Phân tích dư nợ ngắn hạn

Một phần của tài liệu đánh giá hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện tân hiệp – kiên giang (Trang 70)

6. Các nhận xét khác :

4.2.4Phân tích dư nợ ngắn hạn

Dư nợ là kết quả của quá trình cho vay và thu nợ. Dư nợ cho vay là chỉ tiêu xác thực để đánh giá về quy mô hoạt động tín dụng. Cùng với sự tăng trưởng của DSCV ngắn hạn thì dư nợ cho vay ngắn hạn cũng không ngừng tăng lên từ năm 2011-6/2014, cụ thể như sau: kể từ năm 2011 cho đến năm 2013 dư nợ ngắn hạn đã tăng nên 945.264 triệu đồng tăng 118.941 triệu đồng (tương đương tăng 14,39%) so với năm 2012. Dư nợ ngắn hạn liên tục tăng lên, năm sau luôn cao hơn năm trước nguyên nhân chủ yếu là do địa bàn huyện Tân Hiệp đang chuyển dịch cơ cấu xây dựng nông thôn mới. NH mở rộng cho vay tiêu dùng phục vụ đời sống, đẩy mạnh phát triển thương mại - dịch vụ trong những năm gần đây.

4.2.4.1 Dư nợ ngắn hạn theo đối tượng khách hàng

Để thực hiện mục tiêu tăng trưởng tín dụng cũng như góp phần phát triển kinh tế. NH luôn mở rộng việc tìm kiếm khách hàng mới và giải quyết được nhu cầu vốn của các đối tượng khách hàng nên dư nợ ngắn hạn mỗi năm tại NH đều có xu hướng tăng lên. Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn theo đối tượng khách hàng được thể hiện qua Hình 4.5.

guồn: Phòng KH - K H o&PT T Chi nhánh huyện Tân Hiệp từ năm 2011 – 6/2014

Hình 4.5: Cơ cấu dư nợ ngắn hạn theo đối tượng khách hàng tại NHNo&PTNT huyện Tân Hiệp giai đoạn từ 2011 – 6/2014

Dư nợ ngắn hạn đối với đối tượng hộ, cá nhân chiếm tỷ trọng cao nhất qua các năm và có xu hướng biến động nhẹ. Từ năm 2011 đến năm 2012 theo chiều hướng tăng chiếm 85,78% vào năm 2012, năm 2013 giảm xuống còn chỉ chiếm 84,70% trong tổng dư nợ ngắn hạn tại NH. Tiếp theo là công ty TNHH tuy chiếm tỷ trọng nhỏ hơn nhưng có xu hướng tăng dần qua các năm và đều chiếm trên 7% trong từng năm. Còn lại là của DNTN và công ty CP với tỷ trọng rất thấp nhưng cũng có sự biến động tăng giảm qua các năm.

4.2.4.1.1 Hộ sản xuất - cá nhân

Dựa vào bảng 4.7 ta thấy, đây vẫn là đối tượng khách hàng chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ ngắn hạn tại NH và cũng có số món vay nhiều nhất. Trong thời gian này, DSCV ngắn hạn tăng cao hơn DSTN ngắn hạn làm dư nợ ngắn hạn cá nhân tăng lên. Bên cạnh đó, NH rất chú trọng cho vay các hộ S KD, cá thể và chủ yếu là cho vay tập trung các đối tượng này, không ngừng mở rộng quan hệ tín dụng với các cá nhân là những người có thu nhập ổn định, các hộ gia đình sản xuất, kinh doanh các ngành nghề truyền thống ở địa phương, với mục tiêu duy trì mức dư nợ ngắn hạn hợp lý và thu được lợi nhuận cao nhất. Đây là hướng đi phù hợp với đặc thù kinh tế trên địa bàn và phù hợp với cơ cấu nguồn vốn chủ yếu là ngắn hạn của NH. Tốc độ tăng trưởng dư nợ ngắn hạn đối với khách hàng cá nhân tăng qua các năm và thấy rõ nhất vào năm 2013 đạt 792.281 triệu đồng chiếm 84,55% trong tổng dư nợ ngắn hạn (tương đương tăng 11,61%) so với năm 2012. Đồng thời, dư nợ sáu

