Đánh giá hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng nông nghiệp và

Một phần của tài liệu đánh giá hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện tân hiệp – kiên giang (Trang 83)

6. Các nhận xét khác :

4.2.6 Đánh giá hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng nông nghiệp và

nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Tân Hiệp

Bảng 4.11 trang 69 tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Việt Nam Chi nhánh huyện Tân Hiệp - Kiên Giang từ năm 2011 – 6/2014.

4.2.6.1 Dư nợ ngắn hạn trên vốn huy động ngắn hạn

Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn huy động ngắn hạn sẽ cho vay ra bao nhiêu đồng ngắn hạn. Cho thấy khả năng sử dụng vốn huy động của NH, nếu chỉ tiêu này quá lớn thì khả năng huy động vốn của NH còn thấp và ngược lại. Qua bảng số liệu 4.11 trang 70 ta thấy rằng chỉ tiêu này của ngân hàng là khá cao và có xu hướng giảm dần, điều này cho thấy rằng khả năng huy động vốn của ngân hàng còn khá thấp, đa phần là sử dụng vốn điều chuyển, sự tự chủ trong vốn huy động thấp, chính vì vậy mà chi phí hoạt động tín dụng sẽ cao. Năm 2011 cứ bình quân 3,74 đồng dư nợ ngắn hạn thì có 1 đồng vốn huy động ngắn hạn tham gia, còn lại 2,74 đồng là lấy từ nguồn vốn điều chuyển.

Đến năm 2012 con số này giảm nhẹ và cứ bình quân 3,70 đồng dư nợ ngắn hạn thì có 1 đồng vốn huy động ngắn hạn tham gia, còn lại là nguồn vốn điều chuyển và vốn điều chuyển đã giảm 0,04 đồng điều này là một sự cố gắng rất tốt. Nguyên nhân, của việc sử dụng vốn điều chuyển tăng lên là do nguồn vốn huy động ngắn hạn tại NH có tăng nhưng vẫn còn rất thấp, do cạnh tranh lãi suất diễn ra trên địa bàn, nhưng nhu cầu vay vốn của người dân lại tăng lên liên tục, do đó NH ngoài nguồn vốn huy động được cần một lượng vốn điều chuyển lớn để phục vụ nhu cầu đó kéo theo dư nợ tại NH tăng. Sang năm 2013 nhờ vào sự nổ lực của NH, công tác huy động ngắn hạn đạt được nhiều cố gắng, bình quân cứ 3,67 đồng dư nợ ngắn hạn thì có 1 đồng vốn huy động ngắn hạn tham gia, vốn điều chuyển là 2,67 đồng giảm 0,03 đồng so với năm 2012. Trong giai đoạn sáu tháng đầu năm 2014 chỉ tiêu này giảm so với cùng kì 2013 và chỉ còn 3,49 (lần) giảm 0,38 (lần) điều này chứng tỏ sự tự chủ trong nguồn vốn của ngân hàng đang tăng lên. Do đặc trưng của huyện Tân Hiệp là sản xuất nông nghiệp một huyện thuần nông, nên việc huy động vốn từ dân cư cũng gặp khó khăn do tâm lý ưa giữ tiền mặt của người dân. Trong giai đoạn qua, ta thấy chỉ tiêu này đang giảm, điều này chứng tỏ ngân hàng đang

Bảng 4.11 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT huyện Tân Hiệp giai đoạn từ 2011 – 6/2014 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Đơn vị 2011 2012 2013 6.2013 6.2014 TÍN DỤNG CHUNG I. Nợ quá hạn Triệu đồng 881 1.700 7.155 5.551 27.570 Tỷ lệ nợ quá hạn (I/4) % 0,12 0,19 0,70 0,59 2,98 TÍN DỤNG NGẮN HẠN 1. Vốn huy động ngắn hạn Triệu đồng 185.634 223.450 255.100 223.200 243.900

