Quy trình cho vay tại Ngân hàng

Một phần của tài liệu đánh giá hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện tân hiệp – kiên giang (Trang 36)

6. Các nhận xét khác :

3.1.5 Quy trình cho vay tại Ngân hàng

guồn: Phòng KH - K H o&PT T iệt am huyện Tân Hiệp từ 2011 – 6/2014

Hình 3.2: Quy trình cho vay tại NHNo&PTNT Việt Nam huyện Tân Hiệp

Giải thích quy trình

(1) Khách hàng trực tiếp đến gặp CBTD để được hướng dẫn về điều kiện vay vốn và lập giấy đề nghị vay vốn.

(2) Sau khi khách hàng hoàn tất hồ sơ vay vốn theo quy định, CBTD tiến hành thẩm định thực tế về phương án sản xuất kinh doanh, tài sản đảm bảo (nếu có) lập báo cáo thẩm định, hoàn chỉnh hồ sơ cho khách hàng, trình trưởng phòng.

(3) Trưởng phòng KH - KD có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ vay vốn và báo cáo thẩm định do CBTD trình. Nếu hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ, đúng theo quy định, báo cáo thẩm định của CBTD chính xác, đầy đủ và phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng khả thi, tài sản đảm bảo (nếu có) hợp pháp thì ký duyệt và trình Ban Giám Đốc phê duyệt.

(4) Giám Đốc căn cứ hồ sơ vay vốn của khách hàng, báo cáo thẩm định, tái thẩm định (nếu có) do phòng KH - KD trình, quyết định cho vay hoặc không cho vay. Nếu cho vay thì NH và khách hàng lập hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay (trường hợp cho vay có đảm bảo bằng tài sản). Nếu không cho vay thì thông báo cho khách hàng biết và nêu rõ lý do.

Khách hàng Cán bộ tín dụng Trưởng phòng KH - KD Giám đốc (1) (2) (3) (4) (5) Kế toán – Thu nợ (9) (6) (7) (8) Kiểm soát

(5) Hồ sơ khoản vay được Giám Đốc ký duyệt cho vay được chuyển trở lại cho CBTD phụ trách.

(6) CBTD tiến hành chuyển hồ sơ vay vốn của khách hàng qua bộ phận kế toán thu nợ để giải ngân.

(7) Kế toán thu nợ chuyển hồ sơ cho kiểm soát viên, kiểm tra chứng từ, kiểm tra hồ sơ có đầy đủ giấy tờ không. Đồng thời lập phiếu yêu cầu giải ngân cho khách hàng chuyển cho bộ phận kiểm soát.

(8) Kiểm soát viên sau khi kiểm tra đầy đủ, và thấy hồ sơ hợp lệ chuyển trả lại cho Kế toán thu nợ tiến hành giải ngân.

(9) Kế toán thu nợ giải ngân trực tiếp cho khách bằng tiền mặt hoặc qua chuyển khoản đồng thời lưu giữ lại hồ sơ tín dụng của khách hàng tại phòng Kế toán - Ngân quỹ để quản lý và theo dõi việc thu lãi và nợ vay.

3.2 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH C A NHNo&PTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN TÂN HIỆP GIAI ĐOẠN 2011 – 6/2014

Kết quả hoạt động kinh doanh là vấn đề mà trong bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào cũng quan tâm, đặc biệt là NH. Cho thấy, chất lượng hoạt động hay những mục tiêu mà NH đã đặt ra có đạt được hay chưa, qua đó có ảnh hưởng tốt hay xấu để từ đó tìm ra biện pháp khắc phục, góp phần đưa hoạt động của NH ngày càng phát triển hơn trong tương lai.

