Hoạt động tín dụng của Ngân hàng từ 2011 đến 6/2014

Một phần của tài liệu đánh giá hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện tân hiệp – kiên giang (Trang 49)

6. Các nhận xét khác :

4.2.1 Hoạt động tín dụng của Ngân hàng từ 2011 đến 6/2014

Trong những năm qua tình hình kinh tế của Kiên Giang nói chung và của huyện Tân Hiệp nói riêng phát triển ổn định, đời sống người dân tăng lên đáng kể. Huyện Tân Hiệp kêu gọi hưởng ứng phong trào nông thôn mới, cánh đồng mẫu lớn, tiểu thủ công nghiệp có quy mô lớn kèm theo các ngành nghề, làng nghề phụ trợ để tập trung phát triển các ngành nghề như: nông nghiệp hiện đại, chế biến nông lâm thủy hải sản: sản xuất thực phẩm, hàng tiêu dùng;…điều này cho thấy được tiềm năng phát triển của huyện rất tốt. Tuy nhiên, huyện Tân Hiệp là vùng đất mà người dân có đời sống chủ yếu là sản xuất nông nông nghiệp, với đặc điểm sản xuất theo mùa vụ và chu kỳ vốn ngắn nên Ngân hàng thường tập chung đầu tư vốn cho vay ngắn hạn để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Trong các hoạt động cấp tín dụng, cho vay là hoạt động quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn nhất. Vì lý do số liệu nên trong phạm vi nghiên cứu của bài, hoạt động tín dụng chỉ dừng lại ở hoạt động cho vay của NH (sau đây gọi tắt là tín dụng). Với phương châm “nổ lực hết mình vì sự phồn thịnh của khách hàng”, tăng trưởng tín dụng đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng, giữ vững thị trường nông thôn, và tiếp tục hướng tới xây dựng nông thôn mới, đẩy mạnh phát triển thương mại - dịch vụ trên địa bàn. Sau đây, để phân tích hoạt động tín dụng của NH ta dựa vào các chỉ tiêu DSCV, DSTN, dư nợ và nợ xấu. Dưới đây là bảng số liệu 4.2 trang 36 thể hiện hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT Việt Nam Chi nhánh huyện Tân Hiệp - Kiên Giang qua các năm 2011 - 2013 và 6 tháng đầu năm 2014.

4.2.1.1 Doanh số cho vay

Doanh số cho vay là tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng cho khách hàng vay trong một thời gian. Sự tăng trưởng của doanh số cho vay cho thấy ngân hàng đang mở rộng quy mô hoạt động tín dụng. Đối với Ngân hàng No&PTNT huyện Tân Hiệp, mặc dù nguồn vốn huy động không ngừng tăng trưởng qua các năm, nhưng vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu tín dụng của khách hàng. Qua bảng 4.2 trang 36, nhìn chung, DSCV là số tiền mà NH cho khách hàng vay trong một kỳ nhất định. Số liệu 03 năm và 6 tháng 2014 cho thấy, DSCV tại NH luôn tăng. năm 2012 là năm khởi đầu cho sự tăng trưởng với tỷ

Bảng 4.2: Phân tích hoạt động tín dụng theo thời hạn tại NHNo&PTNT huyện Tân Hiệp giai đoạn từ 2011 – 6/2014

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 6.2013 6.2014 2011-2012 2012-2013 6.2013-6.2014

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Doanh số cho vay 1.109.636 1.324.790 1.656.184 831.246 753.950 215.154 19,39 331.394 25,01 -77.296 -9,30

Ngắn hạn 1.076.836 1.253.495 1.611.396 814.056 744.106 176.659 16,41 357.901 28,55 -69.950 -8,59 Trung- dài hạn 32.800 71.295 44.788 17.190 9.844 38.495 117,36 -26.507 -37,18 -7.346 -42,73 Doanh số thu nợ 1.038.151 1.167.817 1.537.245 795.854 849.514 129.666 12,49 369.428 31,63 53.660 6,74 Ngắn hạn 990.964 1.120.027 1.501.680 778.680 831.021 129.063 13,02 381.653 34,08 52.341 6,72 Trung- dài hạn 47.187 47.790 35.565 17.174 18.493 603 1,28 -12.225 -25,58 1.319 7,68 Dư nợ 745.567 902.540 1.021.479 937.932 925.915 156.973 21,05 118.939 13,18 -12.017 -1,28 Ngắn hạn 693.858 827.326 937.042 862.702 850.127 133.468 19,24 109.716 13,26 -12.575 -1,46 Trung- dài hạn 51.709 75.214 84.437 75.230 75.788 23.505 45,46 9.223 12,26 558 0,74 Nợ xấu 154 1.430 1.581 1.655 12.256 1.276 828,57 151 10,56 10.601 640,54 Ngắn hạn 154 1.430 1.581 1.655 12.256 1.276 828,57 151 10,56 10.601 640,54 Trung - dài hạn 0 0 0 0 0 0 - 0 - 0 -

