Định hướng hoạt động của Ngân hàng

Một phần của tài liệu đánh giá hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện tân hiệp – kiên giang (Trang 44)

6. Các nhận xét khác :

3.2.5 Định hướng hoạt động của Ngân hàng

3.2.5.1 Mục tiêu phấn đấu

- Tăng cường huy động vốn tại địa phương, phấn đấu tăng mức huy động nội tệ tăng 17%, ngoại tệ tăng 15% so với năm 2013.

- Phấn đấu đưa dư nợ tăng 8% so với năm 2013 (năm 2013 đạt 1.020.603 triệu đồng).

- Về dịch vụ: Thu từ dịch vụ và chi trả kiều hối phấn đấu tăng 10%, phát hành thẻ tăng 8% so với năm 2013, doanh số bán bảo hiểm ABIC phấn đấu năm 2014 đạt 100 triệu đồng (năm 2013 là 30 triệu đồng).

- Củng cố và nâng cao hoạt động tín dụng, mở rộng đầu tư đến các DN nhỏ và vừa, lựa chọn cho vay khách hàng có phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả, khả thi.

- Đẩy mạnh thu nợ quá hạn, nợ xử lý rủi ro, tập trung xử lý và thu hồi các khoản nợ có vấn đề để thu hồi vốn. Mở rộng các nguồn thu dịch vụ, cắt giảm các khoản chi không cần thiết.

an toàn trật tự cơ quan và khách hàng giao dịch. Chấn chỉnh lề lối, tác phong làm việc để tạo ấn tượng và lòng tin đối với khách hàng.

Mục tiêu cụ thể

- Nguồn vốn huy động tại địa phương: Nội tệ đạt 364.225,68 triệu đồng, ngoại tệ đạt 220.000 USD.

- Tăng dư nợ lên 1.102.000 triệu đồng. - Tỷ lệ nợ quá hạn < 2% tổng dư nợ. - Tỷ lệ nợ xấu < 1% tổng dư nợ.

- Phấn đấu có quỹ thu nhập đạt: 30.351,24 triệu đồng tăng 8% so với năm 2013 (năm 2013 là 28.103 triệu đồng).

3.2.5.2 Định hướng phát triển của Ngân hàng

- Trong công tác huy động vốn: Ngoài các hình thức huy động vốn

truyền thống, cần tập trung bán chéo sản phẩm, thu hộ, thanh toán, tăng cường tuyên truyền giới thiệu các sản phẩm dịch vụ mới hiện có trên IPCAS. Ngoài ra tận dụng khách hàng truyền thống hiện đang giao dịch tại NH chủ yếu là hộ nông dân, hộ kinh doanh, doanh nghiệp, cán bộ, ban ngành trong huyện, mở tài khoản thanh toán, mở thẻ ATM khi có nhu cầu thanh toán, chuyển tiền, vay thấu chi vay đời sống.

- Trong công tác tín dụng:Trước khi đề xuất cho vay phải thẩm định kỹ

và xếp hạng khách hàng phải tuân thủ các nguyên tắc điều kiện, văn bản chế độ, quy định của ngành, tính toán kỹ các phương án, dự án của khách, đề án của địa phương tập trung cho vay có hiệu quả và hạn chế rủi ro. Đối với các khoản nợ đã chuyển nhóm, phải có phân tích từng trường hợp, phân công bám nợ, xử lý dứt điểm quy trách nhiệm cho tập thể hay cá nhân, xử lý từ thấp đến cao.

- Trong công tác dịch vụ: Mỗi cán bộ phải có sự am hiểu về sản phẩm

hiện có và đang áp dụng tại NH, để tư vấn cho từng loại khách hàng, đồng thời mở rộng nghiên cứu thị trường liên kết với các tổ chức ban ngành địa phương, ký kết sử dụng dịch vụ NH đặc biệt là các tổ chức như: ABIC, Bảo việt…

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NHNo&PTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH

HUYỆN TÂN HIỆP - KIÊN GIANG

4.1 HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN C A NHNo&PTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN TÂN HIỆP - KIÊN GIANG

Trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, nguồn vốn đóng vai trò rất quan trọng, không những giúp cho ngân hàng thực hiện được hoạt động kinh doanh mà còn có ảnh hưởng quyết định đến khả năng hoạt động và sự phát triển bền vững của ngân hàng. Ngân hàng muốn tồn tại và phát triển bền vững thì đòi hỏi việc tạo ra nguồn vốn dồi dào, cơ cấu nguồn vốn hợp lý để đảm bảo được hoạt động kinh doanh của ngân hàng là điều cần thiết. Nhận thức được điều đó, toàn thể cán bộ trong Ngân hàng No&PTNT huyện Tân Hiệp luôn nỗ lực tăng cường mở rộng nguồn vốn phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội địa phương. Trong thời gian qua, tổng nguồn vốn của ngân hàng không ngừng tăng trưởng, điều này cho thấy quy mô của ngân hàng đang dần được mở rộng, ngân hàng đáp ứng được nhu cầu tín dụng ngày càng nhiều. Nhìn chung, cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng tăng dần tỷ trọng vốn huy động trong tổng nguồn vốn. Tuy nhiên, tỷ trọng vốn huy động vẫn còn thấp so với vốn điều chuyển. Điều này sẽ là một bất lợi đối với ngân hàng bởi vì chi phí cho vốn điều chuyển cao hơn rất nhiều so với chi phí vốn huy động, từ đó làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của ngân hàng. Cơ cấu nguồn vốn của NH gồm hai nguồn vốn chủ yếu, bao gồm vốn huy động và vốn điều chuyển. Trong đó, vốn điều chuyển chiếm tỷ trọng rất lớn và chủ yếu, vốn huy động tại NH chiếm tỷ trọng còn khá thấp chỉ từ 20% đến 30%.

Vốn huy động: Do đặc điểm của huyện người dân chủ yếu sống bằng nghề nông, tâm lý ưa giữ tiền mặt nên hoạt động huy động vốn của ngân hàng gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên ta thấy rằng vốn huy động không ngừng tăng lên, đây là điều đáng mừng, đồng thời ngân hàng cần có biện pháp tăng tỷ trọng, mở rộng và gia tăng nguồn vốn huy động là điều cần thiết. Để tìm hiểu rõ tình hình nguồn vốn của ngân hàng, chúng ta phân tích cụ thể cơ cấu nguồn vốn qua bảng 4.1. Trong tổng nguồn vốn của ngân hàng thì vốn huy động đang tăng dần nhưng tốc độ tăng không ổn định. Cụ thể, vốn huy động tại NH chủ yếu bao gồm tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn, điểm sáng là năm 2012 vốn huy động chiếm 30,72% tỷ trọng tăng 17,73% so với 2011. Nguyên nhân của sự tăng lên này là do thông tư số 19/2012/TT-NHNN ngày

Bảng 4.1: Nguồn vốn tại NHNo&PTNT huyện Tân Hiệp giai đoạn từ 2011 – 6/2014

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 6.2013 6.2014 2011-2012 2012-2013 6.2013-6.2014 Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1. Vốn huy động 236.439 278.348 315.345 267.832 304.206 41.909 17,73 36.997 13,29 36.374 13,58 2. Vốn điều chuyển 523.294 627.653 741.817 703.540 676.453 104.359 19,94 114.164 18,19 -27.087 -3,85

Tổng 759.733 906.001 1.057.162 971.372 980.659 146.268 19,25 151.161 16,68 9.287 0,96

08 tháng 06 năm 2012 quy định lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam “lãi suất tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên do TCTD ấn định trên cơ sở cung - cầu vốn thị trường” vì thế nhiều khách hàng gửi từ 12 tháng trở lên để hưởng lãi suất thỏa thuận. Do NH áp dụng nhiều chính sách ưu đãi, chính sách khuyến mãi, lãi suất huy động hợp lý, đa dạng các loại hình, đưa ra nhiều kỳ hạn để phù hợp với từng nhu cầu khách hàng, cho lên, nhiều khách hàng cá nhân chủ yếu là nông dân, thương lái thu mua lúa gửi tiền kỳ hạn dưới 12 tháng vì nhu cầu sử dụng vốn của họ nhanh mỗi mùa vụ chỉ kéo dài 03 tháng phục vụ mua con giống, phân bón, vốn đi mua bán vào vụ tăng cao đã lựa chọn NH Nông nghiệp, góp phần tăng vốn huy động.

Sang năm 2013, nguồn vốn huy động tiếp tục tăng chiếm tỷ trọng 24,48% trong tổng nguồn vốn, nhưng tốc độ tăng đã chậm lại. Mặc dù trong 2013, kinh tế huyện vẫn phát triển, tạm ổn định nhưng với lãi suất huy động giảm xuống còn 8%/năm vào khoảng cuối tháng 4 cũng ít nhiều ảnh hưởng đến tâm lý khách hàng. Lãi suất giảm làm cho khách hàng không muốn gửi tiền vào ngân hàng nữa mà sẽ mang tiền đi đầu tư khác để sinh lời, cũng ít nhiều ảnh hưởng đến kết quả thi đua. Điều đáng mừng là tỷ trọng của 6 tháng đầu năm 2014 đã tăng trở lại đạt 31,02% so với 27,57%. Đièu đó chứng tỏ NH luôn nổ lực tìm ra những phân khúc khách hàng tiềm năng đó là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, công nhân viên chức, hộ kinh tế cá thể... và cũng vì, chi nhánh của NH lại ở ngay trung tâm của chợ trên địa bàn huyện là nơi mua sắm của tất cả các hộ dân trong vùng nên hoạt động rất tốt tạo được niềm tin đối với khách hàng. Nguồn vốn tiền gửi không kỳ hạn tại NH chủ yếu là tiền gửi thanh toán tăng đáng kể do các tổ chức kinh tế tập trung sử dụng dịch vụ thanh toán nhiều, NHNo&PTNT thu phí thấp nên là chọn lựa ưu tiên của các tổ chức kinh tế trên địa bàn.