3.2.1 Thu nhập

Thu nhập là một phần chỉ tiêu của lợi nhuận, qua bảng 3.1 trang 24 cho thấy tổng thu nhập của NH qua 03 năm và sáu tháng đầu năm có sự biến động. Tăng cao nhất vào năm 2012 đạt 137.447 triệu đồng, tăng 10.735 triệu đồng (tương ứng 8,47%) so với 2011. Nguyên nhân chủ yếu là do thu nhập từ lãi tăng, lãi suất cho vay cao, ngoài ra NH còn tăng cường mở rộng các dịch vụ như thanh toán không dùng tiền mặt, mua bán ngoại tệ... Tuy nhiên, đến năm 2013 tổng thu nhập chỉ đạt 126.921 triệu đồng, giảm 8,12% so với năm 2012. Nếu như năm 2012 tăng trưởng thì năm 2013 tốc độ tăng trưởng giảm gần bằng một lượng tương tự như vậy. Nguyên nhân là do, lãi suất cho vay trong giai đoạn năm 2013 giảm, làm chênh lệch lãi suất giữa cho vay và huy động cũng giảm theo, ảnh hưởng đáng kể đến nguồn thu của NH, bên cạnh đó một số TCTD đóng trên địa bàn cạnh tranh gay gắt, NH phải chia sẻ lượng khách hàng làm nguồn thu giảm đi. Tiếp tục làm cho thu nhập của 6 tháng 2014 giàm 8.081 triệu đồng so với cùng kì 6 tháng 2013 do vẫn còn đà giàm lãi suất. Đáng chú ý là trong năm 2013 mặc dù thu nhập giảm nhưng chi phí còn giảm

Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh tại NHNo&PTNT huyện Tân Hiệp giai đoạn từ 2011 – 6/2014

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 6.2013 6.2014

2011-2012 2012-2013 6.2013-6.2014 Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Thu nhập 126.712 137.447 126.291 64.611 56.530 10.735 8,47 -11.156 -8,12 -8.081 -12,51 TN lãi 125.380 135.928 125.252 63.845 55.600 10.548 8,41 -10.676 -7,85 -8.245 -12,91 TN ngoài lãi 1.332 1.465 1.669 766 930 133 9,98 204 13,92 164 21,41 Chi phí 108.430 109.049 98.188 48.796 44.232 619 0,57 -10.861 -9,96 -4.564 -9,35 CP lãi 99.181 98.238 88.144 44.315 39.976 -943 -0,95 -10.094 -10,28 -4.339 -9,79 CP ngoài lãi 9.249 10.811 10.044 4.481 4.256 1.562 16,89 -767 -7,09 -225 -5,02 Lợi nhuận 18.282 28.398 28.103 15.815 12.298 10.116 55,33 -295 -1,04 -3.517 -22,24

nhanh hơn thu nhập đây là một điểm sáng của NH. Tình hình thu nhập của NH được thể hiện cụ thể thông qua sự biến động của từng thành phần sau:

 Thu nhập từ lãi

Dựa vào bảng 3.1 ta thấy, thu nhập từ lãi của hoạt động cho vay chiếm tỷ trọng cao (chiếm trên 90%) trong tổng thu nhập của Ngân hàng. Nhìn chung thu nhập từ lãi có sự biến động tăng trưởng không đều qua các năm và tâm điểm của thu nhập từ lãi là năm 2012 với 135.928 triệu đồng, tăng 10.548 triệu đồng (tăng 8,41%) so với 2011. Do khách hàng có nhu cầu vay vốn để ổn định và phát triển kinh doanh, tiêu dùng ngày càng tăng, cho vay trung dài hạn để đầu tư cơ bản như xây dựng nhà kho chứa lúa, máy xay xát, mua máy móc nông nghiệp, đầu tư ngắn hạn để làm kinh tế tổng hợp… Mặt khác lãi suất cho vay trong giai đoạn này tương đối cao làm cho thu nhập của NH tăng mạnh.

