7. Kết luận: Cần Thơ, ngày tháng năm
4.4. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY TỪ NĂM
NĂM 2011 – 2013
Lợi nhuận là chỉ tiêu rất quan trọng, luôn nhận được nhiều sự quan tâm hàng đầu của ban quản trị cũng như các nhà đầu tư đối với tình hình hoạt động kinh doanh của công ty. Một công ty cho dù kiếm được doanh thu cao đến đâu, nhưng với kết quả cuối cùng không có lợi nhuận hoặc lợi nhuận thấp thì cũng không thể xem là thành công được. Trong kinh doanh, lợi nhuận được xem là chỉ tiêu quan trọng nhất, nó giúp công ty tồn tại và phát triển. Chính vì thế công ty luôn đề ra chỉ tiêu tối đa hóa lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu cần hướng đến. Từ sự phân tích chiến lược marketing của công ty ở thị trường Châu Âu ở các phần nội dung trên, đây cũng là một trong những chiến lược hướng đến sự phát triển và đem lại lợi nhuận cho công ty. Góp phần làm tăng doanh thu tạo ra lợi nhuận với thị trường Châu Âu là thị trường lớn nhất của công ty thì nó sẽ có một sự ảnh hưởng không nhỏ. Sau đây sẽ tác già sẽ phân tích tình hình của chỉ tiêu lợi nhuận trong 3 năm 2011 – 2013.
Bảng 4.9: Tổng hợp lợi nhuận từ năm 2011 – 2013
ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Số tiền % Số tiền % Lợi nhuận từ HĐKD 5,736 5,730 3,613 -0,006 -0,1 -2,117 -37 Lợi nhuận khác -0,784 3,738 0,234 2,954 376,8 -3,504 -93,7 Lợi nhuận trước thuế 4,951 9,468 3,847 4,517 91,2 -5,621 -59,4 Thuế TNDN 0,836 1,446 0,525 0,61 73 -0,921 -64 Lợi nhuận sau thuế 4,115 8,022 3,322 3,906 95 -4,689 -58,5
Nguồn:Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Hiệp Thanh
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh (HĐKD): Trong 3 năm từ 2011 – 2013 thì lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh năm 2011 là cao nhất và có xu hướng ngày càng giảm. Năm 2011 là 5,736 tỷ đồng nhưng đến năm 2012 con số này giảm nhẹ 0,1% so với năm 2011, nhưng đến năm 2013 đã bắt đầu có dấu hiệu sụt giảm mạnh giảm 2,117 tỷ đồng tương đương 37% so với năm 2012. Nguyên nhân của việc giảm này là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, các nước là đối tác của công ty đang trên đà phục hồi, giá cá xuất khẩu giảm và sự ảnh hưởng các vụ kiện cho là cá tra Việt Nam bán phá giá và các thông tin sai lệch về con cá tra nên tính hình xuất khẩu cá tra còn nhiều khó khăn, mức tiêu thụ cá trên thị trường giảm xuống
75
nhiều. Sang năm 2012 thì một số doanh nghiệp cạnh tranh không lành mạnh ( chủ yếu là một số doanh nghiệp không có nhà máy chế biến chuyên mua cá chết, cá ngộp trong quá trình thu hoạch và vận chuyển, cá dạt tại các nhà máy, sau đó nhờ gia công chế biến và trộn vào sản phẩm có chất lượng để xuất khẩu) nên ảnh hưởng đến uy tín của ngành. Bên cạnh đó, cũng có một số nước tăng cường các rào cản để hạn chế nhập khẩu, nên trong năm 2012 tình hình tiêu thụ và tìm kiếm thị trường tiêu thụ của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung gặp nhiều khó khăn, dẫn đến doanh thu củ không ít doanh nghiệp bị giảm nhiều. Trong 3 năm này do tình hình xuất khẩu khó khăn ở các thị trường truyền thống của công ty như Châu Á, Mỹ… đã làm giảm tỷ trọng của các thị trường này rất nhiều. Vì thế mà công ty tập trung toàn lực vào xuất khẩu ở thị trường Châu Âu và chỉ rải rác ở một số thị trường khác và không còn sự cân bằng của 2 thị trường là Châu Âu và Châu Á nữa, đây cũng là một trong những lý do làm lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trong 3 năm qua, công ty nên có những chính sách phù hợp trong tương lai để khắc phục tình trạng này. Trước những khó khăn đó lợi nhuận tiếp tục giảm mạnh vào năm 2013 giảm 37%.