2. Doanh số cho vay ngắn hạn Triệu đồng 1.076.836 1.253.495 1.611.396 814.056 744.106

3. Doanh số thu nợ ngắn hạn Triệu đồng 990.964 1.120.027 1.501.680 778.680 831.021

4. Tổng dư nợ Triệu đồng 745.567 902.540 1.021.479 937.932 925.915

5. Dư nợ ngắn hạn Triệu đồng 693.858 827.326 937.042 862.702 850.127

6. Dư nợ ngắn hạn bình quân Triệu đồng 650.922 760.592 882.184 845.014 893.585

7. Tổng nợ xấu Triệu đồng 154 1.430 1.581 1.655 12.256 8. Nợ xấu ngắn hạn Triệu đồng 154 1.430 1.581 1.655 12.256 Dư nợ /Vốn huy động (5/1) Lần 3,74 3,70 3,67 3,87 3,49 Nợ xấu/Dư nợ (8/5) % 0,02 0,17 0,17 0,19 1,44 Hệ số thu nợ ngắn hạn (3/2) % 92,03 89,35 93,19 95,65 111,68 Vòng quay vốn tín dụng (3/6) Vòng 1,52 1,47 1,70 0,92 0,93

tích cực áp dụng nhiều biện pháp để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư để đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng cao của của người dân trong địa bàn. Tuy nhiên, chỉ tiêu này vẫn còn cao, vì vây ngân hàng cần cố gắng hơn nữa trong công tác huy động vốn để giảm chi phí và tăng lợi nhuận, cần phải giảm thiểu tình trạng cạnh tranh xấu của NH khác bằng cách đa dạng hóa sản phẩm, tận dụng lợi thế lãi suất được ưu đãi của nhà nước.

4.2.6.2 Nợ xấu ngắn hạn trên dư nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu này đo lường chất lượng tín dụng của NH, nó thể hiện khả năng mà vốn đầu tư của NH không thu hồi đúng hạn hoặc có khả năng mất vốn, tỷ số này càng thấp thì chất lượng tín dụng ngắn hạn càng cao và ngược lại. Nhìn vào bảng 4.11 trang 70 ta thấy, nợ xấu ngắn hạn trên dư nợ ngắn hạn của NH có xu hướng tăng lên qua các năm. Cụ thể, năm 2011 là 0,02% chiếm tỷ trọng tương đối thấp (chủ yếu nợ xấu là của đối tượng Hộ gia đình - cá nhân với mục đích sử dụng vốn cho sản xuất lúa - Chăn nuôi và tiêu dùng) nhưng sau đó tăng lên là 0,17% vào năm 2013, năm 2013 là năm mà sản xuất lúa - chăn nuôi chiếm tỷ trọng nợ xấu cao với 35,93% trong tổng nợ xấu tiếp theo là tiêu dùng ở mức 41,94% và riêng thương mại dịch vụ không tăng vẫn giữ ở mức 22,14% trong tổng nợ xấu. Đây là phần trăm vẫn ở mức khá an toàn cho NH vì chỉ tiêu mà Hội sở tỉnh giao là duy trì ở mức dưới 1% tổng nợ xấu của toàn Chi nhánh. Tuy nhiên đến 6 tháng đầu năm 2014 thì nợ xấu tăng đột biến đã khiến cho nợ xấu ngắn hạn trên dư nợ ngắn hạn tăng đột ngột lên 1,44% vượt mức hội sở dao là nhỏ hơn 1% tuy nhiên vẫn còn nằm dưới mức tối đa 3% tăng 1,25% so với cùng kì 6 tháng 2013 là 0,19%, đây là điều mà NH không muốn, nhưng cũng phải chấp nhận thực tế là nợ xấu đã tăng cao. Nhìn chung thì nguyên nhân, là tình hình sản xuất, kinh doanh kém hiệu quả, giảm sút lợi nhuận là thực trạng chung của hầu hết mọi đối tượng khách hàng đặc biệt là mục đích sử dụng vốn cho sản xuất lúa - chăn nuôi, tiêu dùng vì thời tiết dịch bệnh, gây thiệt hại nặng cho chăn nuôi, sản xuất lúa vụ ba bị lỗ, làm cho nhiều hộ thiếu vốn cho sản xuất lúa chính vụ Đông - Xuân hoặc đến hạn thiếu lãi, thiếu gốc không trả được nên đã phần nào làm tăng tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn tại NH. Một số khách hàng sử dụng vốn sai mục đích ý thức trả nợ kém đã ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ. Số lượng CBTD còn ít nhưng quản lý địa bàn rộng, mức dư nợ trung bình của mỗi cán bộ tín dụng vào khoảng từ 80 đến 90 tỷ dẫn đến khó tránh khỏi tình trạng kiểm soát không hết khách hàng. Ngoài ra, cũng do nhiều trường hợp đã thỏa thuận, cam kết, hoặc đã được tòa án xử bán một phần tài sản thế chấp để trả nợ, nhưng thi hành án không được do đã cầm cố, sang bán, gán nợ bất hợp pháp trước đó.