Đến năm 2013 thu nhập từ lãi giảm 10.676 triệu đồng (với tỷ lệ 7,85%) so với năm 2012. Nguyên nhân là do trong thời gian này tình hình sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, hàng hóa sản xuất khó tiêu thụ, NH thận trọng hơn trong chủ trương cấp tín dụng, các chính sách, thông tư từ NHNN và Hội sở trong việc thực thi chính sách tiền tệ, ổn định, chuẩn hóa công tác tín dụng cũng góp phần làm giới hạn hoạt động tín dụng. Bên cạnh đó, trong năm 2013 tốc độ giảm của lãi suất cho vay nhanh hơn tốc độ giảm của lãi suất huy động nên làm cho thu nhập của NH giảm, vì thu nhập của NH là phần chênh lệch giữa lãi suất cho vay và huy động nhưng nguồn vốn huy động của NH chủ yếu từ Hội sở có chi phí cao dẫn đến nguồn thu của NH giảm mạnh. So với cùng kì 6 tháng năm 2013 thì 6 tháng 2014 thu nhập từ lãi giảm 12,91%. Do các khoản cho vay ngắn hạn trong giai đoạn này giảm mạnh để thắt chặt rủi ro nợ xấu đang có diễn biến tăng nhanh trong nội bộ ngành, kèm theo sự mất cân đối, khi NH luôn thiếu hụt nguồn vốn huy động trong thời gian giài, khi lãi suất vay vốn từ Hội sở cao nhưng lại cho vay với lãi giảm theo thị trường, để canh tranh với các NH khác thì thu nhập phải giảm.

 Thu nhập ngoài lãi

Đây là nguồn thu thứ yếu của NH bao gồm các khoản thu từ dịch vụ như chuyển tiền, phone banking, chi trả kiều hối, bảo hiểm, thu nhập bất thường, thu dự chi kỳ trước… Nhìn chung thu nhập ngoài lãi qua 03 năm mang lại có xu hướng tăng và tốc độ tăng trưởng cũng tăng đều theo, cụ thể tăng từ năm 2011 đến năm 2013 thu nhập này của NH tiếp tục tăng lên so với năm trước, đạt 1.669 triệu đồng tăng 204 triệu đồng (tương đương tăng 13,92%) so với năm 2012, riêng với 6 tháng năm 2013 thì sáu tháng năm 2014 tiếp tục tăng, tăng 164 triệu đồng, điều này là dấu hiệu rất tốt với NH. Nguyên nhân là do

khách hàng tìm đến sử dụng dịch vụ ngày càng nhiều, do sự đa dạng dịch vụ mà NH cung cấp từ sản phẩm truyền thống đến các sản phẩm NH hiện đại. Trên địa bàn huyện Tân Hiệp ngày càng có nhiều doanh nghiệp xuất hiện, chủ yếu là kinh doanh lĩnh vực nông, thủy sản khô, đông lạnh, vì vậy hoạt động thanh toán qua ngân hàng cũng có nhu cầu tăng dần, mà ngân hàng No&PTNT huyện Tân Hiệp được thành lập từ rất lâu nên chính uy tín của ngân hàng đã được khách hàng lựa chọn. Từ năm 2011 đến 2013 ta thấy rằng nhu cầu về dịch vụ của khách hàng tăng cao, chủ yếu là các dịch vụ liên quan đến thanh toán cũng như giao dịch trên tải khoản được thuận tiện hơn do hệ thống phần mềm IPCAS đã được đưa vào sử dụng góp phần kích thích làm tăng các giao dịch, bên cạnh với việc thu phí mở ATM cho khách hàng vay vốn cũng tạo nguồn thu không nhỏ cho ngân hàng.Tuy rằng nguồn thu từ hoạt động khác (thu ngoài lãi) chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn thu của ngân hàng, nhưng với sự tăng trưởng qua từng năm cho ta thấy được ngân hàng đang dần hoàn thiện mình để trở thành một ngân hàng đa năng. Qua đó, ngân hàng cần có nhiều biện pháp thu hút doanh nghiệp thực hiện thanh toán qua ngân hàng mình để vừa tăng thu nhập vừa tăng thêm vốn huy động tạm thời nhàn rỗi.

