Phân tích tình hình xuất khẩu theo cơ cấu thị trường

Một phần của tài liệu phân tích chiến lược marketing xuất khầu mặt hàng cá tra sang thị trường châu âu tại công ty cổ phần chế biến thủy hải sản hiệp thanh (Trang 68)

7. Kết luận: Cần Thơ, ngày tháng năm

4.1.2.2. Phân tích tình hình xuất khẩu theo cơ cấu thị trường

Phân tích tình hình xuất khẩu của công ty theo cơ cấu thị trường nhằm nhận biết được đâu là thị trường trọng điểm, đâu là thị trường mục tiêu mà công ty cần đầu tư trong tương lai cũng như đâu là thị trường có nhiều rủi

57

ro, không có khả năng tồn tại, để đưa ra những biện pháp nhằm đảm bảo lợi nhuận của công ty ở hiện tại cũng như trong tương lai.

Nhìn chung, sản phẩm của công ty đều có mặt tại hầu hết các thị trường lớn và quan trọng trên thề giới như: Đức, Nga, Mỹ, … Qua bảng số liệu trên cho thấy tình hình xuất khẩu của công ty qua các thị trường có nhiều biến động, cụ thể như sau:

Bảng 4.4: Sản lƣợng xuất khẩu của công ty qua các thị trƣờng giai đoạn 2011 – 2013 ĐVT:Tấn Chỉ tiêu Năm 2011 Tỷ trọng % Năm 2012 Tỷ trọng % Năm 2013 Tỷ trọng % Châu Âu 4.679 33,9 8.081 50 14.878 76,3 Châu Á 6.937 50,2 3.740 23,2 3.169 16,3 Châu Mỹ 1.228 8,9 1.240 7,7 116 0,6 Châu Úc 963 7 743 4,6 478 2,5 Châu Phi - - 2.346 14,5 857 4,3 Tổng Cộng 13.807 100 16.150 100 19.498 100

Nguồn: Bảng sản lượng xuất khẩu của công ty Hiệp Thanh

Bảng 4.5: Kim ngạch xuất khẩu của công ty qua các thị trƣờng giai đoạn 2011-2013 ĐVT: 1.000USD Chỉ tiêu Năm 2011 Tỷ trọng % Năm 2012 Tỷ trọng % Năm 2013 Tỷ trọng % Châu Âu 12.280 37,7 16.214 49,2 31.246 85,9 Châu Á 14.643 45 8.649 26,3 4.548 12,5 Châu Mỹ 3.193 9,8 2.354 7,1 107 0,3 Châu Úc 2.449 7,5 1.516 4,6 183 0,5 Châu Phi - - 4.194 12,8 280 0,8 Tổng cộng 32.565 100 32.927 100 36.364 100

(Nguồn: Bảng kim ngạch xuất khẩu của công ty Hiệp Thanh)

-Thị trƣờng Châu Âu: Là một thị trường rộng lớn gồm 48 quốc gia với trên 700 triệu dân, mỗi quốc gia có một đặc điểm tiêu dùng riêng. Đây là một thị trường có nhu cầu rất đa dạng và phong phú về hàng hóa. Người

58

Châu Âu có thu nhập và mức sống rất cao, do đó đối với họ thì chất lượng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là yếu tố quan trọng. Cho nên yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng đối với hàng hóa nhập khẩu vào thị trường này rất khắt khe. Mặc dù có nhiều đòi hỏi như thế, nhưng EU vẫn là thị trường lý tưởng đối với các nhà nhập khẩu bởi sự hấp dẫn của giá cả và năng lực đầu vào cao. Thời gian đầu, đối với Hiệp Thanh thì khả năng đáp ứng những yêu cầu của các nhà nhập khẩu còn rất hạn chế. Nhưng hiện nay, sau nhiều năm hoạt động và kinh nghiệm trên thị trường công ty đã tỏ ra nhanh nhạy hơn, đáp ứng ngày càng cao các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm của EU.

Trong những năm qua EU luôn là thị trường mục tiêu của công ty. Ta thấy, sản lượng xuất khẩu của công ty trong năm 2012 đã gia tăng thị phần so với năm 2011. Nguyên nhân chính của việc gia tăng thị phần này là do sản lượng bán vào thị trường này đã gia tăng hơn trong năm 2012 còn sản lượng bán vào các thị trường khác lại sụt giảm hoặc tăng rất ít. Tuy nhiên có môt điều đáng lưu ý trong năm 2012 công ty đã xuất khẩu vào 1 số thị trường mới là Trung Đông và Châu Phi. Do sản lượng tăng và tình hình giá bán trên các thị trường dần hồi phục sau cuộc khủng hoảng kinh tế tương đối ổn định nên kim ngạch cũng có xu hướng tăng mạnh.

