đời sống xã hội chỉ là dồn nén bản năng và hạn chế

bản năng con người. Đây là vấn đề đã làm nảy sinh rất nhiều tranh luận trong giới học thuật.

Học thuyết Freud cho rằng, tuổi ấu thơ của đứa trẻ trong 5 năm đầu sẽ

quyết định cả đời sống của con người. Như vậy, Freud thừa nhận vai trò của cha mẹ quyết định cấu thành tâm lý tính cách con người. Điều đó không sai, nhưng thực tế ngày nay vai trò của xã hội, của môi trường sống, thậm chí hoàn cảnh gia đình, cũng làm phát sinh nhiều xung đột nội tâm, nhiều ấn tượng mãnh liệt in đậm sâu xa vào tính tình, tính cách con người không khác gì những hiện tượng xảy ra thời thơ ấu. Không những vậy, trong xã hội ngày nay, với sự cạnh tranh khốc liệt, với những quan hệ xã hội phức tạp ở tuổi trưởng thành, đã gây cho con người những xung đột nội tâm, để rồi hình thành nhân cách mới, không dính dáng gì tới tâm trạng thời ấu thơ vốn có.

Như vậy, học thuyết Freud đã ảnh hưởng tích cực đến nhiều lĩnh vực trong đời sống tinh thần con người. Bên cạnh đó, cũng có nhiều hạn chế vì quá

đề cao vai trò của libido, của vô thức, chú ý đến vai trò cá nhân mà không phân tích sâu vai trò xã hội trong đời sống con người. Chính vì còn một số hạn chế

gây tranh cãi như trên và cả những luận điểm còn gây bất đồng ngay trong nội bộ

của những người đi theo trường phái phân tâm học của Freud, mà một số những cộng sự của Freud đã tách ra và đi theo xu hướng mới, quan điểm mới, song vẫn lấy luận thuyết cơ bản của Freud làm cơ sở như G.Jung (1875-1961), A.Adler (1870-1937), E.Fromm (1900-1980), H.S.Sullivan (1897-1975), K.Horney (1885-1952), để từ đó hình thành xu hướng hậu phân tâm học hay học thuyết Freud mới vào giữa thế kỷ XX và ngày nay.

Nếu chỉ xét đơn thuần về học thuật, ngoài những điểm hạn chế nêu trên, ở

học thuyết Freud còn có nhiều điểm đã và sẽ còn phải tranh luận ở cả hai khía cạnh tích cực và hạn chế. Song, ý nghĩa thực tiễn, những tác động và ảnh hưởng vô cùng to lớn của học thuyết tới mọi mặt đời sống, xã hội và khoa học về con người là không thể phủ nhận.

Một phần của tài liệu Lối sống tiêu cực của một bộ phận giới trẻ Việt Nam hiện nay dưới lăng kính học thuyết hành vi con người của Freud (Trang 132)