6. Các nhận xét khác :
5.3.3 Giải pháp đối với giải quyết nợ xấu ngắn hạn
Cơ sở đề xuất: Quy mô hoạt động tín dụng của NH gắn liền với hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của khách hàng, vì vậy những biến động của thị trường như: Giá xăng dầu, giá các loại nông sản, bất động sản... tưởng chừng như không ảnh hưởng đến NH nhưng thật ra nó lại có ảnh hưởng rất lớn. Hơn thế, tài sản thế chấp của khách hàng tại NH đa phần là Quyền sử dụng đất, việc thị trường nhà đất tại huyện Tân Hiệp bị đóng băng làm cho các tài sản này khó bán khi xảy ra rủi ro dẫn đến việc phải thanh lý tài sản thế chấp chậm. Do nợ xấu là một chỉ tiêu mà không bất kì một ngân hàng nào muốn xuất hiện trong quá trình hoạt động của mình, tuy nhiên việc phát sinh các món nợ xấu được xem như là một tình huống bất khả kháng và phải chấp nhận có nợ xấu khi cho vay.
+ Giải pháp
- Ngân hàng cần phải duy trì việc phát sinh thêm nợ xấu ở một giới hạn an toàn cho phép, nhằm tránh gây ra rủi ro cho chính ngân hàng.
- Đối với các khoản nợ đã chuyển nhóm, phải có phân tích từng trường hợp, phân công bám nợ, xử lý dứt điểm nợ tồn đọng.
- Đối với nợ quá hạn, thì dùng chính sách thuyết phục khách hàng như: Động viên khách hàng dùng nguồn vốn khác để trả nợ, cho khách hàng tìm người để bán tài sản với giá thích hợp mà họ đồng ý để trả nợ.
- Các trường hợp khách hàng không có thiện chí trả nợ, từ chối tiếp xúc với cán bộ NH bằng nhiều lý do hoặc không có khả năng trả nợ, khi có rủi ro xảy ra, cần kiên quyết xử lý, phát mãi tài sản đảm bảo để nhanh chóng thu hồi nợ.
- Đối với khách hàng đang gặp khó khăn nhưng vẫn có thiện chí trả nợ thì tùy từng trường hợp cụ thể để có những giải pháp thích hợp như: Gia hạn thời hạn cho vay, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ…
- Kết hợp chặt chẽ, với cơ quan chính quyền địa phương, cơ quan thi hành án để thu hồi nợ, tránh tình trạng kéo dài thời gian, trải qua nhiều quy trình, thủ tục.
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN
Qua việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh, nguồn vốn, hoạt động tín dụng cho thấy ngân hàng đã đạt được nhiều thành tích bên cạnh đó vẫn còn những hạn chế trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Ngân hàng No&PTNT huyện Tân Hiệp trong thời gian qua đã không ngừng nỗ lực, phấn đấu để đạt kết quả kinh doanh tốt, lợi nhuận không ngừng tăng trưởng qua các năm, mặc dù trong thời gian qua tình hình kinh tế Việt Nam nói chung và của Huyện Tân Hiệp nói riêng cũng gặp không ít khó khăn, thách thức. Nhưng với chiến lược kinh doanh hợp lý, đội ngũ cán bộ có tinh thần trách nhiệm cao đã giúp cho ngân hàng đạt được sự tăng trưởng qua từng năm. Tình hình nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng đều tăng trưởng qua các năm, vốn huy động không ngừng tăng lên, đây là điều rất đáng khích lệ, nhưng tỷ trọng vốn huy động trong tổng nguồn vốn vẫn còn thấp và còn phụ thuộc vào vốn điều hòa từ Hội sở rất lớn, vì vậy ngân hàng cần phấn đấu hơn nữa trong công tác huy động vốn để chủ động được nguồn vốn, giảm chi phí và nâng cao lợi nhuận, tăng quy mô hoạt động.
Qua phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng giai đoạn 2011-6/2014 ta thấy rằng doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ của ngân hàng có sự biến động, nhất là trong năm 2013- 6/2014. Tình hình nợ xấu của ngân hàng có chiều hướng tăng dần cho thấy quy mô hoạt động có tăng trưởng nhưng chất lượng có giảm khi để nợ xấu tăng. Là một ngân hàng lấy đối tượng đầu tư là nông nghiệp, nông dân, nông thôn là chủ yếu và luôn tiềm ẩn rủi ro, vì vậy việc đáp ứng nhu cầu vốn cho cá nhân, nông dân kịp thời để mở rộng sản xuất là điều rất quan trọng nhưng cần phải giảm thiểu nợ xấu, đẩy mạnh công tác thu nợ. Qua nhận định có thể thấy Aribank Tân Hiệp là một ngân hàng hoạt động tốt, có quy mô ngày càng tăng và chỉ cần khắc phục những hạn chế, thiếu sót là có thể phát triển NH cả về chất lượng và cả quy mô, hoạt động tín dụng có thể mở rộng hơn nữa.