Lợi nhuận khác: Là khoản chênh lệch giữa thu nhập khác và chi phí khác của công ty, nhìn chung từ năm 2011 đến 2013 lợi nhuận khác của công ty có xu hướng tăng giảm không ổn định. Năm 2011 chỉ số này là một con số âm (-0,784 tỷ đồng), qua năm 2012 con số này tăng lên 3,738 tỷ đồng và sau đó lại giảm vào năm 2013, năm 2013 chỉ còn 0,234 tỷ đồng, nếu năm 2012 tăng 376,8% so với năm 2011 thì năm 2013 đã giảm 93,7% so với năm 2012. Nguyên nhân là do chi phí khác trong năm 2013 đã tăng lên nhiều so với năm 2012, trong khi thu nhập khác tăng với tốc độ chậm hơn nên làm cho lợi nhuận khác giảm xuống. Còn trong năm 2011, do chi phí khác lớn hơn thu nhập khác nên trong năm này lợi nhuận khác bị âm 0,784 tỷ đồng.
Lợi nhuận trước thuế: Được hình thành từ lợi nhuận hoạt động kinh doanh và lợi nhuận khác, trong đó lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh là mang lại lợi nhuận chủ yếu cho công ty. Trong năm 2011, mặc dù lợi nhuận khác của công ty bị âm nhưng chỉ ở mức thấp hơn nhiều so với lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh nên trong năm 2011 công ty vẫn có lời 4,951 tỷ đồng. Đến năm 2012 thì lợi nhuân khác tăng lên rất nhanh và mặc dù lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh giảm nhưng chỉ giảm rất nhẹ, dẫn đến lợi nhuận trước thuế của công ty tăng lên rất nhiều tăng 4,517 tỷ đồng tương đương 91,2%. Nhưng bước qua năm 2013, do lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và cả lợi
76
nhuận khác đều giảm đi nhiều làm cho lợi nhuận trước thuế của công ty bị giảm nhiều so với năm trước, giảm đến 5,621 tỷ đồng tương ứng 59,4%.
Lợi nhuận sau thuế: Là khoản chênh lệch giữa lợi nhuận trước thuế và thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN).Lợi nhuận sau thuế cũng có sự biến động giống như lợi nhuận trước thuế. Tăng lên vào năm 2012 và giảm xuống ở năm 2013. Tuy trong năm 2012 thuế TNDN của công ty tăng 0,61 tỷ đồng tương ứng 73% so với năm 2011 nhưng do lợi nhuận trước thuế tăng lên cao nên lợi nhuận sau thuế vẩn tăng cao so với năm 2011 tăng 95%, đến năm 2013 tuy thuế TNDN đã giảm xuống nhưng cùng với đó thì thu nhập trước thuế cũng giảm xuống nên lợi nhuận sau thuế đã giảm 58,5% vào năm 2013 so với năm 2011.
Qua đó cho thấy, công ty hoạt động hiệu quả nhất là trong năm 2012, ngược lại là ở năm 2013. Công ty cần có những chính sách rút ra từ những bài học ở năm 2013 và cố gắng phát huy những gì đạt được trong năm 2012 nhằm mang lại lợi nhuận cao nhất có thể cho công ty trong tương lai. Nhưng nhìn chung với tình hình hoạt động trong thời gian qua công ty vẫn duy trì ở tình trạng kinh doanh có lời và lợi nhuận không đến mức bị đánh giá là thấp so với các công ty từng ngành. Trong tình hình các thị trường xuất khẩu càng ngày càng có nhiều khó khăn, công ty nên có những định hướng chiến lược cho thị trường Châu Âu nói riêng và toàn thể công ty trong thời gian tới.
77
CHƢƠNG 5
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
MARKETING XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƢỜNG CHÂU ÂU 5.1. TỔNG HỢP SWOT
Sau quá trình phân tích ở chương 3 và chương 4 ta có ma trận SWOT tổng hợp. Xây dựng ma trận dựa trên những điểm mạnh và điểm yếu trong công ty, những cơ hội và thách thức bên ngoài tác động đến hoạt động xuất khẩu cá tra của công ty. Từ việc phân tích này ta sẽ thấy rõ hơn về chiến lược marketing xuất khẩu sang thị trường Châu Âu nói riêng và toàn thể chiến lược cho công ty nói chung từ đó đưa ra những giải pháp và chiến lược phù hợp hơn trong tương lai.
Qua bảng bên dưới ta thấy công ty có thể đưa ra những chiến lược như sau:
Chiến lược SO – Về chiến lược SO công ty nên sử dụng chiến lược phát triển thị trường: Chiến lược này sẽ tận dụng những điểm mạnh bên trong của công ty gồm sản phẩm,nhân sự trẻ, hình thức chiêu thị , giá cả. Chiến lược này sẽ tận dụng những cơ hội bên ngoài gồm nhà cung ứng công nghệ kỹ thuật, xu hướng hội nhập,tình hình chính trị, tốc độ tăng dân số và cơ cấu lao động, vị thế và thị trường xuất khẩu cá tra.