lệ tăng 19,39% so với năm 2011. Nguyên nhân chủ yếu là do trong năm 2011 NH bước đầu thực hiện chỉ đạo theo hướng dẫn của Chính phủ ưu tiên phát triển, xây dựng nông nghiệp - nông thôn theo Nghị định 41/2010/NĐ-CP ngày 12/04/2010, mở rộng hoạt động tín dụng theo phương án của khách hàng đưa ra có hiệu quả và đảm bảo sinh lợi nhuận.

Bước sang năm 2013 DSCV đạt cao nhất trong 3 năm. Trong năm 2013, DSCV tăng mạnh do NH tiếp tục đẩy mạnh công tác cấp tín dụng, ưu tiên phát triển thương mại - dịch vụ, xây dựng nông thôn mới đáp ứng nhu cầu tiêu dùng phục vụ đời sống người dân. Bên cạnh đó, do chính sách lãi suất NH trong giai đoạn này giảm mạnh tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân được tiếp cận nguồn vốn trong sản xuất kinh doanh ổn định đời sống. Tâm điểm là sáu tháng đầu năm 2014 khi doanh số cho vay giảm 9,3%, nguyên nhân là do sản xuất trong những tháng cuối năm 2013 đến đầu năm 2014, người dân gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, giá lúa xuống thấp, sản lượng thu hoạch lúa giảm nhẹ so với năm trước do ảnh hưởng của dịch bệnh, lúc trúng mùa thì rớt giá, nông dân chờ đợi được giá mới bán, nên khách hàng không có nhu cầu mở rộng sản xuất như trước, vì vậy nhu cầu cho các hoạt động chi tiêu cũng giảm xuống. Giá thực phẩm, vật liệu xây dựng giảm nên các đối tượng doanh nghiệp, cá nhân buôn bán nhỏ lẻ đã không còn hào hứng vay vốn để phục vụ kinh doanh, cơ hội đầu cơ bán với giá cao ít, không được giá... công tác thu hồi nợ được đẩy mạnh khi gần bằng DSCV. Tất cả, điều này ít nhiều cũng đã ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của ngân hàng.

Trong cơ cấu cho vay tại NH thì cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhất và tăng qua các năm, đạt 97,84% trong năm 2013, trong năm 2014 thì cho vay ngắn hạn vẫn là chủ đạo, qua đó thấy được lĩnh vực đầu tư mà NH tập trung hướng đến trong quá trình hoạt động kinh doanh là cho vay ngắn hạn. Lãi suất ngắn hạn tương đối thấp hơn trung và dài hạn, nên người dân có nhu cầu vay ngắn hạn cao tại địa phương để phục vụ phát triển đời sống. Về phía NH do cho vay ngắn hạn có thể thu hồi vốn nhanh, kiểm soát hạn chế rủi ro của các khoản vay... nên công tác tín dụng ngắn hạn được NH chú trọng đẩy mạnh hơn. DSCV trung dài hạn chiếm tỷ trọng thấp và có xu hướng giảm ở năm 2013 – 6/2014.

4.2.1.2 Doanh số thu nợ

DSTN là số tiền mà NH thu về sau khi cho vay, đây cũng là chỉ tiêu rất quan trọng đối với mỗi NH. Nó không những thể hiện khả năng thẩm định tín dụng của cán bộ kinh doanh mà còn phản ánh khả năng thu hồi vốn của NH. Nhìn chung, DSTN của NH tăng liên tục qua các năm cùng với sự biến động

tăng lên của DSCV. Cụ thể, đỉnh điểm là năm 2013 DSTN tiếp tục tăng lên đạt 1.537.245 triệu đồng, tăng 31,63% so với năm 2012. Điều này thể hiện công tác thu hồi nợ được NH quan tâm nhiều, cùng với sự chỉ đạo của Ban lãnh đạo và thái độ tích cực của các cán bộ kinh doanh luôn bám sát địa bàn cho vay, chú trọng đến chất lượng vốn, chất lượng tín dụng. Bên cạnh đó, khách hàng của NH là truyền thống, luôn có ý thức trả nợ đúng hạn để giữ uy tín với NH cho những lần vay sau. Trong bối cảnh tình hình kinh tế huyện Tân Hiệp sáu tháng đầu năm 2014 gặp khó khăn do giá lúa và nông lâm thủy sản xuống thấp, doanh số cho vay giảm nhưng doanh số thu nợ vẫn tăng 6,74% so với 6 tháng 2013, điều này là rất tốt với NH. Nguyên nhân, với chính sách giải quyết cho vay sớm cho các đối tượng khách hàng trả nợ đúng hạn, điều này thúc đẩy khách hàng đến trả nợ đúng hạn để sớm được xét duyệt vay vốn. Mặc dù cán bộ ngân hàng đẩy mạnh công tác nhắc nhở, thu hồi nợ nhưng với tình hình sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng bởi giá cả do đa số muốn tích trữ đợi giá cao làm cho công tác thu nợ gặp nhiều khó khăn hơn giai đoạn trước, nhưng vẫn hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch được giao.

