Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng No&PTNT huyện

Một phần của tài liệu đánh giá hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện tân hiệp – kiên giang (Trang 54)

6. Các nhận xét khác :

4.2.2 Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng No&PTNT huyện

No&PTNT huyện Tân Hiệp giai đoạn 2011 đến 6/2014

4.2.2.1 Phân tích doanh số cho vay ngắn hạn

Cho vay là một trong những hoạt động tín dụng chủ yếu của NH, vừa trực tiếp phục vụ cho nhu cầu vốn lưu động cho nền kinh tế, vừa mang lại thu nhập thường xuyên cho NH. Vì vậy NH luôn tìm kiếm mở rộng hoạt động cho vay ngắn hạn đối với từng loại khách hàng có nhu cầu vay vốn

Nhìn chung, hoạt động cho vay của NH đã có những diễn biến tốt, DSCV ngắn hạn không ngừng tăng lên qua 03 năm 6 tháng 2014 và luôn chiếm tỷ trọng trên 90% trong tổng DSCV. Nguyên nhân tăng này chủ yếu là do NH đẩy mạnh hoạt động cho vay phục vụ nhu cầu đời sống người dân, sửa chữa, xây dựng nhà, kinh doanh buôn bán. Mặt khác do cơ cấu nguồn vốn huy

động của NH chủ yếu là huy động vốn ngắn hạn nên cho vay ngắn hạn giúp NH thu hồi vòng vốn nhanh, tăng vòng quay vốn và phân tán rủi ro, còn 6/2014 DSCV ngắn hạn giảm chủ yếu do tâm lý, do dự, chờ đợi lãi vay giảm hơn, công tác, quy trình thắt chặt cho vay, đảm bảo phòng ngừa rủi ro mới tốn thời gian hơn làm khách hàng mới e ngại nhưng vẫn đạt kết quả cao trong kế hoạch đề ra.

4.2.2.2 Doanh số cho vay ngắn hạn theo đối tượng khách hàng

Khách hàng vay vốn tại NH thuộc nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Việc nghiên cứu để cho vay theo đối tượng khách hàng giúp cho NH nắm bắt được đặc điểm của từng nhóm khách hàng cụ thể, từ đó xác định khách hàng mục tiêu phát triển trong tương lai. DSCV ngắn hạn đối với mỗi đối tượng khách hàng chiếm tỷ trọng khác nhau trong tổng DSCV ngắn hạn của NH. Qua giai đoạn 2011 – 6/2014 DSCV ngắn hạn đối với cá nhân và hộ gia đình chiếm cao nhất, vì đặc thù của kinh tế địa phương chủ yếu là hộ nông dân, cá thể nên nhu cầu vốn của họ cao, NH đẩy mạnh tập trung cho vay cá nhân cao hơn doanh nghiệp, cụ thể được biểu hiện qua hình 4.1 trang 41.

guồn: Phòng KH - K H o&PT T Chi nhánh huyện Tân Hiệp từ năm 2011 – 6/2014

Hình 4.1: Cơ cấu cho vay ngắn hạn theo đối tượng khách hàng tại NHNo&PTNT huyện Tân Hiệp giai đoạn từ 2011 – 6/2014

DSCV ngắn hạn đối với các đối tượng khách hàng, nhìn chung đều có sự biến động qua 03 năm 6 tháng. Hộ, cá nhân và công ty TNHH là những thành phần có tỷ trọng cao nhất qua các năm. Hình 4.1 thể hiện tỷ trọng cho vay ngắn hạn theo từng đối tượng khách hàng. Cụ thể, tỷ trọng cho vay ngắn hạn

Bảng 4.3 Doanh số cho vay ngắn hạn theo đối tượng khách hàng tại NHNo&PTNT huyện Tân Hiệp giai đoạn từ 2011-6/2014