Chiến lược ST: Công ty nên sử dụng chiến lược phát triển sản phẩm (ST1) tận dụng các điểm mạnh về cơ cấu tổ chức, thiết bị kỹ thuật và công nghệ, mức độ cung ứng đầu vào, khả năng thanh toán. Chiến lược này sẽ tránh các đe dọa của đối thủ cạnh tranh và đối thủ tiềm ẩn, sản phẩm thay thế. Ngoài ra công ty cũng có thể sử dụng chiến lược cạnh tranh (ST2) để tận dụng các điểm mạnh về sản phẩm, nguồn nhân sự, chính sách giá cả cạnh tranh tránh mối đe dọa về đối thủ cạnh tranh và đối thủ tiềm ẩn.
Chiến lược kết hợp về phái trước – chiến lược WO: Chiến lược này nhằm khắc phục những điểm yếu bên trong của công ty về hình thức phân phối, khả năng sinh lợi, tận dụng những cơ hội của thị trường bên ngoài là nhà cung ứng, chính trị ngoại giao.
Chiến lược liên doanh – chiến lược WT: Chiến lược này nhằm khắc phục những điểm yếu của công ty về khả năng tự chủ vốn, giá cả đầu vào và các mặt hàng cá tra của công ty tránh các đe dọa bên ngoài như đối thủ cạnh tranh và trình độ lao động.
78
Bảng 5.1: Phân tích ma trận SWOT
Những cơ hội O: -O1: Nhà cung ứng -O2: Kĩ thuật công nghệ.
-O3: Xu hướng hội nhập
-O4: Xu hướng tiêu dùng
-O6: Cơ cấu lao động -O7: Lãi suất ngân hàng
-O8: Tốc độ tăng trưởng dân số -O9: Vị thế và thị trường của công ty
Những thách thức T: -T1: Đối thủ cạnh tranh và đối thủ tiềm ẩn -T2: Sản phẩm thay thế -T3: Thiên tai dịch bệnh và ô nhiễm môi trường -T4: Yếu tố tự nhiên -T5: Trình độ lao động -T6: Kinh tế Điểm mạnh S: -S1: Sản phẩm -S2: Nhân sự -S3: Cơ cấu tổ chức
-S4: Thiết bị kỹ thuật và công nghệ
-S5: Chiêu thị
-S6: Giá cả cạnh tranh
-S7: Mức độ cung ứng nguyên liệu đầu vào
-S8: Khả năng thanh toán và quản lý các hoạt động
Chiến lược SO: -SO (S1, S2, S5, S6 + O1, O2, O3, O4, O8, O9):
Chiến lược phát triển thị trường:
+ Ổn định thị trường xuất khẩu truyền thống + Khai thác thị trường tiềm năng, mở rộng thị phần.
+ Tăng cường tìm hiểu nghiên cứu thị trường
Chiến lược ST:
-ST1 (S3, S4, S7, S8 + T1, T2): Chiến lược phát triển sản phẩm. + Nâng cao chất lượng sản phẩm và cho ra đời sản phẩm mới.
-ST2 (S1, S2, S6 + T1, T5): Chiến lược cạnh tranh:
+ Kiểm soát giá thành sản phẩm, cạnh tranh về giá + Chính sách ưu đãi cho khách hàng Điểm yếu W: -W1: Nguồn vốn tự chủ -W2: Giá nguyên liệu -W3: Phân phối
-W4: Khả năng sinh lợi
Chiến lược WO: -WO (W3,W4 + O1, O4): Chiến lược kết hợp về phái trước: Cập nhật thông tin, đa sạng hóa sản phẩm.
Chiến lược WT: -WT (W1, W2 + T1, T5): Chiến lược liên doanh: tiếp cận thông tin thị trường và ứng phó khi thị trường biến động.
79
5.2. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
Thông qua hoạt động xuất khẩu, công ty sẽ góp phần thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh phát triển, thu về ngoại tệ để góp phần cho ngân sách nhà nước.
Giữ vững tốc độ tăng trưởng nhanh đi đôi với việc đảm bảo an toàn trong kinh doanh.
Hoàn thành cơ cấu mạng lưới, tổ chức để đáp ứng hoạt động kinh doanh theo mô hình mới.
Nghiên cứu, lập đề án niêm yết cổ phiếu của công ty lên sàn chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh.