3.2.2 Chi phí

Ngoài việc đặt mục tiêu tăng thu nhập thì việc tiết kiệm các khoản chi phí là điều cần nhắc đến để lợi nhuận ngân hàng không ngừng tăng lên. Cụ thể, chi phí cũng có sự biến động tăng giảm nhưng tổng thể là theo chiều hướng giảm, năm 2011 đến năm 2012 chi phí tăng thêm 619 triệu đồng tăng 0,57% so với năm 2011 và đạt mức 109.049 triệu đồng. Nguyên nhân của sự tăng lên này chủ yếu là do những khoản chi phí phát sinh ngoài lãi tăng, giá cả hàng hóa, một số nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình hoạt động chủ yếu tăng cao dẫn đến chi phí của NH cũng bị đẩy lên cao. Sang năm 2013 là một năm đáng chú ý với tổng chi phí có xu hướng giảm còn 98.188 triệu đồng, tương ứng giảm 10.861 triệu đồng so với năm 2012 (tỷ lệ giảm 9,96%). Chi phí có xu hướng giảm ở năm 2013 chủ yếu do nguồn chi trả lãi giảm, lãi suất huy động liên tục giảm. NH hạn chế tối đa và cắt giảm những khoản chi không cần thiết. Tiếp theo sau đà giảm là sáu tháng đầu năm 2014 giảm còn 44.232 triệu đồng so với 48.796 triệu đồng năm trước. Nhìn chung thì chi phí có biến động theo chiều hướng giảm. Để tìm hiểu rõ nguyên nhân tại sao tổng chi phí ngân hàng lại biến động như vậy, chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể từng khoản chi phí của ngân hàng như sau:

Chi phí lãi

khoản chi phí phải bỏ ra. Chi phí trả lãi chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí, khoản chi chủ yếu mà NH phải trả gồm: Trả lãi tiền gửi, trả lãi tiền vay, trả lãi phát hành giấy tờ có giá... Tuy nhiên chi phí này giảm liên tục từ năm 2011-6/2014, nguyên nhân chủ yếu là do lãi suất huy động từ tiền vay và tiền gửi liên tục giảm. Năm 2012 là năm đánh dấu thời kỳ giảm lãi với trần lãi suất huy động tại NH liên tục giảm. Qua bảng 3.1 trang 24 cho thấy, kể từ năm 2013 chi phí giảm mạnh hơn so với năm 2012 là 0,95% lên 10,28%. Chủ yếu, tình hình huy động vốn tại địa phương gặp khó khăn hơn, tình trạng cạnh tranh lãi suất, khuyến mãi chưa lành mạnh, lách luật xảy ra phổ biến hơn. Nhưng lãi suất huy động của NH lại tiếp tục giảm mạnh hơn, điều này làm cho người dân e ngại gửi tiền để sinh lời, họ bắt đầu chuyển sang những kênh đầu tư khác hấp dẫn hơn, kéo theo khoản chi phí trả lãi của NH giảm. Cùng theo xu hướng giảm thì 6 tháng đầu năm 2014 cũng bị ảnh hưởng theo và chỉ còn 39.976 triệu đồng so với cùng kì 2013 là 44.315 triệu đồng, chi phí trả lãi giảm có thể là do số lượng khách hàng gởi tiết kiệm, giao dịch giảm và điều đó không tốt. Nhưng với NH, ta thấy rằng chi phí lãi, chủ yếu là lãi trả cho vốn điều chuyển từ cấp trên chiếm rất cao trong tổng chi phí của ngân hàng chiếm trên 82%, đồng thời các khoản chi phí này tại NHNo&PTNT huyện Tân Hiệp giảm có thể thấy rằng ngân hàng đang rất cố gắng trong việc tìm nguồn huy động với lãi suất rẻ hơn ngoài vốn điều chuyển.