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 6.2013 6.2014 2011-2012 2012-2013 6.2013-6.2014 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Hộ sản xuất-Cá nhân 763.473 946.190 1.079.306 574.915 540.303 182.717 23,93 133.116 14,07 -34.612 -6,02 DNTN 138.208 128.855 150.550 111.029 113.224 -9.353 -6,77 21.695 16,84 2.195 1,98 Cty TNHH 165.155 168.450 371.540 128.112 90.579 3.295 2,00 203.090 120,56 -37.533 -29,30

Cty cổ phần 10.000 10.000 10.000 0 0 0 0 0 0 0 -

Tổng doanh số cho vay 1.076.836 1.253.495 1.611.396 814.056 744.106 176.659 16,41 357.901 28,55 -69.950 -8,59

đối với hộ, cá nhân chiếm cao nhất và tăng qua các năm, Năm 2012 tỷ trọng tăng lên chiếm 75,48% trên tổng DSCV ngắn hạn và 72,61% vào 6 tháng 2014 trong tổng DSCV ngắn hạn. Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) là loại hình doanh nghiệp chiếm tỷ trọng cao tại NH và có xu hướng tăng lên qua từng năm, nhưng tỷ trong giữa các năm không đều, tiêu biểu năm 2013 chiếm 23,06% trong tổng DSCV ngắn hạn và giảm nhẹ còn 12,17% vào 6/2014 so với cùng kì 6.2013 là 15,74%. Số phần trăm còn lại của một số đối tượng khác chiếm tỷ trọng nhỏ và có xu hướng giảm dần. Cụ thể DSCV ngắn hạn là bao nhiêu đối với mỗi đối tượng khách hàng ta sẽ được thấy rõ hơn trong bảng 4.3 trang 42.

4.2.2.2.1 Hộ sản xuất - cá nhân

Trong cơ cấu cho vay ngắn hạn theo đối tượng khách hàng của NH, thì DSCV ngắn hạn cá thể (hộ gia đình-cá nhân) chiếm tỷ trọng lớn nhất (luôn chiếm trên 65% tổng DSCV ngắn hạn). Khi cấp tín dụng cho đối tượng khách hàng là cá nhân, chiếm số lượng lớn trong nền kinh tế, NH có nhiều cơ hội để mở rộng các mối quan hệ với khách hàng, có thể đa dạng hóa sản phẩm, tạo điều kiện phát triển dịch vụ NH bán lẻ và nhất là phân tán rủi ro vì không tập trung đầu tư quá nhiều vào một số đối tượng nhất định. Nhìn chung, DSCV ngắn hạn đối với cá thể có sự biến động qua các năm. Trong 3 năm từ 2011 đến 2013 thì DSCV ngắn hạn cá thể không ngừng tăng về tốc độ và cả về tỷ trọng. Do đặc thù kinh tế địa lý tại địa phương nên đối tượng vay trên địa bàn chủ yếu để phục vụ nông nghiệp, kinh doanh buôn bán, cho vay phục vụ tiêu dùng xây dựng, sửa chữa nhà, là cá nhân, hộ sản xuất, tiểu thương, cán bộ công nhân viên chức… thường vay những món vay nhỏ, không tốn nhiều chi phí cho công tác thẩm định và rủi ro thường ít hơn doanh nghiệp. Vì vậy, cho vay cá nhân được NH ưu tiên. Năm 2013, DSCV ngắn hạn cao nhất trong các năm với cá thể đã tăng 133.166 triệu đồng (tương đương 14,07%) so với năm 2012. Nguyên nhân chủ yếu là do, NH mở rộng tín dụng tiêu dùng và kinh doanh mua bán phục vụ đời sống, nhu cầu của người dân ngày một nâng cao, giao thông nông thôn mở rộng xây dựng, kéo theo những hộ dân sống gần tuyến đường xây dựng phải di dời sửa chữa, xây mới nên nhu cầu vay vốn, xây dựng sửa chữa nhà ở tăng cao, giao thông nông thôn mở rộng thuận tiện cho việc đi lại nên người dân có nhu cầu vay vốn mua xe cộ đi lại nhiều hơn, hoạt động buôn bán ngày càng phát triển. Mặt khác, lãi suất trong năm 2013 giảm khá mạnh so với những năm trước, ngay khi có cơ hội đầu tư phát triển họ lại nắm bắt để mở rộng sản xuất kinh doanh, từ đó làm cho nhu cầu vay vốn NH tăng lên đáng kể. Bên cạnh đó, NH cũng không ngừng tìm kiếm, phát hiện những khách hàng tốt tiềm năng, thuyết phục họ sử dụng các sản phẩm

