7. Kết luận: Cần Thơ, ngày tháng năm
3.5.1.1. Kinh tế
a) Tốc độ tăng trưởng kinh tế
Với tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng hay giảm cũng có những tác động tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu cá tra của công ty. Vì khi tốc độ tăng trưởng giảm sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của công ty là điều hiển nhiên. Còn khi tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng thì cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu sẽ tăng mạnh, nhu cầu về thủy sản tăng cao sẽ là điều kiện thuận lợi để công ty mở rộng qui mô cho xuất khẩu cá tra. Nhưng khi tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng kèm theo đó là những đòi hỏi của người dân về chất lượng sản phẩm sẽ cao hơn, đòi hỏi công ty phải thường xuyên đổi mới kỹ thuật sản xuất để đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng trong và ngoài nước.
Vì vậy, có thể nói tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ mang đến thách thức cho xuất khẩu cá tra của công ty.
b) Lạm phát
Vào cuối năm 2009 và đầu năm 2010 giá cả hàng hóa, dịch vụ, nguyên vật liệu sản xuất ở Việt Nam đã tiếp tục tăng với giá cao hơn so với trước nhưng chỉ ở mức thấp. Năm 2009 lạm phát 6,8% đến năm 2010 lạm phát lên tới 11,75% vào năm 2011 lạm phát tiếp tục tăng lên mức 18,58%. Cuối năm 2012 lạm phát đã được kiểm soát chỉ còn 6,81%. Năm 2013 lạm phát tiếp tục giảm ở mức 6,04%. (Nguồn: Tổng cục thống kê)
Với ảnh hưởng của lạm phát tăng cao của cả nước sẽ gây khó khăn cho nền kinh tế Việt Nam hay lạm phát là thách thức đối với hoạt động xuất khẩu cá tra của công ty. Tuy nhiên trong những năm gần đây chỉ số lạm phát đã được kiềm chế với tốc độ tăng thấp. Đây là một cơ hội cho hoạt động xuất khẩu của công ty.
30
Theo các báo cáo tài chính và bảng cân đối kế toán của công ty cho thấy nguồn vốn chủ yếu trong quá trình hoạt động của công ty là vốn vay, cao hơn 5 lần so với vốn chủ sở hữu, công ty phải vay vốn từ các ngân hàng, cổ đông, cán bộ nhân viên của công ty. Trong đó, nguồn vốn vay từ các ngân hàng là chủ yếu để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của công ty. Hiện nay các ngân hàng trong cả nước đang giảm mức lãi suất cho vay và đối với lĩnh vực xuất khẩu, nông nghiệp, công nghiệp hỗ trợ mức lãi suất cho vay vào năm 2011 là 14 – 15% nhưng đến năm 2012 sẽ dao động từ 11% - 13%/. Trong năm 2013 mặt bằng lãi suất huy động giảm khoảng 0,5 – 1,5% so với thời điểm cuối 2013. Riêng lãi suất cho vay VND cũng giảm đáng kể. Cụ thể, đối với 5 lĩnh vực ưu tiên (bao gồm: nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao) lãi vay phổ biến ở mức 7-8%/năm. Ngoài ra, lãi suất cho vay ngẳn hạn đang ở mức 9-10%/năm đối với các khoản vay thông thường, riêng lãi suất cho vay trung – dài hạn hiện cũng chỉ xoay quanh 10,5-12%/năm, trong khi ở thời điểm cuối năm 2013, lãi vay trung – dài hạn vẫn ở mức 13- 15%/năm. (Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam).
Sự phụ thuộc vào nguồn vốn vay là chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của công ty và việc giảm lãi suất cho vay của các ngân hàng trong cả nước như hiện nay sẽ tạo điều kiện thuận lợi và là cơ hội cho hoạt động xuất khẩu cá tra của công ty.
Tóm lại: Với tốc độ tăng trưởng kinh tế, tình hình lạm phát và lãi suất ngân hàng trong thời gian sắp tới tạo ra nhiều thuận lợi cho xuất khẩu cá tra của công ty. Vì vậy, có thể nói tình hình kinh tế của Việt Nam hiện nay là cơ hội cho hoạt động xuất khẩu cá tra của Hiệp Thanh.