Chi phí ngoài lãi

Cùng với sự tăng lên của thu nhập ngoài lãi thì chi phí ngoài lãi cũng biến động nhưng tốc độ tăng trưởng có chiều hướng giảm. Bên cạnh chi phí trả lãi thì NH còn phải chi trả cho những khoản chi phí khác nhằm duy trì sự tồn tại và hoạt động liên tục của NH. Trong đó bao gồm khoản chi cho hoạt động dịch vụ, chi khấu hao tài sản cố định, nộp thuế, cơ sở vật chất - trang thiết bị, chi cho nhân viên, chi cho quản lý, dự phòng và chi vận chuyển bốc xếp tiền. Năm 2012 thì chi phí ngoài lãi có chiều hướng tăng so với năm 2011. Nguyên nhân chủ yếu là do NH đẩy mạnh đầu tư phát triển các hoạt động dịch vụ, tăng cường hoạt động marketing, chính sách chăm sóc khách hàng, các chương trình khuyến mãi, để đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách tốt nhất và tăng tính cạnh tranh đối với các TCTD đóng trên địa bàn. Mặt khác, giá cả nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình hoạt động như cơ sở vật chất - trang thiết bị tăng cao trong giai đoạn này làm kéo theo chi phí tại NH cũng tăng lên. Song đến năm 2013 là năm đánh giấu bước ngoặt khi các khoản chi phí này giảm xuống còn 10.044 triệu đồng, giảm 767 triệu đồng (tương đương giảm 7,09%) so với năm 2012. Nguyên nhân do tình hình kinh tế khó khăn, hoạt động kinh doanh không thuận lợi, NH cắt giảm chi phí ngoài lãi, có

những chính sách tiết kiệm chi phí phù hợp, cắt giảm các khoản chi không cần thiết, đã giúp cho NH tiết kiệm được một khoản chi đáng kể. Tuy nhiên, để đảm bảo sự tăng trưởng lợi nhuận của ngân hàng ổn định thì ngân hàng đã cố gắng giảm dần tốc độ tăng trưởng các khoản chi phí. Tiếp theo chủ trương đó thì chi phí ngoài lãi 6 tháng đầu năm 2014 cũng giảm theo và chỉ còn 4,256 triệu đồng giảm 5,02% tương ứng giảm 225 triệu đồng.

3.2.3 Lợi nhuận

Lợi nhuận là chỉ tiêu phản ánh rõ nhất kết quả kinh doanh của ngân hàng. Với việc quản lý chặt chẽ các khoản chi phí, nâng cao thu nhập đã làm cho lợi nhuận của ngân hàng tăng. Trong tình hình kinh tế biến động, lãi suất giảm dần, hoạt động cạnh tranh gay gắt của các TCTD trên địa bàn nhưng lợi nhuận của ngân hàng vẫn còn tốt, đây là điều rất đáng khích lệ cho đội ngũ cán bộ ngân hàng No&PTNT huyện Tân Hiệp.

Lợi nhuận của NH chịu sự tác động trực tiếp bởi thu nhập và chi phí, tùy theo tốc độ thay đổi của thu nhập và chi phí mà lợi nhuận NH tăng hay giảm theo. Tình hình lợi nhuận của NH biến động, tăng trong năm 2012 và có xu hướng giảm ở năm 2013. Cụ thể, từ 18.282 triệu đồng năm 2011 tăng lên 28.398 triệu đồng năm 2012, tăng với tỷ lệ 55,33% so với năm 2011. Nguyên nhân của sự tăng lên này là do thu nhập từ lãi trong giai đoạn này tăng lên tương đối lớn cộng với thu nhập từ nguồn hoạt động dịch vụ, nhìn chung tình hình hoạt động tại NH khá ổn định và thuận lợi. Đến năm 2013 giảm nhẹ 295

Một phần của tài liệu đánh giá hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện tân hiệp – kiên giang (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)