tín dụng của NH. Đến đầu năm 2014 DSCV giảm còn 540.303 triệu đồng giảm 6,02% tuy vậy nhưng tỷ trọng vẫn còn cao khoảng 72,61%, lí do chính để đối phó với tình trạng nợ xấu tăng NH đã chủ trương thắt chặt quy trình cho vay, đanh giá lại khách hàng, kèm theo nhiều thủ tục đã khiến cho một số khách hàng cũ thiếu năng lực, khách hàng mới tiềm ẩn rủi ro từ NH khác nhảy sang e ngại, khách hàng không đạt yêu cầu của NH đề ra từ bỏ. NH tập chung vào chất lượng tín dụng thay vì số lượng và nhiều yếu tố khác đã khiến cho DSCV giảm nhưng.

4.2.2.2.2 Doanh nghiệp Tư nhân (DNTN)

Đây là thành phần kinh tế được chính quyền địa phương khuyến khích phát triển vì nó thể hiện khả năng phát triển kinh tế của địa phương. Tuy nhiên, Tân Hiệp vẫn là địa bàn nông thôn nên hoạt động chính vẫn là sản xuất nông nghiệp, các doanh nghiệp được thành lập không nhiều và chưa có nhiều kế hoạch cũng như chiến lược phát triển hoàn chỉnh nên ít thu hút được các hộ dân thành lập doanh nghiệp, điều này dẫn đến các doanh nghiệp ở địa bàn còn ít đa số là nhỏ. Do đó DSCV ngắn hạn đối với đối tượng này có sự biến động và xu hướng tăng trưởng, qua 03 năm và 6 tháng đầu năm 2014. Cụ thể, năm 2012 chiếm 10,28% trong tổng DSCV ngắn hạn tương đương giảm 6,77% so với năm 2011. Nguyên nhân giảm này là do trong năm 2012 lãi suất vẫn còn cao do NHNN đẩy mạnh kiềm chế lạm phát, làm ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội theo Nghị định 11/NQ-CP (24/02/2011). Đứng trước tình hình hàng tồn kho nhiều, sản phẩm khó tiêu thụ, đầu ra không ổn định, trong khi giá cả đầu vào tăng mạnh làm giảm lợi nhuận. Như trên địa bàn một số doanh nghiệp nhỏ buôn bán vật tư nông nghiệp, doanh nghiệp chế biến hàng nông sản, khả năng cạnh tranh thấp, nên phải cắt giảm chi phí, giảm nợ vay NH. Đến năm 2013, DSCV ngắn hạn đạt cao nhất đối với các doanh nghiệp tư nhân chiếm 9,34% trong tổng DSCV ngắn hạn tăng 21.695 triệu đồng (tương đương tăng 16,84%) so với năm 2012, tương tự như vậy DSCV ngắn hạn DNTN cũng tăng 1,98% trong 6 tháng đầu 2014. Trong năm 2013-6/2014 lãi suất giảm mạnh, bên cạnh đó Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2013 được Chính phủ ban hành “về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường” tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn để đầu tư. Mặt khác, do định hướng phát triển ngành nghề địa phương, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu. Các DNTN hoạt động trên địa bàn chủ yếu là lĩnh vực bán buôn bán lẻ, dịch vụ lưu trú và ăn uống phát triển mạnh do nhu cầu ngày càng tăng từ phía người dân. Ngoài ra do đường giao thông nông thôn mở rộng, thuận lợi cho việc đi lại, nhu cầu mua sắm xe máy tại địa phương tăng cao, kéo theo sự phát triển của các DNTN

mua bán xe, DNTN mua bán xăng, dầu nên nhu cầu vay vốn đối với đối tượng này đang được mở rộng.