DSTN ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng doanh số (luôn trên 90%) và có chiều hướng tăng, tiêu biểu năm 2013 tỷ trọng là 97,84%, DSTN trung dài hạn chiếm tỷ trọng rất thấp, nguyên nhân là do đa phần khách hàng vay vốn thời gian ngắn thường vào đầu mỗi chu kỳ sản xuất, mua nguyên vật liệu đầu vào và các yếu tố sản xuất khác, khi thu hồi được vốn sẽ hoàn trả lại cho NH và đến chu kỳ tiếp theo lại làm hồ sơ vay tiếp. Với sự nổ lực giám sát, cũng như kiểm tra quá trình sử dụng vốn để nắm được tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh của khách hàng, qua đó tăng cường nhắc nhở, động viên khách hàng trả nợ tạo nên hiệu quả trong việc thu hồi nợ cho NH. Doanh số thu nợ trung và dài hạn: Qua bảng số liệu trang 36 cũng cho ta thấy rằng doanh số thu nợ trung và dài hạn của ngân hàng chiếm tỷ trọng rất nhỏ, dưới 10% tổng doanh số thu nợ. Đồng thời, doanh số thu nợ trung và dài hạn biến động tăng qua từng năm và có xu hướng thu hồi sớm và giảm tỷ trọng. Nguyên nhân là do trong thời gian qua ngân hàng giảm cho vay trung và dài hạn kéo theo doanh số thu nợ cũng giảm theo tiêu biểu năm 2013 giảm 25,58% chỉ còn 35.565 triệu đồng và các khoản cho vay dài hạn vẫn chưa đến hạn, đồng thời trong thời gian qua cũng có khách hàng kinh doanh thua lỗ, hàng tồn kho nhiều, vòng quay vốn chậm dẫn đến việc trả nợ ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Riêng 6 tháng đầu năm 2014, doanh số thu nợ trung và dài hạn tăng lên so với cùng kỳ, điều này được giải thích là do những khoản cho vay trung và dài hạn những năm trước đã đến hạn trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2014 làm cho doanh số thu nợ tăng lên so với cùng kỳ 2013.

4.2.1.3 Dư nợ

Dư nợ là kết quả của cho vay và thu nợ, nếu chỉ dựa vào dư nợ để đánh giá hoạt động tín dụng của NH tốt hay xấu là chưa đầy đủ. Điều này còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố như: Cơ cấu cho vay, thời hạn cho vay, các chính sách kinh tế xã hội, phát triển kinh tế, tình hình kinh tế tại địa phương, các chiến lược kinh doanh của NH. Với DSCV và DSTN đều có sự biến đổi tăng qua các năm nên dư nợ cũng có sự thay đổi. Trong 03 năm và 6 tháng 2014, dư nợ tại NH tăng liên tục ở mức cao. Cao nhất vào năm 2013, dư nợ tiếp tục tăng qua các năm do NH đẩy mạnh hoạt động tín dụng xây dựng nông thôn mới, cho vay phục vụ tiêu dùng ổn định đời sống, xây dựng, sửa chữa nhà ở nông thôn, xây dựng đường bê tông nông thôn, bờ kè, cống máng, mô hình tổng hợp (sản xuất lúa, chăn nuôi heo, cá) đối với ngắn hạn, đầu tư cho vay mua sắm máy nông nghiệp (máy cày, máy gặt đập liên hợp...) mô tơ, lò xấy, sân phơi đối với trung - dài hạn để phục vụ “tam nông” nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Tổng dư nợ năm 2013 tăng 13,18% đạt 1.021.479 triệu đồng. Riêng 6 tháng 2014 dư nợ có phần giảm so với cùng kì, giảm 1,28% và chỉ đạt 925.915 triệu đồng nhưng như vậy cũng là cao, lý do chủ yếu là doanh số cho vay sụt giảm, khối lượng công việc của nhân viên tăng, thủ tục phát sinh thêm của các văn bản Hội sở chỉ đạo nhằm giảm rủi ro nợ xấu, nợ xấu tăng cao và các yếu tố khác góp phần làm dư nợ sụt giảm nhẹ. Cũng như 2 chỉ tiêu DSCV và thu nợ, dư nợ ngắn hạn cũng chiếm đa phần (chiếm khoảng trên 90%) trong tổng dư nợ. Tăng qua các năm và cao nhất vào năm 2013 tỷ trọng tăng lên đạt 92% và 91,81% 6 tháng 2014 trên tổng dư nợ toàn NH. Do nhu cầu vay vốn ngắn hạn theo thời vụ là chủ yếu để phục vụ sản xuất lúa - chăn nuôi, xây dựng nông thôn phục vụ đời sống. Bên cạnh đó, do cơ cấu nguồn vốn huy động của NH chủ yếu là vốn huy động ngắn hạn nên cho vay ngắn hạn sẽ giúp NH thu hồi nợ nhanh, tăng vòng quay vốn và phân tán rủi ro, qua các năm ta thấy rằng dư nợ trên cán bộ trung bình vào khoảng 80 tỷ và có chiều hướng tăng qua các năm. Dư nợ trung dài hạn của NH chiếm tỷ trọng rất thấp chủ yếu là cho vay mua máy móc thiết bị, tài sản cố định của doanh nghiệp.