Bảng 4.7: Dư nợ ngắn hạn theo đối tượng khách hàng tại NHNo&PTNT huyện Tân Hiệp giai đoạn từ 2011 – 6/2014

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 6.2013 6.2014 2011-2012 2012-2013 6.2013-6.2014 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Hộ sản xuất-Cá nhân 579.493 709.880 792.281 744.871 730.932 130.387 22,50 82.401 11,61 -13.939 -1,87 DNTN 48.365 49.596 56.761 65.123 68.044 1.231 2,55 7.165 14,45 2.921 4,49 Cty TNHH 66.000 62.850 88.000 47.708 51.151 -3.150 -4,77 25.150 40,02 3.443 7,22 Cty cổ phần 0 5.000 0 5.000 0 5.000 - -5.000 -100,00 -5.000 -100,00 Tổng dư nợ 693.858 827.326 937.042 862.702 850.127 133.468 19,24 109.716 13,26 -12.575 -1,46

tháng đầu năm 2014 giảm nhẹ còn 730.932 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng giảm nhẹ 1,87%. Nguyên nhân, do doanh số cho vay ngắn hạn giảm, doanh số thu nợ ngắn hạn tăng. Dư nợ giảm không đồng nghĩa với hiệu quả hay chất lượng kém mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, dư nợ giảm mà thu nợ được nhiều thì điều đó rất tốt với ngân hàng trong khi NH đối thủ cạnh tranh đang tăng nợ xấu và bản thân NH đang có nợ xấu, NH nào thu hết nợ càng nhiều thì càng tốt, tất cả điều này cho thấy NH đang đi đúng chủ trương trong năm 2014 là tăng chất lượng cho vay, tập trung thu nợ, kiềm chế nợ xấu và loại bỏ những khách hàng không tốt, vẫn quan tâm khách hàng cũ và dữ vửng doanh số cho vay, dư nợ ở mức đảm bảo, không đánh mất khách hàng.

4.2.4.1.2 Doanh nghiệp Tư nhân (DNTN)

Dư nợ ngắn hạn đối với các DNTN từ năm 2011 đến năm 2013 tiếp tục tăng và tăng đến 14,45% vào năm 2013 (chiếm 6,06% tổng dư nợ ngắn hạn). Dư nợ tăng có thể được giải thích là vì ảnh hưởng bởi doanh số cho vay và doanh số thu nợ, sự tăng lên là điều tất yếu bởi vì nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp ngày càng tăng qua từng năm nhằm đáp ứng cho quá trình sản xuất, kinh doanh được diễn ra liên tục như: Buôn bán vật tư nông nghiệp, xăng dầu, cung ứng máy móc thiết bị. Ngoài ra nhu cầu mua bán vật liệu xây dựng tăng cao trên địa phương do người dân xây dựng, sửa chữa nhà ở nhiều.Với hiện trạng nền kinh tế còn nhiều khó khăn như hiện nay, để thích ứng với sự biến động đòi hỏi doanh nghiệp phải chủ động được nguồn vốn nhằm mở rộng quy mô, cải tiến kỹ thuật sản xuất và tối đa hóa lợi nhuận. Do đó, dư nợ ngắn hạn tăng lên là điều kiện để các doanh nghiệp phát triển ổn định và mang lại lợi ích cho toàn xã hội. Kết quả dư nợ ngắn hạn sáu tháng đầu năm 2014 cho thấy dư nợ tăng 4,49% tương ứng 68.044 triệu đồng. Nguyên nhân, của việc tăng dư nợ với nhóm DNTN là do doanh số cho vay tăng, DSTN vẫn còn nhỏ hơn DSCV, về tính pháp lý thì DNTN phải chịu trách nhiệm vô hạn đây là điểm rất có lợi cho NH và ở địa phương thì đa số là DN nhỏ.