Bảng 4.12 Nợ xấu ngắn hạn trên dư nợ ngắn hạn tại Aribank Tân Hiệp giai đoạn 2011 – 6/2014

Chỉ tiêu Đơn vị 2011 2012 2013 6.2013 6.2014

Theo đối tượng khách hàng

Hộ gia đình - Cá nhân % 0,02 0,20 0,20 0,22 1,68

Theo mục đích sử dụng vốn

SX Lúa - Chăn Nuôi % 0,11 0,37 0,46 - -

Thương mại - Dịch vụ % 0 0,26 0,20 - -

Tiêu dùng % 0 0,11 0,11 - -

guồn: Phòng KH - KD NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Tân Hiệp từ năm 2011 – 6/2014

4.2.6.2.1 Theo đối tượng khách hàng

Nhìn chung, nợ xấu ngắn hạn trên dư nợ ngắn hạn đối với hộ gia đình -cá nhân trong bảng 4.12 có chiều hướng tăng, tăng cao nhất vào 6 tháng đầu năm 2014 đạt mức 1,68% cao nhất trong các năm. Lý do chủ yếu chính là do đối tượng cho vay chủ yếu của NH là cá nhân và hộ gia đình mà những đối tượng này thì chủ yếu có nhu cầu vốn cho muc đích sản xuất nông nghiệp - chăn nuôi và tiêu dùng mà những mục đích này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro và do thời tiết, giá cả có sự biến động, nhiều năm nhiều vụ nguồn thu nhập của nông dân bị ảnh hưởng dẫn đến khả năng thu nợ của NH bị ảnh hưởng. Ngay sau năm 2012 do nợ xấu đối tượng này có dấu hiệu tăng thì ngân hàng đã thắt chặt quy trình cho vay, tăng thu nợ nên đến năm 2013 thì nợ xấu ở ngưỡng gần bằng với năm 2012 vẫn ở mức 0,20%. Tuy nhiên, nợ chuyển nhóm và nợ xấu chờ xử lý tăng cao và không xử lý được do thủ tục đợi phát mãi tài sản phức tạp, từ lúc phát mãi đến lúc thu được tiền thường kéo dài cả năm cho nên đã tồn đọng và đột ngột tăng lên vào 6 tháng 2014. Đây là điều mà NH không muốn nhưng phải chấp nhận vì đối tượng cho vay là nông dân, cá nhân mà chủ yếu nguồn thu là nông nghiệp, chăn nuôi rủi ro rất là cao, nên giải pháp tốt nhất là chấp nhận nợ xấu nhưng duy trì ở ngưỡng an toàn, cố gắng thu nợ.