Đầu tư chuyên sâu với quy mô lớn đối với ngành xuất khẩu cá tra, cũng cố và đẩy mạnh hoạt động xây dựng thương mại, dịch vụ và phát triển ngành phân phối.
Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện chiến lược, hoàn thiện tái cấu trúc công ty, xây dựng mô hình tổ chức các hoạt động của công ty theo quy mô tập đoàn.
Nâng cao chất lượng đào tạo, tuyển dụng, tiếp tục hoàn thiện chính sách thu hút nhân tài, phúc lợi cho nhân viên.
Đẩy mạnh công tác xây dựng thương hiệu Hiệp Thanh, công tác marketing và xây dựng văn hóa đặc trưng cho công ty.
Đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên môn cao trong các lĩnh vực hoạt động của công ty.
Hỗ trợ cho công ty Hiệp Thanh phát triển và hoàn thiện các trại chăn nuôi cá tra.
5.3. GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG MARKETING XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƢỜNG CHÂU ÂU MARKETING XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƢỜNG CHÂU ÂU
Từ việc tổng hợp ma trận SWOT trên, sau đây là những giải pháp về chiến lược marketing xuất khẩu sang thị trường Châu Âu từ sự nhận thấy các cơ hội, đe dọa, điểm mạnh và điểm yếu của công ty trong ma trận SWOT, người viết đưa ra một số giải pháp như sau:
5.3.1. Chính sách sản phẩm
a) Đa dạng hóa sản phẩm giảm thiểu rủi ro thị trường, kích thích nhu cầu tiêu dùng của khách hàng
80
Ngoài đẩy mạnh sản xuất và duy trì chất lượng mặt hàng chủ lực của công ty là cá tra phi lê đông lạnh, công ty nên nghiên cứu và đưa ra thị trường các sản phẩm mới có giá trị như một số món ăn chế biến theo công thức của Việt Nam phù hợp theo khẩu vị của người tiêu dùng các nước. Một số sản phẩm như chả cá tra, cá tra kho tộ.
b) Coi trọng công tác đảm bảo chất lượng
Công ty nên tiếp tục thực hiện hệ thống kiểm tra chất lượng của công ty theo tiêu chuẩn ISO 9001 – 2000 và HACCP, tăng cường và phát triển đội ngũ nhân viên chuyên kiểm tra nguồn nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra của công ty nhằm đảm bảo nguyên liệu đầu vào phải đạt các tiêu chuẩn về chất lượng và kỹ thuật trong việc chế biến cá tra để các sản phẩm đầu ra đạt chất lượng cao hơn. Do đó, đòi hỏi của thị trường ngày càng cao và khắt khe hơn về chất lượng sản phẩm, do có nhiều thông tin cố tình nói sai sự thật nhằm bôi nhọ hình ảnh cá tra Việt Nam, vì vậy công ty phải luôn chú ý về chất lượng sản phẩm làm ra.
Để đảm bảo sản phẩm làm ra luôn đạt chất lượng thì nguồn nguyên liệu phải chất lượng. Trong thời gian tới công ty nên xây dựng các vùng nuôi của mình đạt các tiêu chuẩn như VIETGAP, BAS, hay ASC. Tiến tới thực hiện sản xuất khép kín từ con giống, thức ăn, nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu để kiểm soát chất lượng cũng như giá thành, nâng cao giá trị.
Công ty nên cải tiến và nâng cao các máy móc và dây chuyền sản xuất để đáp ứng nhu cầu kỹ thuật cao phù hợp với nhu cầu chế biến và xuất khẩu cá tra.
Côn ty nên thực hiện nghiên cứu thị trường để có thể tung ra các sản phẩm đạt chất lượng và kỹ thuật nhằm phù hợp với nhu cầu của thị trường Châu Âu.
5.3.2. Chính sách giá cả
Tiếp tục thực hiện chính sách giá cả cạnh tranh của công ty nhằm tạo khả năng cạnh tranh cho công ty, tăng lượng cá tra xuất khẩu và khách hàng của công ty, nâng cao vị thế hoạt động của công ty trên thị trường này. Tùy vào từng loại sản phẩm, từng khách hàng, từng thị trường tiêu thụ khác nhau mà áp dụng giá xuất khẩu cho phù hợp.
Trước tình hình xuất khẩu cá tra của công ty có khó khăn từ nhiều phía: nhu cầu tiêu thụ thủy sản trên thế giới, giá cả cá tra xuất khẩu trên thế giới đang giảm và chịu nhiều sức ép từ các nhà nhập khẩu, tình hình sản