4.2.4.1.3 Công ty TNHH

Đây là đối tượng khách hàng có vai trò quan trọng đối với NH, mang lại nguồn thu đáng kể cho NH. Tuy nhiên dư nợ ngắn hạn đối với đối tượng khách hàng này có sự tăng giảm qua từng năm. Cụ thể, từ năm 2011 đến năm 2012 giảm xuống còn 62.850 triệu đồng (tương đương giảm 4,77%) so với năm 2011. Do DSTN ngắn hạn của năm 2012 tăng cao, làm cho dư nợ ngắn hạn năm 2012 của đối tượng này giảm và một số khoản vay đến hạn trả. Mặt khác, do kinh doanh có hiệu quả, nên khách hàng trả nợ NH đúng hạn. Đến năm 2013, dư nợ ngắn hạn của các cty TNHH đã tăng 9,31% tỷ trọng so với

năm 2012. Diễn biến thị trường đã có tín hiệu tốt hơn, những công ty TNHH buôn bán vật liệu xây dựng có nhu cầu vốn tăng lên đáng kể phục vụ xây dựng, sửa chữa nhà ở nông thôn. Ngoài ra, số lượng các công ty TNHH kinh doanh xăng, dầu, cung cấp dịch vụ lưu trú ăn uống, du lịch… trên địa bàn hoạt động ngày càng nhiều. Do trên địa bàn, các công ty kinh doanh phân bố với khoảng cách xa nên giảm bớt được sự cạnh tranh vì thế nhu cầu vay vốn của công ty tăng lên, mở rộng mua bán tăng cao để phục vụ sản xuất, nhu cầu đời sống. Vì vậy dư nợ ngắn hạn với đối tượng này đang có dấu hiệu tăng. Tiếp theo đà tăng trưởng dư nợ ngắn hạn sáu tháng đầu năm 2014 đạt 51.151 triệu đồng, tăng 7,22% so với sáu tháng năm ngoái. Nguyên nhân do ảnh hưởng tăng trưởng của năm trước vẫn còn lớn nên doanh số cho vay và thu nợ giảm nhưng vẫn không đủ sức làm cho dư nợ ngắn hạn sụt giảm nhiều, sự cố gắng nỗ lực vượt khó của các công ty TNHH đã góp phần tăng dư nợ.

4.2.4.1.4 Công ty Cổ phần

Nhìn chung, dư nợ ngắn hạn của loại hình này tăng giảm biến động không mạnh qua từng năm. Năm 2011 dư nợ ngắn hạn công ty CP không phát sinh năm 2012 là 5.000 triệu đồng (chiếm 0,60% trong tổng dư nợ ngắn hạn). Sang năm 2013 tiếp tục giảm xuống không còn dư nợ ngắn hạn tại Ngân hàng, nguyên nhân là do doanh số thu nợ ngắn hạn của công ty CP tăng mạnh trong năm 2012 những khoản nợ vay của năm trước đã đến hạn nên công ty đã tất toán hết cho Ngân hàng.

4.2.4.2. Dư nợ ngắn hạn theo mục đích sử dụng vốn

Trong tổng dư nợ ngắn hạn của NH thì dư nợ của tiêu dùng và thương mại - dịch vụ là hai mục đích vay vốn chiếm tỷ trọng cao nhất qua các năm. Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn theo mục đích sử dụng vốn được thể hiện cụ thể qua Hình 4.6 trang 61.

Tình hình dư nợ ngắn hạn đối với mục đích tiêu dùng chiếm tỷ trọng cao nhất và tăng lên qua từng năm. Cao nhất vẫn là năm 2013 chiếm 64,93% trong tổng dư nợ ngắn hạn. Cho vay thương mại - dịch vụ trong những năm gần đây tăng, kéo theo dư nợ ngắn hạn của lĩnh vực này cũng tăng theo, cụ thể là tỷ trọng qua 03 năm đều tăng và chiếm trên 16% tổng dư nợ ngắn hạn của từng năm. Ngoài ra, dư nợ ngắn hạn của sản xuất lúa - chăn nuôi có xu hướng giảm. Để hiểu rõ hơn tình hình dư nợ ngắn hạn theo mục đích sử dụng vốn giai đoạn 2011 - 2013 ta đi vào tìm hiểu bảng 4.8 trang 61.