Vốn điều chuyển: Trong quá trình hoạt động đôi khi nguồn vốn tại chỗ không đủ đáp ứng nhu cầu cho vay của khách hàng thì NH sẽ được nhận nguồn vốn điều chuyển từ NHNo&PTNT Việt Nam của Tỉnh. Tuy nhiên, việc sử dụng nhiều vốn điều chuyển từ tuyến trên sẽ không tốt cho NH vì chi phí cho việc sử dụng vốn này cao hơn vốn huy động tại chỗ và phụ thuộc nhiều vào tuyến trên. Tính linh hoạt trong hoạt động sử dụng vốn của NH không có. NH tiếp nhận vốn điều chuyển từ NH cấp trên chiếm tỷ trọng cao qua các năm và đỉnh điểm là năm 2013 với 70,17% trong tổng nguồn vốn, nhìn vào bảng 4.1 trang 33 ta có thể thấy rằng vốn điều chuyển luôn gấp đôi vốn huy động và tình hình cũng không thay đổi đối với 6 tháng 2014 mặc dù tốc độ tăng trưởng đã giảm 3,85%, nguyên nhân của sự tăng lên này chủ yếu do nguồn vốn huy động tại NH có tăng lên nhưng lại không đủ để đáp ứng nhu cầu vay vốn của

người dân tại địa phương, NH cần một lượng vốn lớn để đáp ứng nhu cầu đó, chính vì vậy mà vốn điều chuyển đến tháng 6 năm 2014 tại NH liên tục tăng cao hơn nguồn vốn huy động một lượng lớn.

4.2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NHNo&PTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN TÂN HIỆP GIAI ĐOẠN 2011 – 6/2014

4.2.1 Hoạt động tín dụng của Ngân hàng từ 2011 đến 6/2014

Trong những năm qua tình hình kinh tế của Kiên Giang nói chung và của huyện Tân Hiệp nói riêng phát triển ổn định, đời sống người dân tăng lên đáng kể. Huyện Tân Hiệp kêu gọi hưởng ứng phong trào nông thôn mới, cánh đồng mẫu lớn, tiểu thủ công nghiệp có quy mô lớn kèm theo các ngành nghề, làng nghề phụ trợ để tập trung phát triển các ngành nghề như: nông nghiệp hiện đại, chế biến nông lâm thủy hải sản: sản xuất thực phẩm, hàng tiêu dùng;…điều này cho thấy được tiềm năng phát triển của huyện rất tốt. Tuy nhiên, huyện Tân Hiệp là vùng đất mà người dân có đời sống chủ yếu là sản xuất nông nông nghiệp, với đặc điểm sản xuất theo mùa vụ và chu kỳ vốn ngắn nên Ngân hàng thường tập chung đầu tư vốn cho vay ngắn hạn để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Trong các hoạt động cấp tín dụng, cho vay là hoạt động quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn nhất. Vì lý do số liệu nên trong phạm vi nghiên cứu của bài, hoạt động tín dụng chỉ dừng lại ở hoạt động cho vay của NH (sau đây gọi tắt là tín dụng). Với phương châm “nổ lực hết mình vì sự phồn thịnh của khách hàng”, tăng trưởng tín dụng đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng, giữ vững thị trường nông thôn, và tiếp tục hướng tới xây dựng nông thôn mới, đẩy mạnh phát triển thương mại - dịch vụ trên địa bàn. Sau đây, để phân tích hoạt động tín dụng của NH ta dựa vào các chỉ tiêu DSCV, DSTN, dư nợ và nợ xấu. Dưới đây là bảng số liệu 4.2 trang 36 thể hiện hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT Việt Nam Chi nhánh huyện Tân Hiệp - Kiên Giang qua các năm 2011 - 2013 và 6 tháng đầu năm 2014.