6.2 KIẾN NGHỊ
6.2.1 Đối với chính quyền địa phương huyện Tân Hiệp - Kiên Giang
+ Cơ sở đề xuất
Trong quá trình xét duyệt hồ sơ thì việc cung cấp thông tin giữa NH và huyện chưa thật sự chặt chẽ và phòng tài nguyên và môi trường chưa thực sự
hoạt động tốt, thủ tục còn phức tạp rườm rà, khi người dân đến đăng kí thế chấp tài sản cho NH tại phòng tài nguyên phải đợi chờ lâu gây ra nhiều phiền phức không đáng có.
+ Kiến nghị
Hỗ trợ cho NH trong việc cung cấp thông tin về khách hàng, nhanh chóng ký duyệt hồ sơ cho người dân để bớt chờ đợi, đi lại.
Phòng tài nguyên môi trường, cần đơn giản hóa thủ tục, các loại giấy tờ công chứng và giải quyết nhanh các hồ sơ. Vì tài sản bảo đảm để vay vốn của khách hàng chủ yếu là bất động sản nên cần tạo điều kiện cho khách hàng đăng ký thế chấp một cách nhanh chóng, tránh tình trạng thời gian kéo dài gây khó khăn cho việc hoàn thành thủ tục đi vay của người dân.
UBND Tỉnh cần điều chỉnh khung giá đất phù hợp với khung giá thị trường tạo điều kiện tăng nguồn vốn vay cho khách hàng một cách hợp lý.
Các cơ quan pháp luật như Tòa án, Thi hành án, tiếp tục hỗ trợ NH trong việc khởi kiện khách hàng gặp rủi ro khó khăn trong trả nợ vay, tiến hành đấu giá, phát mãi một cách nhanh chóng các tài sản thế chấp nhằm giảm bớt thiệt hại cho NH.
6.2.2 Đối với NHNo&PTNT Việt Nam tỉnh Kiên Giang
+ Cơ sở đề xuất
Hiện nay, trụ sở làm việc tại Chi nhánh huyện Tân Hiệp đã xuống cấp, lại mất mỹ quan, bị che chắn bởi bến xe, khi có mưa lớn hay bị ngập do NH thấp hơn mặt đường, khách hàng khi vào NH cảm thấy bất an vì tình hình trật tự tại bến xe thường không đảm bảo.
+ Kiến nghị
NHNo&PTNT Việt Nam Tỉnh Kiên Giang nên cho mua lại đất bến xe trước NHNo&PTNT huyện Tân Hiệp để sau này xây dựng trụ sở nhằm quảng bá hình ảnh, đảm bảo an toàn thoải mái cho khách hàng khi đến giao dịch tại NH, tăng khả năng cạnh tranh với các NH khác.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thái Văn Đại, 2012. ghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại. Cần Thơ: Nhà xuất bản Cần Thơ.
2. Thái Văn Đại và Bùi Văn Trịnh, 2010. Tiền tệ-Ngân hàng. Đại học Cần Thơ.
3. Thái Văn Đại và Nguyễn Thanh Nguyệt, 2010. Quản trị ngân hàng thương mại. Cần thơ: Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.
4. Nghị định số 41/2010/NĐ-CP, chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông
nghiệp nông thôn. Chính Phủ, 2010.
5. Thông tư số 02/2013/TT-NHNN, Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc s dụng dự phòng để x lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nư c
ngoài. Ngân hàng Nhà nước, 2013.
6. Thông tư 13/2010/TT-NHNN ban hành ngày 20 tháng 05 năm 2010 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng.
7. Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ban hành ngày 22 tháng 04 năm 2005 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Quyết định về việc ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và s dụng dự phòng để x lý rủi ro tín dụng trong hoạt động của tổ chức tín dụng.
8. Nghị quyết 11/2011/NQ-CP ban hành ngày 24 tháng 02 năm 2011, ề những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô,
bảo đảm an sinh xã hội. Chính Phủ, 2011.
Các website:
Agribank: http://www.agribank.com.vn
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: http://www.sbv.gov.vn Tổng cục thống kê: http://www.gso.gov.vn