6. Các nhận xét khác :
4.2.5 Phân tích nợ xấu ngắn hạn
Hoạt động kinh doanh của NH chứa đựng nhiều rủi ro, khi đến hạn mà NH chưa thu hồi được hoặc có khả năng mất vốn và lãi, đó là những khoản tiềm ẩn nợ xấu. Nợ xấu làm nguồn vốn của NH bị chiếm dụng, vòng quay vốn chậm không tái đầu tư được, không đáp ứng nhu cầu vay vốn khách hàng làm ảnh hưởng đến thu nhập của NH.
Qua bảng số liệu 4.2 trang 36 ta thấy rằng tình hình nợ xấu của ngân hàng cũng chính là nợ xấu ngắn hạn đang tăng dần, đây là tín hiệu rất không tốt đối với đội ngũ cán bộ NHNo&PTNT huyện Tân Hiệp mặc dù trong thời gian qua kinh tế của cả nước nói chung và tỉnh Kiên Giang nói riêng gặp không ít khó khăn nhưng cũng đã kịp thời cố gắng khắc phục những khó khăn đó. Cụ thể, nợ xấu ngân hàng vào năm 2011 là 154 triệu đồng (theo điều 7 của Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN). Riêng đến 6 tháng đầu năm 2014, nợ xấu ngân hàng tăng cao đạt mức 12.256 triệu đồng (theo Thông tư 02/2013 của Ngân hàng Nhà nước). Nguyên nhân, vì NH cho vay chủ yếu là hộ sản xuất kinh doanh, cá thể nên dư nợ nhiều, làm cho NH không kiểm soát hết được nguy cơ nợ ngày càng lớn của đối tượng này dẫn đến nợ xấu tăng. Ngoài ra, là
Bảng 4.9: Nợ xấu ngắn hạn theo đối tượng khách hàng tại NHNo&PTNT huyện Tân Hiệp giai đoạn từ 2011 – 6/2014
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 6.2013 6.2014 2011-2012 2012-2013 6.2013-6.2014 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Hộ gia đình- cá nhân 154 1.430 1.581 1.655 12.256 1.276 828,57 151 10,56 10.601 640,54
DNTN 0 0 0 0 0 0 - 0 - 0 -
Cty TNHH 0 0 0 0 0 0 - 0 - 0 -
Cty Cổ Phần 0 0 0 0 0 0 - 0 - 0 -
Tổng nợ xấu 154 1.430 1.581 1.655 12.256 1.276 828,57 151 10,56 10.601 640,54
do một bộ phận nông dân làm ăn không có hiệu quả, thua lỗ nhiều vụ nhiều năm không thể trả được nợ đúng hạn cho NH, do sự thay đổi của các thông tư củng góp phần làm tăng nợ xấu.
4.2.5.1 Nợ xấu theo đối tượng khách hàng
Qua bảng số liệu 4.7 trang 58 ở trên và 4.9 dưới đây, ta thấy rằng những ngành nào có dư nợ càng cao thì nợ xấu cũng cao do những nguyên nhân khác nhau. Chúng ta sẽ phân tích tình hình nợ xấu theo đối tượng khách hàng để xem hoạt động tín dụng theo đối tượng khách hàng như thế nào. Do đặc điểm của kinh tế địa phương tập trung cho vay hộ kinh doanh, cá nhân nên nợ xấu ngắn hạn chủ yếu là cá thể chiếm tỷ trọng gần 100% trong tổng nợ xấu của NH. Dựa vào bảng 4.9 trang 64 ta có thể thấy sự biến động của nợ xấu.
