6. Các nhận xét khác :
3.2.4 Thuận lợi, khó khăn của Ngân hàng trong quá trình hoạt động kinh
quả đã đạt được.
3.2.4 Thuận lợi, khó khăn của Ngân hàng trong quá trình hoạt động kinh doanh kinh doanh
3.2.4.1 Thuận lợi
- Được NHNo&PTNT Việt Nam tỉnh Kiên Giang hỗ trợ về nguồn vốn đáp ứng đủ nguồn cho vay để phát triển kinh tế địa phương. Là NH có số dư nợ cao nhất so với các TCTD đóng trên địa bàn (khoảng gần 50% tổng dư nợ).
- Tình hình kinh tế trong nước nói chung và huyện Tân Hiệp nói riêng đang dần khởi sắc và đi vào ổn định, cộng với việc lãi suất vay giảm dần đáp ứng phù hợp cho từng thành phần kinh tế vay, để phát triển sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng…
- Được sự ủng hộ, giúp đỡ của chính quyền địa phương, các ban ngành và khách hàng vay. Trong chỉ đạo điều hành, luôn có sự đoàn kết nhất trí cao, áp dụng cơ chế chính sách văn bản của ngành ở từng thời kỳ để đầu tư có hiệu quả.
- Đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức tốt, tận tụy với công việc, có thái độ phục vụ chu đáo, tạo dựng uy tín đối với khách hàng, gây được thiện cảm với khách hàng khi họ đến giao dịch.
3.2.4.2 Khó khăn
- Trên địa bàn có nhiều tổ chức tín dụng mọc lên, chính vì vậy mà việc cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng diễn ra gay gắt, điều này cũng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
- Hoạt động huy động vốn vẫn tăng trưởng qua từng năm, tuy nhiên tỷ trọng vốn huy động vẫn còn thấp trong tổng nguồn vốn, chính vì điều này làm cho chi phí từ hoạt động tín dụng tăng cao do ngân hàng phải sử dụng vốn điều chuyển.
- Tình hình huy động vốn tại địa phương còn gặp nhiều khó khăn, do cạnh tranh lãi suất, khuyến mãi của các TCTD đóng trên địa bàn chưa lành mạnh, lách luật, phân tán không ổn định dẫn đến nguồn huy động của NH không ổn định, không đạt kế hoạch, thiếu vốn phải sử dụng vốn cấp trên cao,
luôn chiếm trên 80% tổng nguồn.
- Lãi suất huy động vốn, cho vay thường xuyên thay đổi cũng làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Hoạt động sản xuất, kinh doanh của ngân hàng cũng gặp không ít khó khăn do thời tiết thay đổi thất thường, ảnh hưởng bởi các cơn bão, dịch bệnh,…làm ảnh hưởng công tác thu hồi nợ của ngân hàng.
- Tình hình hàng hóa, sản phẩm làm ra của nông dân bán ra thị trường không ổn định, giá rẻ, lợi nhuận thấp không đảm bảo tái sản xuất mở rộng, cá biệt có một số hộ sản xuất bị dịch bệnh, nợ vay đến hạn không trả được, dẫn đến tình trạng nợ quá hạn, nợ xấu, phải chờ bán tài sản thế chấp.
- Nợ chuyển nhóm tăng lên như nợ nhóm 2, nợ xấu có chiều hướng tăng khó xử lý, nhiều trường hợp đã thỏa thuận, cam kết hoặc tòa án sử bán tài sản thế chấp để trả nợ, nhưng thi hành không được do đã cầm cố, sang bán, gán nợ bất hợp pháp trong khi vay, gây ra tình trạng tranh chấp, kiện tụng rất phức tạp ở nông thôn.
- Đối với nợ quá hạn, nợ khó đòi hiện nay thủ tục hồ sơ pháp lý còn rườm rà, tốn rất nhiều thời gian và công sức nhưng kết quả đem lại chưa cao, đặc biệt việc xử lý tài sản là giá trị quyền sử dụng đất. Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành chưa đồng bộ, gây khó khăn cho việc phát mãi tài sản thế chấp.