6. Các nhận xét khác :
5.3.1 Giải pháp đối với công tác cho vay ngắn hạn
Cơ sở đề xuất: Công tác cho vay tại NH được mở rộng qua từng năm (2011 – 6/2014), tuy nhiên tỷ trọng đầu tư tập trung chủ yếu là ngắn hạn cá
nhân, tốc độ tăng trưởng không ổn định và còn nhiều bất cập, phần lớn khách hàng của NH là nông dân có thu nhập chủ yếu từ sản xuất lúa - chăn nuôi chịu rủi ro cao do ảnh hưởng của thời tiết, và sự biến động của giá. Công tác mở rộng hoạt động tín dụng ngắn hạn gặp nhiều khó khăn do cạnh tranh không lành mạnh của các TCTD trên địa bàn, chất lượng tín dụng chưa cao.
Giải pháp: Cải thiện công tác cho vay ngắn hạn
- Để hạn chế tình trạng khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, đòi hỏi tiền vay phải được chuyển trực tiếp đến đơn vị thụ hưởng.
- Có chính sách theo dõi giá cả các sản phẩm của đơn vị sản xuất kinh doanh có vay vốn tại NH, để từ đó xác định hạn mức tín dụng, thời gian hợp lý.
- Phân công cho từng nhân viên trong cơ quan phụ trách những địa bàn khác nhau như: Thăm dò, khảo sát xem tình hình nhu cầu vốn của từng khu vực như thế nào. Những thành phần, ngành nghề nào thiếu vốn để từ đó NH sẽ phân định cho nhân viên về với các cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp để tư vấn những sản phẩm mà NH đang cung ứng.
- Đối với khách hàng vay những khoản vay lớn và những khách hàng mới đến NH giao dịch lần đầu, trước khi đề xuất cho vay CBTD phải trực tiếp xuống địa bàn xem xét thẩm định kỹ, xếp hạng khách hàng phải tuân thủ các nguyên tắc điều kiện, văn bản chế độ, quy định của ngành, tính toán kỹ các phương án, dự án của khách, đề án của địa phương tập trung cho vay có hiệu quả và hạn chế rủi ro.
- NH phải kết hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các ban ngành có liên quan để dễ thu thập được nhiều thông tin hơn về khách hàng vừa có thể tìm kiếm mở rộng quy mô tín dụng.
- Hạn chế cho vay đối với hình thức bảo đảm bằng động sản như: Xe du lịch, phương tiện vận chuyển… Vì những tài sản này khấu hao nhanh, mau mất giá trị so với lúc ban đầu, nên khi xảy ra rủi ro, thì NH rất khó xử lý tài sản này hoặc xử lý được nhưng giá trị rất thấp không đủ thu hồi vốn.
5.3.1.1 Giải pháp cho vay ngắn hạn theo đối tượng khách hàng
Cá nhân: Hiện nay, NH tập trung cho vay đối tượng là cá nhân, hộ gia
đình, đây là thành phần chiếm đa số trong địa phương, tuy nhiên đối tượng vay này khó quản lý do CBTD trên địa bàn vẫn còn khá hạn chế, nhiều món vay nhỏ lẻ, thành phần khách hàng phức tạp dẫn đến nợ xấu ngắn hạn của đối tượng này có chiều hướng tăng.
Giải pháp: Vì vậy NH phải thẩm định kỹ điều kiện cấp tín dụng cho khách hàng, phải có phương án sản xuất hiệu quả, có tài sản đảm bảo, kiểm tra khách hàng sử dụng tiền vay có đúng mục đích không, tiếp tục duy trì địa bàn vì đây vẫn là đối tượng khách hàng chủ yếu.
DNTN: Trong khối doanh nghiệp trên địa bàn huyện Tân Hiệp thì chủ
yếu là DNTN và tiềm năng lợi ích từ DNTN mang lại cho NH trong tương lai rất lớn vì đâylà loại hình cho vay hoạt động tương đối tốtvà hiện nay địa bàn huyện đang có sự chuyển dịch cơ cấu mạnh, khuyến khích phát triển doanh nghiệp.
Giải pháp: Chính vì thế NH nên tiếp tục mở rộng cho vay đối với đối tượng này. Có những chính sách hỗ trợ DNTN trong việc vay vốn như: Lãi suất cho vay ưu đãi và linh hoạt, cung cấp gói bảo hiểm vay vốn cho khách hàng, đưa ra một số gói hỗ trợ cho vay đối với loại hình kinh doanh này.