4.2.1.1 Doanh số cho vay

Doanh số cho vay là tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng cho khách hàng vay trong một thời gian. Sự tăng trưởng của doanh số cho vay cho thấy ngân hàng đang mở rộng quy mô hoạt động tín dụng. Đối với Ngân hàng No&PTNT huyện Tân Hiệp, mặc dù nguồn vốn huy động không ngừng tăng trưởng qua các năm, nhưng vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu tín dụng của khách hàng. Qua bảng 4.2 trang 36, nhìn chung, DSCV là số tiền mà NH cho khách hàng vay trong một kỳ nhất định. Số liệu 03 năm và 6 tháng 2014 cho thấy, DSCV tại NH luôn tăng. năm 2012 là năm khởi đầu cho sự tăng trưởng với tỷ

Bảng 4.2: Phân tích hoạt động tín dụng theo thời hạn tại NHNo&PTNT huyện Tân Hiệp giai đoạn từ 2011 – 6/2014

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 6.2013 6.2014 2011-2012 2012-2013 6.2013-6.2014

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Doanh số cho vay 1.109.636 1.324.790 1.656.184 831.246 753.950 215.154 19,39 331.394 25,01 -77.296 -9,30

Ngắn hạn 1.076.836 1.253.495 1.611.396 814.056 744.106 176.659 16,41 357.901 28,55 -69.950 -8,59 Trung- dài hạn 32.800 71.295 44.788 17.190 9.844 38.495 117,36 -26.507 -37,18 -7.346 -42,73 Doanh số thu nợ 1.038.151 1.167.817 1.537.245 795.854 849.514 129.666 12,49 369.428 31,63 53.660 6,74 Ngắn hạn 990.964 1.120.027 1.501.680 778.680 831.021 129.063 13,02 381.653 34,08 52.341 6,72 Trung- dài hạn 47.187 47.790 35.565 17.174 18.493 603 1,28 -12.225 -25,58 1.319 7,68 Dư nợ 745.567 902.540 1.021.479 937.932 925.915 156.973 21,05 118.939 13,18 -12.017 -1,28 Ngắn hạn 693.858 827.326 937.042 862.702 850.127 133.468 19,24 109.716 13,26 -12.575 -1,46 Trung- dài hạn 51.709 75.214 84.437 75.230 75.788 23.505 45,46 9.223 12,26 558 0,74 Nợ xấu 154 1.430 1.581 1.655 12.256 1.276 828,57 151 10,56 10.601 640,54 Ngắn hạn 154 1.430 1.581 1.655 12.256 1.276 828,57 151 10,56 10.601 640,54 Trung - dài hạn 0 0 0 0 0 0 - 0 - 0 -

lệ tăng 19,39% so với năm 2011. Nguyên nhân chủ yếu là do trong năm 2011 NH bước đầu thực hiện chỉ đạo theo hướng dẫn của Chính phủ ưu tiên phát triển, xây dựng nông nghiệp - nông thôn theo Nghị định 41/2010/NĐ-CP ngày 12/04/2010, mở rộng hoạt động tín dụng theo phương án của khách hàng đưa ra có hiệu quả và đảm bảo sinh lợi nhuận.

Bước sang năm 2013 DSCV đạt cao nhất trong 3 năm. Trong năm 2013, DSCV tăng mạnh do NH tiếp tục đẩy mạnh công tác cấp tín dụng, ưu tiên phát triển thương mại - dịch vụ, xây dựng nông thôn mới đáp ứng nhu cầu tiêu dùng phục vụ đời sống người dân. Bên cạnh đó, do chính sách lãi suất NH trong giai đoạn này giảm mạnh tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân được tiếp cận nguồn vốn trong sản xuất kinh doanh ổn định đời sống. Tâm điểm là sáu tháng đầu năm 2014 khi doanh số cho vay giảm 9,3%, nguyên nhân là do sản xuất trong những tháng cuối năm 2013 đến đầu năm 2014, người dân gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, giá lúa xuống thấp, sản lượng thu hoạch lúa giảm nhẹ so với năm trước do ảnh hưởng của dịch bệnh, lúc trúng mùa thì rớt giá, nông dân chờ đợi được giá mới bán, nên khách hàng không có nhu cầu mở rộng sản xuất như trước, vì vậy nhu cầu cho các hoạt động chi tiêu cũng giảm xuống. Giá thực phẩm, vật liệu xây dựng giảm nên các đối tượng doanh nghiệp, cá nhân buôn bán nhỏ lẻ đã không còn hào hứng vay vốn để phục vụ kinh doanh, cơ hội đầu cơ bán với giá cao ít, không được giá... công tác thu hồi nợ được đẩy mạnh khi gần bằng DSCV. Tất cả, điều này ít nhiều cũng đã ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của ngân hàng.

Trong cơ cấu cho vay tại NH thì cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhất và tăng qua các năm, đạt 97,84% trong năm 2013, trong năm 2014 thì cho vay ngắn hạn vẫn là chủ đạo, qua đó thấy được lĩnh vực đầu tư mà NH tập trung hướng đến trong quá trình hoạt động kinh doanh là cho vay ngắn hạn.

Một phần của tài liệu đánh giá hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện tân hiệp – kiên giang (Trang 44)