Hộ sản xuất - cá nhân
Nợ xấu phát sinh tại NH là cá nhân vì cho vay doanh nghiệp chiếm tỷ trọng rất thấp, các doanh nghiệp vay vốn tại NH chủ yếu là truyền thống có mối quan hệ lâu dài với NH, nên trong quá trình thẩm định cho vay đã được NH xem xét kỹ, chỉ cho vay những phương án, dự án kinh doanh khả thi và có hiệu quả. Qua 03 năm và sáu tháng đầu năm 2014, nợ xấu ngắn hạn đối với cá thể có sự biến động tăng lên liên tục, năm 2011 là 154 triệu đồng đến năm 2012 tỷ lệ tăng lên 828,57% đạt 1.430 triệu đồng so với năm 2011. Do phần lớn hộ sản xuất, cá nhân có nguồn thu nhập chủ yếu từ sản xuất lúa - chăn nuôi, kinh doanh nhỏ lẻ tự phát nên việc trả nợ vay NH phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tự nhiên và biến động của giá cả thị trường. Thực tế trong giai đoạn này, thiên tai, dịch bệnh làm ảnh hưởng đến năng suất thu hoạch lúa, một số hộ sản xuất lúa vụ 03 bị ngập nước do ảnh hưởng của lũ năm 2012 thu hoạch không kịp dẫn đến mất trắng, chăn nuôi heo, gà, vịt thường xuyên xuất hiện bệnh lạ, dễ chết, nên nguồn thu không đủ để trả nợ NH, một số khác là do khách hàng sử dụng vốn không đúng mục đích dẫn đến nợ xấu ngắn hạn tăng lên.
Đến năm 2013 nợ xấu ngắn hạn tiếp tục tăng và ở mức 1.581 triệu đồng, tương đương tăng 10,56% so với năm 2012. Nhiều hộ nông dân mở rộng sản xuất lúa, khai hoang những vùng đất làm còn mới nên bị chuột ăn, ngập phèn… dẫn đến thua lỗ mất khả năng trả nợ vay. Ngoài ra, DSCV ngắn hạn tiêu dùng tại NH khá cao, nhưng đa phần người dân trên địa bàn Tân Hiệp, chủ yếu là nông dân nên nguồn trả nợ cho tiêu dùng mua sắm, xây dựng, sữa chữa nhà ở là nguồn thu nhập từ sản xuất lúa, nên kéo theo nợ xấu tiêu dùng cũng tăng theo. Riêng sáu tháng đầu năm 2014 tăng đột biến lên 12.256 triệu đồng, tăng 640,54% so với cùng kì. Nguyên nhân, đây lả hậu quả của nhiều
vụ, nhiều năm trước đây nhất là từ năm 2011 đến nay, khi mà khủng hoảng tài chính thế giới bắt đầu ảnh hưởng nước ta, đồng loạt các Ngân hàng thương mại tăng lãi suất tiền gởi và tiền vay để chống lạm phát theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, lúc này các khách hàng vay và vay lại phải chịu một lải suất rất cao, trong khi giá nông sản thấp, khó tiêu thụ, lợi nhuận thấp, thậm chí lỗ, kéo theo các ngành nghề khác trên địa bàn cũng ảnh hưởng theo, khó trả nợ. Ngoài ra còn do vào ngày 1 tháng 6 năm 2014 ngân hàng áp dụng Thông tư 02/2013 của Ngân hàng Nhà Nước làm cho nợ xấu của TCTD tăng cao hơn so trước do chuẩn mực về phân loại nợ thay đổi. Nên ta thấy nợ xấu theo thông tư 02/2013/TT-NHNN cao hơn nợ xấu theo Quyết định 493.
4.2.5.2 Nợ xấu ngắn hạn theo mục đích sử dụng vốn
Qua bảng số liệu 4.10 trang 67 ta thấy được nợ xấu phân theo mục đích sử dụng vốn cũng biến động như nợ xấu theo thời hạn và đối tượng khách hàng đều có xu hướng tăng qua các năm. Nợ xấu ngắn hạn biến động không ổn định và tăng lên qua các năm, trong đó, nợ xấu ngắn hạn của sản xuất lúa - chăn nuôi, tiêu dùng luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ xấu ngắn hạn của NH. Đối với cho vay sản xuất lúa - chăn nuôi phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên, thương mại - dịch vụ lại dễ bị ảnh hưởng bởi thị trường. Vì thế nếu thiệt hại xảy ra làm ảnh hưởng rất lớn đến nguồn thu của khách hàng. Do đó, nợ xấu xảy ra là điều tất yếu, qua hình 4.7 trang 66 cho thấy tình hình nợ xấu ngắn hạn của sản xuất lúa - chăn nuôi năm 2011 chiếm 100% tổng nợ xấu ngắn hạn, đến năm 2012 chiếm 32,87% trong tổng nợ xấu ngắn hạn và năm 2013 chiếm tỷ trọng 35,93%. Tiếp theo là nợ xấu ngắn hạn của tiêu dùng, năm 2012 chiếm 42,66%, sang năm 2013 chiếm tỷ trọng 41,94% trong tổng nợ xấu ngắn hạn… để hiểu rõ hơn ta đi vào tìm hiểu bảng 4.10 trang 67.