Bước sang năm 2013, thị trường Châu Âu chiếm 76,3% tổng lượng xuất khẩu của công ty tăng 6.797 tấn tương ứng 84,1% so với năm 2012, với kim ngạch tăng 18.032 ngàn USD (111,2%) so với năm 2012.Nguyên nhân của sự tăng mạnh sang thị trường Châu Âu là do công ty đã quen thuộc và am hiểu về thị trường này trong nhiều năm xuất khẩu trong khi ở các thị trường như Mỹ, Nga ngày càng có nhiều biến động và khó dự đoán được tình hình xuất khẩu trong tương lai, các nước này càng ngày càng có nhiều biện pháp hạn chế nhập khẩu đối với con cá tra Việt Nam và có nhiều vụ kiện chống bán phá giá hơn mặc dù trong năm 2011 Bộ Thương mại Hoa kỳ (DOC) đã giảm thuế chống bán phá giá cho cá tra Việt Nam xuống 0%. Trong giai đoạn 2011 – 2013 công ty cũng nhận được sự tin tưởng từ khách hàng và nhiều hợp đồng từ Châu Âu hơn nên sản lượng và kim ngạch của công ty đã tăng mạnh. Năm 2013 cả về sản lượng và kim ngạch đều chiếm trên 70% tổng sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của công ty cho thấy đây là một thị trường đầy tiềm năng của công ty và cần phải được chú trọng khai thác thị trường này.

-Thị trƣờng Châu Á: Châu Á là châu lục đông dân nhất thế giới và cũng là thị trường tiêu thụ thủy sản hàng đầu thế giới. Trong đó, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore,… là những thị trường có tỷ lệ nhập khẩu thủy sản của Việt Nam cao nhất.

59

Năm 2011, lượng tiêu thụ của thị trường Châu Á chiếm 50,2% tổng sản lượng xuất khẩu của công ty. Bước sang năm 2012, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu giảm ở một số thị trường xuất khẩu trước đó và bắt đầu xuất khẩu sang một số thị trường mới. Trong các thị trường nhập khẩu chính của công ty, thị trường Châu Á chiếm 23,2% tổng lượng xuất khẩu, giảm 3.197 tấn tương ứng 46% về lượng và giảm 5.994 ngàn USD tương ứng 41% về giá trị so với năm 2011. Trong năm 2012, công ty đã có những nổ lực để tìm kiếm những thị trường mời. Tuy nhiên, so với năm 2011 sản lượng và kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Châu Á giảm rất nhiều. Do ảnh hưởng từ những khó khăn chung của xuất khẩu cá tra trong nước với sự điều hành quản lý của nhà nước còn nhiều hạn chế, những quy định của một số nước trên thế giới đối với mặt hàng cá tra của Việt Nam, rủi ro từ thị trường xuất khẩu, rào cản kỹ thuật, giá cá tra đang giảm, lãi suất ngân hàng quá cao. Và ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh xuất hiện nên ảnh hưởng cả về giá lẫn sản lượng của công ty. Với những khó khăn như vậy, năm 2013 lượng xuất khẩu sang thị trường này giảm -571 ngàn tấn (-15,3%) về lượng và giảm 4.101 ngàn USD ( -47,4%) về giá trị so với năm 2012.

Châu Á là thị trường chủ yếu và cũng là thị trường truyền thống của công ty, với đặc điểm văn hóa gần giống nhau và điều kiện vị trí địa lý thuận lợi. Đây là một thị trường vững chắc của công ty ở hiện tại và tương lai. Công ty cần có những biện pháp thúc đẩy lại tiêu thụ của thị trường này trong thời gian sắp tới.

-Thị trƣờng khác: bao gồm một số châu lục như Châu Mỹ, Châu Úc, Châu Phi. Cụ thể năm 2011 các thị trường này chiếm 15,9% tổng lượng xuất khẩu của công ty và 17,3% về kim ngạch. Sang năm 2012 công ty đã tiến hành xuất khẩu sang thị trường Châu Phi làm tỷ trọng này tăng lên 26,8% về sản lượng và 24,5% về kim ngạch. Nhưng tỷ trọng này đã giảm xuống vào năm 2013, tỷ trọng chỉ còn chiếm 7,4% về sản lượng và 1,6% về kim ngạch. Nguyên nhân của việc giảm mạnh cả về sản lượng và kim ngạch của các thị trường này là do trong năm 2012 công ty đã tập trung toàn lực xuất khẩu vào thị trường Châu Âu. Nên hầu như sản lượng của các thị trường khác đều giảm. Tóm lại, thị trường các nước Châu Mỹ, Châu Úc và Châu Phi đều có những nhân tố chủ quan và khách quan thuận lợi cho phát triển. Trong thời gian tới công ty nên tận dụng những thuận lợi và hạn chế những khó khăn để chủ động thâm nhập và tăng doanh thu vào hai thị trường này. Đối với thị trường Châu Phi thì công ty vẫn chưa khai thác hết các thị trường lớn như Nam Phi, Nigieria,… Vì vậy công ty cần tăng cường tìm hiểu về văn hóa cũng như tập quán tiêu dùng của thị trường này để có

60

thể phát triển và thâm nhập ngày càng nhiều thị trường, giảm thiểu rủi ro cho khâu đầu ra của sản phẩm.

Một phần của tài liệu phân tích chiến lược marketing xuất khầu mặt hàng cá tra sang thị trường châu âu tại công ty cổ phần chế biến thủy hải sản hiệp thanh (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)