4.2.2.2.3 Công ty TNHH

DSCV ngắn hạn đối với các công ty TNHH chiếm tỷ lệ khá cao trong cơ cấu cho vay ngắn hạn, đạt cao nhất trong năm 2013 (chiếm khoảng 23,06% tổng DSCV ngắn hạn). Nhìn chung, DSCV ngắn hạn theo loại hình này cũng có sự thay đổi qua từng năm và theo chiều hướng tăng. Nguyên nhân của sự tăng lên đột ngột lớn này là do giao thông đường thủy và đường bộ khá thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa đến nơi tiêu thụ, việc đi lại thuận tiện hơn nên nhu cầu ăn uống, vui chơi, giải trí của người dân tăng kéo theo nhu cầu mở rộng kinh doanh của đối tượng này tăng lên. Đặc biệt, do địa phương đẩy mạnh công tác xây dựng nông thôn mới nhu cầu xây dựng đường sá, cầu cống, sửa chữa nhà ở của người dân tăng cao, công ty TNHH mua bán vật liệu xây dựng, đồ trang trí nội thất, trên địa bàn cần một lượng hàng hóa lớn để đáp ứng nhu cầu khách hàng, kéo theo nhu cầu mở rộng vốn kinh doanh. Bên cạnh đó, số lượng công ty TNHH vay vốn tại NH ngày càng tăng lên, số lượng khách hàng tìm đến NH ngày một nhiều với những món vay lớn. Bước sang 6 tháng đầu 2014 do cac văn bản quy định, hướng dẫn của NH Tỉnh ban hành kèm theo quy định mới cho vay đối với công ty TNHH mà các công ty này hiện tại đáp ứng không đủ các yêu cầu thủ tục, hóa đơn đỏ, sổ sách báo cáo không rõ ràng nhằm trốn thuế, thiếu tính minh bạch đã vô tình làm cho hoạt động cho vay đối với đối tượng này gặp phải khó khăn. Nên phải được kiểm soát, nhằm hạn chế rủi ro lớn do các doanh nghiệp mang lại, tất cả những yếu tố đó đã góp phần làm giảm DSCV ngắn hạn đầu năm 2014 chỉ còn 90.579 triệu đồng so với cùng kì 6 tháng 2013 là 128.112 triệu đồng.

4.2.2.2.4 Công ty Cổ phần

Tình hình cho vay ngắn hạn đối với thành phần kinh tế này ổn định, trong 03 năm 2011, 2012, 2013 DSCV ngắn hạn đều nằm ở mức 10.000 triệu đồng, chủ yếu buôn bán cung cấp chế biến hàng nông sản. Mặt khác, do loại hình kinh tế này cũng không phải là đối tượng cho vay mà NH tập trung chủ yếu hướng tới, hiện trên địa bàn loại hình này rất ít, bên cạnh đó là do chi phí cho công tác thẩm định tốn kém, mất thời gian nên NH không tập trung mở rộng cho vay.

4.2.2.3 Doanh số cho vay ngắn hạn theo mục đích sử dụng vốn

NHNo&PTNT Việt Nam Chi nhánh huyện Tân Hiệp - Kiên Giang cho vay đối với tất cả các mục đích sử dụng vốn khác nhau như: Tiêu dùng, thương mại - dịch vụ, công nghiệp (Tiểu thủ công nghiệp), sản xuất lúa và

guồn: Phòng KH - K H o&PT T Chi nhánh huyện Tân Hiệp từ năm 2011 – 6/2014

Hình 4.2 Cơ cấu cho vay ngắn hạn theo mục đích sử dụng vốn tại NHNo&PTNT huyện Tân Hiệp giai đoạn từ 2011 - 2013