guồn: Phòng KH - K H o&PT T Chi nhánh huyện Tân Hiệp từ năm 2011 – 6/2014
Hình 4.7: Cơ cấu nợ xấu ngắn hạn theo mục đích sử dụng vốn tại NHNo&PTNT huyện Tân Hiệp giai đoạn từ 2011 - 2013
Bảng 4.10: Nợ xấu ngắn hạn theo mục đích sử dụng vốn tại NHNo&PTNT huyện Tân Hiệp giai đoạn từ 2011 - 2013
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2011-2012 2012-2013
Số tiền % Số tiền %
Thủy sản 0 0 0 0 - 0 -
SX lúa – Chăn nuôi 154 470 568 316 205,19 98 20,85
Công nghiệp 0 0 0 0 - 0 -
TM – DV 0 350 350 350 - 0 0
Tiêu dung 0 610 663 610 - 53 8,69
Tổng 154 1.430 1.581 1.276 828,57 151 10,56
guồn: Phòng KH - K H o&PT T Chi nhánh huyện Tân Hiệp từ năm 2011- 6/2014
4.2.5.2.1 Sản xuất lúa - chăn nuôi
Một trong những nguyên nhân làm phát sinh nợ xấu ngắn hạn là do món vay của các hộ sản xuất nông nghiệp thường nhỏ lẻ, số món vay nhiều làm cho đồng vốn NH bị dàn trải trên địa bàn rộng, trong khi số lượng CBTD còn hạn chế không kiêm nhiệm hết công việc, nhưng số lượng cho vay ngày càng tăng lên. Việc cho vay và xử lý nợ còn gặp không ít khó khăn dẫn đến nợ xấu tăng lên. Nợ xấu ngắn hạn của năm 2012, tăng lên là 470 triệu đồng, (tương đương tăng 205,19%) so với năm 2011. Trong năm 2012 giá cả hàng hóa không ổn định, hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ nông dân gặp nhiều hạn chế, chi phí đầu vào tăng cao, thời tiết bão thay đổi bất thường gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất lúa và chăn nuôi, nhưng giá đầu ra lại liên tục giảm khi vào vụ vì trong những năm gần đây người dân trên địa phương chủ yếu bán lúa ướt không còn phơi như những năm trước nên rất cần bán nhanh chóng, lợi dụng cơ hội đó thương lái ép giá nông dân khi vào vụ ngày càng phổ biến. Sang năm 2013 thì nợ xấu ngắn hạn của NH (tăng lên 20,85%) so với năm 2012 và ở mức 568 triệu đồng. Năm 2013 nợ xấu ngắn hạn sản xuất lúa - chăn nuôi chiếm 35,93% trong tổng nợ xấu ngắn hạn tại NH. Do vào năm 2013 nhiều nông dân trên địa bàn huyện mạnh dạn đầu tư vào lúa vụ 03 để sản xuất, nhưng sản lượng lại rất thấp, lúa bị bệnh lem lép hạt, rầy nâu, bị chuột và ốc ăn… Cá biệt một số hộ dân bị ngập nước không thu hoạch kịp vào vụ, do đặc thù của huyện gần giáp biển, kênh ngòi chằng chịt. Trong giai đoạn năm 2012, 2013 mực nước dâng cao hơn làm lúa của người dân không thu hoạch kịp, nông dân mở rộng khai hoang những vùng đất mới nhưng làm ăn không hiệu quả do bị ngập phèn, chuột ăn… dẫn đến mất trắng, điều này làm cho thu nhập của một số người dân giảm xuống đáng kể, dẫn đến mất khả năng trả nợ NH. Một số hộ vay vốn sử dụng sai mục đích do nguồn vốn vay không chỉ phục vụ cho một mục đích sản xuất lúa - chăn nuôi nhất định nên NH rất khó quản lý.