4.2.1.4 Nợ xấu

Bất cứ hoạt động nào cũng chứa rủi ro, nhất là trong hoạt động kinh doanh tiền tệ. Nợ xấu là biểu hiện rõ nhất của rủi ro tín dụng và nó có tác động tiêu cực đến hoạt động của ngân hàng. Nhìn chung, ta thấy tình hình nợ xấu của NH qua 03 năm và 6 tháng 2014 liên tục tăng lên so với những năm trước. Nợ chuyển nhóm có chiều hướng tăng lên khó xử lý, tuy đã có những biện pháp hạn chế tối đa, nhiều trường hợp thỏa thuận, cam kết hoặc tòa án xử bán tài sản thế chấp để trả nợ, nhưng thi hành không được do đã cầm cố sang bán,

gán nợ bất hợp pháp trong khi vay, gây ra tình trạng tranh chấp, kiện tụng rất phức tạp ở nông thôn. Ngoài ra, do tình hình trả nợ vay của một số khách hàng gặp nhiều khó khăn như: chi phí tăng cao, hàng hóa sản phẩm làm ra của khách hàng (chủ yếu là nông dân như lúa, heo, cá...) bán ra thị trường không ổn định, giá rẻ, lợi nhuận giảm, bị ép giá, cá biệt có một số hộ sản xuất bị thiên tai, dịch bệnh, nợ vay đến hạn không trả được, một số khách hàng không thực hiện đúng kế hoạch trả nợ NH, làm cho NH phải điều chỉnh kỳ hạn nợ. Bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số khách hàng sử dụng vốn sai mục đích. Điểm nổi bật nhất là năm 2012 nợ xấu tăng 828,57% đạt 1.430 triệu đồng và tiếp tục tăng trong năm tiếp theo. Đáng chú ý là 6 tháng 2014 là 12.256 triệu đồng tăng 640.54%, nợ xấu tăng cao không có nghĩa là NH hoạt động kém, công tác quản lý kém mà do chủ yếu ý thức người vay kém ỷ lại vào tải sản thế chấp lớn, hay cố gắng phấn đấu được xếp loại khách hàng tốt sau đó vay được tiền thì trả nợ trậm, sử dụng tiền đã nhận không đúng mục đích hay vay để chia sớt, do thiên tai... tâm lý đã rơi vào nợ xấu (nhóm 3,4,5) buông xuôi. Vì NH tập trung cho vay ngắn hạn chủ yếu là cá nhân nên rủi ro tín dụng, nợ xấu của ngắn hạn cũng chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nợ xấu tại NH, tỷ trọng nợ xấu trung dài hạn chiếm không đáng kể và chủ yếu là nhóm hai. Nợ xấu ngắn hạn chiểm tỷ trọng cao trong năm 2012 và tăng lên khá mạnh chiếm 100% tổng nợ xấu và 100% sáu tháng đầu 2014. Vì trong giai đoạn 2012 – 6/2014, tình hình khó khăn chung của cả nước ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch bệnh kéo theo nợ xấu ngắn hạn tại địa phương tăng, mặc dù đã xử lý nhưng vẫn còn tồn đọng chưa thành nhóm 5 hoặc đã chuyển nhóm nhưng có tranh trấp, khiếu kiện, sự khó khăn trong việc thi hành án đã kéo giài thời gian thi hành, yếu tố cầm cố sang bán bất hợp pháp làm phức tạp.

Một phần của tài liệu đánh giá hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện tân hiệp – kiên giang (Trang 49)