thủy sản. Hiện nay DSCV ngắn hạn theo mục đích tiêu dùng chiếm tỷ trọng cao nhất tại NH, do nhu cầu đời sống của người dân ngày một nâng cao, nên nhu cầu chi tiêu dùng cá nhân tăng mạnh trong những năm gần đây, bên cạnh đó, NH cũng tập trung đẩy mạnh cho vay hoạt động kinh doanh thương mại - dịch vụ. Nhìn chung, hoạt động tín dụng của NH xét theo mục đích sử dụng thì hầu như ở tất cả các lĩnh vực đều có nhu cầu sử dụng vốn. DSCV ngắn hạn đối với mục đích tiêu dùng chiếm tỷ trọng lớn nhất và tăng qua từng năm. Đối tượng vay với mục đích làm thương mại - dịch vụ cũng chiếm tỷ trọng khá cao luôn dao động từ 26% đến 36% trong tổng DSCV ngắn hạn. Công nghiệp chiếm tỷ trọng thấp luôn dưới 9% trong tổng DSCV ngắn hạn và có xu hướng giảm liên tục trong những năm gần đây.

Bảng 4.4: Doanh số cho vay ngắn hạn theo mục đích sử dụng vốn tại NHNo&PTNT huyện Tân Hiệp giai đoạn từ 2011 - 2013

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2011-2012 2012-2013

Số tiền % Số tiền %

Thủy sản 2.420 4.730 300 2.310 95,45 -4.430 -93,66

SX lúa – Chăn nuôi 153.444 148.354 138.732 -5.090 -3,32 -9.622 -6,49

Công nghiệp 94.783 86.005 108.510 -8.778 -9,26 22.505 26,17

TM – DV 315.614 330.844 582.398 15.230 4,83 251.554 76,03

Tiêu dung 510.575 683.562 781.456 172.987 33,88 97.894 14,32

Tổng 1.076.836 1.253.495 1.611.396 176.659 16,41 357.901 28,55

Để đi vào tìm hiểu DSCV ngắn hạn đối với mỗi mục đích sử dụng từ 2011 – 6/2014 là bao nhiêu, ta có thể dựa vào bảng số liệu 4.4 trang 46.

4.2.2.3.1 Thủy sản

Lĩnh vực thủy sản ở Tân Hiệp tương đối kém phát triển vì đây là huyện thuần nông, nên cho vay thủy sản chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng DSCV ngắn hạn của NH (chiếm dưới 1% trong tổng DSCV ngắn hạn). Ta thấy DSCV ngắn hạn của thủy sản có sự tăng, giảm mạnh qua 03 năm. Năm 2012 là năm đáng chú ý khi DSCV ngắn hạn của thủy sản tăng 95,45% so với năm 2011. Nguyên nhân của sự tăng lên này chủ yếu là do, người dân mở rộng mô hình nuôi như ếch, ba ba, cá tra, cá lóc, cá điêu hồng... trên địa phương, nên nhu cầu vốn về thủy sản tăng mạnh, đòi hỏi nguồn vốn đầu tư nhiều hơn để cải tạo ao hồ, mua con giống, thức ăn, thuốc chăm sóc, phục vụ nuôi trồng thủy sản. Đến năm 2013 DSCV ngắn hạn thủy sản giảm xuống còn 300 triệu đồng, giảm 4.430 triệu đồng (tương đương giảm 93,66%) so với năm 2012. Nguyên nhân chính là do thời tiết diễn biến thất thường, thủy sản gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh, trong khi giá cả đầu vào liên tục biến động tăng cao, cộng thêm việc giá cả đầu ra diễn biến theo hướng không có lợi cho người nuôi thủy sản, đầu ra không tìm được nguồn tiêu thụ, dẫn đến nhiều hộ thua lỗ nặng nên làm cho nhu cầu vay vốn để ổn định và mở rộng sản xuất giảm xuống mức thấp. Bên cạnh đó, do thâm canh cây lúa 03 vụ nên người dân chuyên tâm vào trồng

Một phần của tài liệu đánh giá hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện tân hiệp – kiên giang (Trang 54)