4.2.6.2.2 Theo mục đích sử dụng vốn

Các đối tượng này chủ yếu sử dụng vốn vào sản xuất lúa - chăn nuôi, Thương mại - Dịch vụ, tiêu dùng. Nợ xấu ngắn trong dư nợ ngắn hạn có chiều hướng tăng về tốc độ và cả tỷ trọng, trong đó tốc độ tăng nợ xấu của sản xuất - chăn nuôi chiếm cao nhất với 0,46% và 0,11% đối vối tiêu dùng năm 2013. Lý do hoạt động thu hồi nợ đang là một trong những khâu gặp nhiều vướng mắc, công tác xử lý tài sản đảm bảo gặp nhiều khó khăn, cùng với lợi nhuận thu được của nông dân không có lãi và lỗ qua nhiều vụ đã khiến cho nợ xấu tăng

cao. Riêng với mục đích sử dụng vốn đối với Thương mại - Dịch vụ có chiều hướng khả quan hơn khi giảm xuống còn 0,20% trong năm 2013 thay vì 0,26%. Nguyên nhân, chủ yếu là do đối tượng vay sử dụng chủ yếu cho buôn bán tạp hóa, ăn, uống… buôn bán đồ gia dụng, bán được không bị lỗ nên DSTN trong năm 2013 tăng, khách hàng trả nợ đúng hạn nhiều góp phần làm cho nợ xấu giảm. Năm 2013 là năm mà nợ xấu ngắn hạn tiêu dùng trên dư nợ ngắn hạn tiêu dùng bằng với năm 2012 và lý do chủ yếu là do từ năm 2012 ngân hàng đã chủ động trong việc thu nợ, đẩy mạnh giải quyết xử lý nợ xấu, Tòa án giải quyết hồ sơ nhanh, đa phần là khách hàng thỏa thuận bán đất được để trả tiền cho NH.

4.2.6.3 Hệ số thu nợ ngắn hạn

Hệ số này đo lường, đánh giá khả năng thu hồi nợ ngắn hạn của NH, hệ số này càng lớn chứng tỏ khả năng thu hồi nợ của NH cao và ngược lại.

Hệ số thu nợ ngắn hạn có xu hướng tăng qua các năm, năm 2011là 92,03% tức là bình quân cứ 100 đồng vốn mà NH đem đi cho vay thì thu lại được 92,03 đồng. Hệ số này trong năm 2012 giảm xuống còn 89,35% so với năm 2011. Bước sang năm 2013 thì hệ số này tăng lên và đạt 93,19%, có nghĩa là cứ 100 đồng vốn mà NH đem đi cho vay thì thu lại được 93,14 đồng, riêng 6 tháng đầu năm là 111,68% tức là bình quân cứ 100 đồng vốn mà NH đem đi cho vay thì thu lại được 111,68 đồng tăng 16,03% so với 6 tháng 2013. Nguyên nhân, NH đã đẩy nhanh quá trình thu nợ, đối với nhóm nợ xấu nhóm khách hàng tiềm ẩn rủi ro, tiền thu từ xử lý bán tài sản thế chấp và một bộ phận lớn khách hàng đến hạn trả nợ gốc góp phần làm tăng DSTN và một lý do lữa là các khoản nợ phát sinh trong năm trước chuyển sang năm 2014 chính vì vậy DSTN thu được nhiều hơn trong 6 tháng năm 2014 bên cạnh đó DSCV phát sinh trong 6/2014 tương đối thấp hơn DSTN. Nhìn chung thì chỉ tiêu hệ số thu nợ ngắn hạn của NH tương đối tốt, cho thấy ý thức trả nợ của khách hàng ngày một tăng cao, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh một số khách hàng tại địa phương ngày càng hiệu quả. Ngoài ra, đây là kết quả cố gắng của NH nói chung và CBTD nói riêng trong việc lựa chọn khách hàng đến việc xét duyệt cho vay, thu nợ khi đến hạn. Điều này cho thấy, công tác thu nợ đã được Ban lãnh đạo NH đặc biệt quan tâm để hạn chế tình trạng nợ quá hạn hay nợ xấu, đồng thời hướng tới phát triển bền vững.