Công ty TNHH: Trong những năm gần đây khách hàng là công ty
TNHH đóng trên địa bàn có nhu cầu vay vốn ngày càng nhiều để phục vụ mua, trữ: Lúa, phân bón, thuốc sâu, cát, đá… hoạt động khá tốt.
Giải pháp: NH nên quan tâm đầu tư. Có những chính sách hỗ trợ khách hàng trong việc vay vốn như: Lãi suất cho vay ưu đãi và linh hoạt, cung cấp gói bảo hiểm vay vốn cho khách hàng, đưa ra một số gói hỗ trợ cho vay đối với loại hình kinh doanh này.
5.3.1.2 Giải pháp cho vay ngắn hạn theo mục đích sử dụng vốn
Thủy sản: Đây là ngành không phải thế mạnh của vùng, người dân
hoạt động sản xuất trong lĩnh vực này kém hiệu quả.
Giải pháp: NH nên hạn chế mở rộng đầu tư để tránh rủi ro, cân nhắc trước khi quyết định cấp tín dụng.
Sản xuất lúa - chăn nuôi: Gần đây nợ xấu đối với sản xuất lúa - chăn
nuôi gia súc, gia cầm, liên tục tăng cao đối với nhóm khách hàng có quy mô sản xuất nhỏ, do không đảm bảo các điều kiện chăn nuôi, dịch bệnh và mưa, lũ có diễn biến bất thường, giá cả và đầu ra không ổn định dẫn đến khách hàng không có lời và trễ hạn trả nợ.
Giải pháp: Chính vì thế NH cần cẩn trọng hơn trong công tác cho vay trong lĩnh vực sản xuất lúa - chăn nuôi. Tăng cường công tác cho vay phục vụ hộ sản xuất quy mô lớn, có trình độ và kinh nghiệm, biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, canh tác theo mô hình “cánh đồng mẫu lớn”, hợp tác xã, sử dụng giống lúa “nguyên chủng” hoặc xác nhận để đưa vào canh tác. Thẩm định thật kỹ, phương án sản xuất để đầu tư có hiệu quả, CBTD cần xuống tận
nơi sản xuất để thẩm định, hạn chế mở rộng tín dụng đối với khách hàng vay vốn phục vụ cho sản xuất lúa vụ 03, NH thẩm định kĩ điều kiện cho vay, khách hàng phải có phương án sản xuất hiệu quả, có tài sản đảm bảo, hay giới hạn mức cho vay đối với những phương án tiềm ẩn rủi ro cao… Để hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất.
Công nghiệp - Tiểu thủ Công nghiệp: Trong thời gian qua ngành công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp gặp nhiều khó khăn, do chi phí giá cả đầu vào tăng nhưng giá đầu ra khá bất ổn, nên nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này cắt giảm tối đa chi phí, hạn chế nợ vay tại NH.
Giải pháp: Ngân hàng cần tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tái mở rộng sản xuất kinh doanh, ưu tiên hạ mức lãi suất cho vay kèm theo những chính sách ưu đãi, cân nhắc nâng hạn mức cho vay đối với những phương án khả thi, hiệu quả.
Thương mại - dịch vụ: Đây là lĩnh vực tiềm năng, đang phát triển
mạnh trên địa bàn, NH nên đẩy mạnh đầu tư vào thương mại - dịch vụ. Do nhu cầu mua bán, mở rộng dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí ngày càng tăng cao và huyện Tân Hiệp đang đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu, xây dựng nông thôn mới. Giải pháp: Vì thế Ngân hàng chủ động tìm kiếm khách hàng, tạo một số gói sản phẩm dành riêng cho đối tượng này với lãi suất cho vay thấp và thủ tục giải quyết nhanh gọn.
Tiêu dùng: Gần đây NH đẩy mạnh công tác cho vay tiêu dùng phục vụ
đời sống người dân, đáp ứng nhu cầu sửa chữa, xây dựng nhà ở, kiên cố hóa, nhựa hóa đường giao thông… Nhưng cho vay tiêu dùng tiềm ẩn rủi ro cao, làm nợ xấu ngắn hạn tiêu dùng tăng.
Giải pháp: Chính vì vậy, NH nên giảm DSCV ngắn hạn đối với tiêu dùng trong tổng cơ cấu dư nợ ngắn hạn. Quy trình thẩm định cần khắt khe hơn, khách hàng phải chứng minh được nguồn trả nợ rõ ràng.