Ngoài ra, khi NH xử lý phần tài sản thế chấp của nông dân thì thị trường bất động sản lại đóng băng làm cho NH gặp nhiều khó khăn trong việc xử lý, không có người mua, dẫn đến tồn đọng, nên làm cho nợ xấu sản xuất lúa - chăn nuôi tăng lên khá mạnh.
4.2.5.2.2 Thương mại - dịch vụ
Qua bảng số liệu ta thấy nợ xấu theo mục đích sử dụng cho thương mại dịch vụ chiếm tỷ trọng tương đối ( khoảng trên 20%) trong tổng nợ xấu của ngân hàng. Nhìn chung thì nợ xấu ngắn hạn của thương mại - dịch vụ nói chung và của ngành buôn bán và bán lẻ nói riêng tương đối ổn định qua các năm và ở mức 350 triệu đồng (theo Quyết định 493/2005/QĐ -NHNN) không tăng giảm trong năm 2012, 2013. Nguyên nhân là do sự biến động của giá cả thị trường làm ảnh hưởng đến một số cá nhân buôn bán là khách hàng chủ yếu của NH, họ không lời cũng không lỗ nhưng lại buôn bán không được nhộn nhịp như trước nữa nên khả năng trả nợ cũng ít lại do họ không buôn bán được nhiều nên làm cho nợ xấu cũng ở một chỗ không biến động. Công tác thu hồi nợ được đẩy mạnh, cán bộ tín dụng thường xuyên xuống cơ sở để nhắc nhở, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn để duy trì mối quan hệ tín dụng tốt với NH. Vì đặc điểm của tín dụng thương mại - dịch vụ nhạy cảm với diễn biến của thị trường. Một khi chi phí đầu vào liên tục tăng, nhưng giá đầu ra lại không ổn định dẫn đến nguồn thu nhập của khách hàng sẽ không đủ trang trải tất cả các khoản chi phí, nên ảnh hưởng việc trả nợ cho NH, đó là nguyên nhân làm dẫn đến nợ xấu ngắn hạn tăng.
4.2.5.2.3 Tiêu dùng
Do dư nợ ngắn hạn tiêu dùng luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng số dư nợ ngắn hạn nên nợ xấu ngắn hạn tiêu dùng cũng tăng là điều khó tránh khỏi, nhất là trong tình hình kinh tế không ổn định như hiện nay, đặc biệt tăng mạnh trong năm 2013. Cụ thể, năm 2012 là 610 triệu đồng chiếm 42,66% tổng nợ xấu ngắn hạn, năm 2013 là 663 triệu đồng, chiếm 41,94% trong tổng nợ xấu ngắn hạn, tăng 53 triệu đồng (tương đương tăng 8,69%) so với năm 2012.
Nguyên nhân là ngân hàng gần đây cho vay chủ yếu là hoạt động tiêu dùng và chi tiêu cá nhân nên đây cũng là ngành có nhiều nợ xấu chiếm trên 40% tổng nợ xấu của ngân hàng. Khách hàng của ngân hàng chủ yếu là nông dân, họ vay tiền để tiêu dùng chủ yếu là xây dựng và sửa chữa nhà cửa nhưng nguồn thu nhập trả nợ chủ yếu từ sản xuất lúa - chăn nuôi gần đây lại giảm mạnh, kéo theo nợ vay NH không trả được. Cho vay cán bộ công nhân viên chức thì tình trạng cắt giảm biên chế, giảm lương thường xuyên xảy ra nên nguồn trả nợ NH không có. Một số trường hợp khách hàng vay vốn tiêu dùng
có tài sản đảm bảo nhưng đã bị cầm cố, sang bán bất hợp pháp trước khi vay vốn NH, hoặc một số trường hợp vay hộ cho nhau như: Cha mẹ, anh, chị, em trong gia đình, bản thân người vay vốn không có mục đích sử dụng vốn thật sự… dễ kéo theo nguồn vốn được sử dụng không chính đáng, làm nợ xấu của tiêu dùng phát sinh thêm.