4.2.6.4 Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn

Chỉ tiêu vòng quay của tín dụng ngắn hạn NH càng lớn cho thấy việc thu hồi nợ nhanh và đúng hạn. Đây là chỉ tiêu đo lường hiệu quả đồng vốn và tốc độ luân chuyển vốn vay của NH, phản ánh số vốn đầu tư được quay vòng

nhanh hay chậm. Nhìn chung, ta thấy vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn của NH qua các năm có có sự biến động theo chiều hướng giảm ở năm 2012 và tăng trở lại trong năm 2013, tương ứng năm 2011 là 1,52 vòng, lần lượt năm 2012, 2013 là 1,47 vòng và 1,70 vòng. Vòng quay vốn tín dụng của NH khá tốt, đồng vốn của NH quay vòng nhanh, luân chuyển liên tục, khả năng thu hồi nợ nhanh, đạt hiệu quả cao, giảm thiểu rủi ro. Số vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn của NH tương đối tốt đều lớn hơn 1 vòng/năm. Do NH tập trung cho vay các khoản ngắn hạn, có thời gian thu hồi vốn dưới một năm, khách hàng quay vòng vốn tốt nên vay trả thành nhiều đợt trong kỳ. Điều này còn cho thấy sự nổ lực của NH trong công tác chỉ đạo thu hồi nợ. NH đầu tư đúng hướng giúp khách hàng vay vốn làm ăn có hiệu quả. Tuy nhiên NH cần tích cực quan tâm hơn nữa trong việc thu hồi nợ để hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất. Riêng 6 tháng năm 2014 là 0,93 vòng thì vòng quay này tăng 0,01 vòng so với 6 tháng năm 2013. Điều này, chứng tỏ rằng tình hình nguồn vốn cho vay đang có dấu hiệu tốt, thu nợ được khi lớn hơn 0,5 vòng, đây là sự cố gắng giữ cho DSTN được ổn định và đi đúng định hướng NH đã đề ra trong bối cảnh nợ xấu tăng cao. Tất cả cho thấy rằng công tác thu hồi nợ có sự cố gắng, vốn cho vay của ngân hàng được sử dụng có hiệu quả, đầu tư vào từng đối tượng khách hàng hợp lý, khách hàng sản xuất, kinh doanh có hiệu quả khi bình quân mỗi món vay có thể thu hồi trong khoảng gần 9 tháng và tiếp tục vòng quay mới.

4.2.6.5 Tỷ lệ nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn là chỉ tiêu rất quan trọng trong đánh giá hoạt động tín dụng của ngân hàng, cho biết mức độ rủi ro mà ngân hàng hiện đối mặt. Đồng thời chỉ tiêu này cũng cho thấy uy tín và tình hình kinh doanh của khách hàng sau khi vay vốn. Tỷ lệ này càng cao dẫn đến rủi ro của ngân hàng càng lớn, nó ảnh hưởng đến khả năng tái đầu tư của ngân hàng trong kỳ sau. Qua bảng số liệu ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng tăng qua từng năm. Ta thấy là sáu tháng đầu năm 2014 có tỷ lệ nợ quá hạn là 2,98% tăng cao nhất. Nguyên nhân là do trong các năm từ năm 2011 đến sáu tháng 2014 tình hình sản xuất gặp

Bảng 4.13 Nợ quá hạn tại Aribank Tân Hiệp giai đoạn 2011-6/2014 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 6.2013 6.2014 Nợ nhóm 2 727 270 5.574 3.896 15.314 Nợ nhóm 3 0 477 264 1.055 7.399 Nợ nhóm 4 52 850 440 487 2.480 Nợ nhóm 5 102 103 877 113 2.377 Tổng 881 1.700 7.155 4.496 15.314

Một phần của tài liệu đánh giá hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện tân hiệp – kiên giang (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)