guồn: Phòng KH - K H o&PT T Chi nhánh huyện Tân Hiệp từ năm 2011 – 6/2014

Hình 4.6: Cơ cấu dư nợ ngắn hạn theo mục đích sử dụng vốn tại NHNo&PTNT huyện Tân Hiệp giai đoạn từ 2011 - 2013

Bảng 4.8: Dư nợ ngắn hạn theo mục đích sử dụng vốn tại NHNo&PTNT huyện Tân Hiệp giai đoạn từ 2011 - 2013

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2011-2012 2012-2013 Số tiền % Số tiền % Thủy sản 1.830 1.080 300 -750 -40,98 -780 -72,22 SX lúa-Chăn nuôi 135.103 125.669 123.068 -9.434 -6,98 -2.601 -2,07 Công nghiệp 26.340 33.645 33.480 7.305 27,73 -165 -0,49 TM - DV 130.278 136.067 171.750 5.789 4,44 35.683 26,22 Tiêu dùng 400.307 530.865 608.444 130.558 32,61 77.579 14,61 Tổng 693.858 827.326 937.042 133.468 19,24 109.716 13,26

guồn: Phòng KH - K H o&PT T Chi nhánh huyện Tân Hiệp từ năm 2011 – 6/2014

4.2.4.2.1 Thủy sản

Vì DSCV ngắn hạn thủy sản chiếm tỷ trọng rất ít trong tổng DSCV ngắn hạn nên dư nợ ngắn hạn thuỷ sản cũng chiếm tỷ trọng rất ít trong tổng dư nợ ngắn hạn (luôn dưới 0,5% trong tổng dư nợ ngắn hạn) và có chiều hướng giảm, đặc biệt năm 2013 chỉ còn 300 triệu đồng giảm 83,61% so với năm 2011. Nguyên nhân là do gần đây nuôi trồng thủy sản không ổn định, chi phí đầu vào tăng cao, trong khi giá đầu ra liên tục giảm làm người dân gặp khó khăn, không có lời. Bên cạnh đó, người dân tập trung thâm canh cây lúa 03 vụ nên không xen canh mở rộng thủy sản nên nhu cầu vay vốn giảm, NH đẩy mạnh công tác thu hồi nợ. Bên cạnh đó, NH cũng thận trọng hơn trong việc cho vay đối với đối tượng này, vì phương án sản xuất kém hiệu quả. Kinh tế vùng đang có sự chuyển dịch cơ cấu mạnh, xây dựng nông thôn mới, tập trung mở rộng cho vay kinh doanh, tiêu dùng, xây dựng giao thông nông thôn mới.

4.2.4.2.2 Sản xuất lúa - chăn nuôi

Đa số các hộ nông dân trên địa bàn sản xuất lúa - chăn nuôi. Do đó, nguồn thu nhập của nông dân cũng tùy thuộc chủ yếu vào mùa vụ và ít nhiều cũng có ảnh hưởng đến dư nợ ngắn hạn tại NH. Tình hình hàng hóa, sản phẩm làm ra của nông dân bán ra thị trường không ổn định, lợi nhuận thấp không đảm bảo tái sản xuất mở rộng, nông dân chủ động cắt giảm chi phí, hạn chế nợ vay tại NH. Chủ yếu sử dụng nguồn vốn tự có, hoặc mua chịu phân bón, thuốc trừ sâu để phục vụ sản xuất. Nhiều phương án sản xuất kém hiệu quả, NH cân nhắc, lựa chọn sàng lọc khách hàng kỹ càng, làm dư nợ ngắn hạn sản xuất - chăn nuôi giảm xuống. Ngoài ra, trong giai đoạn này NH tập trung thu nợ đối với sản xuất lúa - chăn nuôi, vì một số khoản nợ đã đến hạn. Vì vậy dư nợ ngắn hạn qua 03 năm có chiều hướng giảm, tương ứng từ 2011 - 2013 lần lượt là 135.103 triệu đồng, 125.669 triệu đồng và 123.068 triệu đồng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.2.4.2.3 Công nghiệp

