Phương pháp xử lý, phân tích số liệu

Một phần của tài liệu đánh giá hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện tân hiệp – kiên giang (Trang 30)

6. Các nhận xét khác :

2.5.2 Phương pháp xử lý, phân tích số liệu

Đối với mục tiêu cụ thể 1: Sử dụng phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối và bằng số tương đối để phân tích vấn đề.

+ Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối

Là kết quả của phép trừ giữa trị số kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện khối lượng, quy mô của các chỉ tiêu kinh tế.

Y = Y 1 - Y 0

Trong đó:

Y: Là phần chênh lệch tăng, giảm của chỉ tiêu xem sét

Y1: Chỉ tiêu năm cần so sánh Y0: Chỉ tiêu năm trước

Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm trước của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục.

+ Phương pháp so sánh bằng số tương đối

Đây là con số được đo lường bằng mức độ (%) của của chỉ tiêu trong năm cần xem xét so với năm trước đó, phương pháp này còn cho thấy sự tăng trưởng hay suy thoái của các chỉ tiêu cần xem xét.

% Y = (Y / Y0)*100

Trong đó:

%Y: Phần trăm chênh lệch tăng giảm của các chỉ tiêu Y = Y1 - Y0: Là phần chênh lệch tăng, giảm các chỉ tiêu

Y1: Chỉ tiêu kỳ gốc (năm sau). Y0: Chỉ tiêu kỳ phân tích (năm trước) Phương pháp này được sử dụng để đánh giá xu hướng của chỉ tiêu qua các năm xem xét.

Đối với mục tiêu cụ thể 2: Sử dụng các chỉ tiêu đánh hoạt động tín dụng để đánh giá vấn đề nghiên cứu.

Đối với mục tiêu cụ thể 3: Từ các phân tích ở mục tiêu 1 và 2 đưa ra một số đề xuất, biện pháp khắc phục những hạn chế còn tồn tại nhằm mở rộng hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT huyện Tân Hiệp.

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU NHNo&PTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN TÂN HIỆP - KIÊN GIANG

Một phần của tài liệu đánh giá hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện tân hiệp – kiên giang (Trang 30)