Dư nợ ngắn hạn của công nghiệp chiếm tỷ trọng tương đối thấp trong tổng dư nợ ngắn hạn, tỷ trọng biến động qua các năm. Năm 2011 chiếm 3,80% tổng dư nợ ngắn hạn, năm 2012 chiếm 4,07% trong tổng dư nợ ngắn hạn, sang năm 2013 chiếm 3,57% tổng dư nợ ngắn hạn. Số liệu trong bảng 4.8 trang 61 cho thấy năm 2011 dư nợ ngắn hạn của công nghiệp tăng đến năm 2012 và giảm xuống ở năm 2013. Dư nợ ngắn hạn của công nghiệp tăng trong năm 2012. Nguyên nhân là do doanh số cho vay đối tượng này giảm nhưng vẫn lớn hơn doanh số thu nợ, dẫn đến dư nợ tăng. Sang năm 2013, tình hình dư nợ ngắn hạn đối với lĩnh vực này giảm xuống khá mạnh, cụ thể dư nợ ngắn hạn giảm 33.480 triệu đồng (tỷ lệ giảm 0,49%) . Nguyên nhân giảm là do tình hình khó khăn, chi phí giá cả đầu vào tăng cao nhưng giá đầu ra không ổn định, lợi nhuận thấp không đảm bảo tái sản xuất, mở rộng kinh doanh, các khách hàng muốn trả hết nợ sớm để không bị ảnh hưởng đến uy tín và nhu cầu về vốn giảm đối với lĩnh vực này. Tân Hiệp là huyện nông thôn nên nhu cầu về nước, xử lý rác, còn rất hạn chế dẫn đến DSCV ngắn hạn trong năm 2013 giảm. Ngoài ra, do NH đẩy mạnh công tác thu nợ trong năm 2013 kéo theo dư nợ ngắn hạn giảm mạnh.

4.2.4.2.4 Thương mại - dịch vụ

Thương mại - dịch vụ của huyện vẫn chưa phát triển mạnh song đây là lĩnh vực hứa hẹn sẽ đem lại nhiều tiềm năng phát triển cho kinh tế vùng. Hoạt động thương mại ngày càng được đầu tư và phát triển tốt. Một bộ phận người dân chuyển sang kinh doanh buôn bán nhỏ, mở rộng thêm dịch vụ, dẫn đến DSCV ngắn hạn tăng kéo theo dư nợ ngắn hạn cũng tăng theo. Bên cạnh đó,

do nhiều khoản vay chưa đến hạn thanh toán nên làm dư nợ ngắn hạn tăng lên. Nhìn chung, dư nợ ngắn hạn của thương mại - dịch vụ tăng cả về tỷ trọng lẫn tốc độ qua các năm và cao nhất vào năm 2013 với dư nợ ngắn hạn đạt 171.750 triệu đồng (tương đương tăng 26,22%) so với 2012.

4.2.4.2.5 Tiêu dùng

Dư nợ ngắn hạn tiêu dùng chiếm tỷ trọng cao và tăng cao nhất năm 2013 chiếm 64,93% trong tổng dư nợ ngắn hạn đạt mốc 608.444 triệu đồng. Chứng tỏ NH luôn chú trọng trong việc phát triển đời sống nhân dân, nên tiêu dùng cho đời sống luôn chiếm một tỷ trọng nhất định trong tổng dư nợ ngắn hạn tại NH.

Trong những năm gần đây đời sống người dân liên tục tăng cao, nhu cầu tiêu dùng càng lớn như: sửa chữa, mua sắm đồ dùng trang trí, mua xe đi lại, chi tiêu cá nhân… vì Tân Hiệp đang tập trung xây dựng nông thôn mới, phấn đấu đến 2016 trở thành huyện nông thôn mới, lên mở rộng xây dựng đường sá, cầu, cống, nhà cửa tạo điều kiện đi lại thuận lợi trong việc chuyên chở hàng hóa phục vụ nhu cầu đời sống. Vì thế, nhu cầu tiêu dùng tăng dần qua các năm nhất là đối với mục đích sửa chữa nhà ở luôn có số món vay lớn, từ doanh số cho vay, thu nợ cho đến dư nợ cũng tăng đáng kể.

Một phần của tài liệu đánh giá hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện tân hiệp – kiên giang (Trang 70)