7. Kết luận: Cần Thơ, ngày tháng năm
3.3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU
XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA CÔNG TY TẠI THỊ TRƢỜNG CHÂU ÂU
3.3.1. Sản lƣợng và kim ngạch xuất khẩu sang thị trƣờng Châu Âu Bảng 3.6: Sản lƣợng và kim ngạch xuất khẩu sang Châu Âu của
Hiệp Thanh Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 ĐVT % ĐVT % Sản lƣợng Tấn 4.679 8.081 14.878 3.402 72,7 6.797 84,1 Kim ngạch 1.000USD 12.280 16.214 31.246 3.934 32 15.032 92,7
( Nguồn: Phòng kinh doanh của Hiệp Thanh)
Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của Hiệp Thanh sang thị trường Châu Âu liên tục tăng từ năm 2011 đến năm 2013 và có chiều hướng sẽ ngày càng tăng mạnh hơn. Trong đó tăng mạnh nhất là giai đoạn 2012 – 2013. Lý do làm cho sản phẩm và kim ngạch tăng đáng kể trên thị trường này là trong năm 2011 công ty đã làm tốt công tác giải quyết nỗi lo về mức tăng chi phí sản xuất cũng như việc ổn định sản lượng nguyên liệu, doanh nghiệp đã chủ động xây dựng vùng nguyên liệu phù hợp với khả năng tài chính và xuất khẩu thông qua các hình thức tự nuôi, nuôi gia công, hợp đồng liên kết với người nuôi. Nên sản lượng và kim ngạch trong năm 2011 giữ ở mức trung bình, sản lượng: 4.679 tấn, kim ngạch 12.280 ngàn USD. Một lý do khác là công ty thực hiện chiến lược giá dẫn dụ để thu hút khách hàng, một lý do là năm 2012, năm thời tiết không thuận lợi cho ngành thủy sản, đặc biệt là những mặt hàng thủy sản đánh bắt từ biển, vì vậy nguồn nguyên liệu trở nên khan hiếm. Đây là điều thuận lợi cho sản phẩm của Hiệp Thanh tham gia thị trường Châu Âu, bởi vì mặt hàng chính của Hiệp Thanh là cá tra fillet. Ngoài ra, trong năm 2013 chiến lược giá của công ty phù hợp với thị trường này trong thời gian dài, đây cũng là chiến lược mà công ty rất thành công khi thực hiện chiến lược xâm nhập thị trường như các thị trường ở Trung Đông và Châu Phi…Nhưng đối với thị trường đầy khó tính như EU: quan tâm nhiều đến chất lượng sản phẩm, bao bì, nhãn hiệu thì chiến lược giá mềm này cũng không hoàn toàn là một chiến lược tối ưu trong thời gian dài, đặc biệt là vào những năm gần đây chỉ số tiêu
27
dùng vẫn giữ ở mức bình ổn và có giá trị tăng không cao,về lâu dài chiến lược này sẽ xuất hiện nhiều lỗ hỏng, để đảm bảo được lợi nhuận thì công ty sẽ dần ít quan tâm đến chất lượng hoặc sơ xài ở một vài công đoạn để tiết kiệm thời gian và sản xuất thêm nhiều hàng hóa.
3.3.2. Cơ cấu theo sản phẩm xuất khẩu tại thị trƣờng Châu Âu Bảng 3.7: Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu tại thị trƣờng Châu Âu của
Hiệp Thanh
ĐVT: sản lượng (Tấn),tỷ trọng(%)
Tên sản phẩm
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch
2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Sản lƣợng % Sản lƣợng % Sản lƣợng % Tấn % Tấn % Fillet cá thịt trắng 1.631 34,86 3.636,4 45 10.859,4 72,99 2.005,4 123 7.223 198,6 Fillet cá thịt hồng 2.384,4 50,96 2.020,2 25 2.681 18,02 -364,2 -15,3 660,8 32,7 Fillet cá thịt vàng 663,6 14,18 2.424,4 30 1.337,6 8,99 1.760,8 276,6 -1.086,8 -44,8 Tổng 4.679 100 8.081 100 14.878 100
(Nguồn: Phòng kinh doanh của Hiệp Thanh)
Ba loại sản phẩm chủ yếu của Hiệp Thanh trên thị trường Châu Âu là: cá tra fillet thịt trắng, cá tra fillet thịt hồng và cá tra fillet thịt vàng. Ngoài ra thì còn có thêm một số sản phẩm như: cá tra cắt khoanh, cá tra nguyên con bỏ đầu, cá tra nguyên con…nhưng chỉ với số lượng ít và khi khách hàng có nhu cầu.
Nguyên nhân dẫn đến mức sản lượng xuất khẩu biến động mạnh vào năm 2012 là do năm này Hiệp Thanh mở rộng sản xuất mạnh mẽ sang thị trường Châu Âu, đặc biệt là công ty tập trung sản xuất, phát triển 3 mặt hàng: cá tra thịt trắng fillet, cá tra thịt hồng fillet và cá tra thịt vàng fillet kết hợp với chiến lược giá cạnh tranh, cho nên sản lượng nhìn chung trong 3 năm tăng lên nhưng cơ cấu sản phẩm thì thay đổi trong đó cá tra fillet thịt trắng là sản phẩm có tốc độ tăng cao nhất và có xu hướng tăng đều qua các năm, năm 2012 tăng 123% so với năm 2011, đến năm 2013 tăng 198,6% so với năm 2012, bởi vì đây là mặt hàng đặc trưng có giá trị cao, màu sắc của
28
thịt trắng tạo cho người tiêu dùng cảm giác một sản phẩm tươi sống, bổ dưỡng, rất phù hợp với nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng Châu Âu. Hai mặt hàng còn lại thì có mức độ tăng giảm không ổn định. Qua 3 năm có thể thấy công ty đang đi đúng hướng và có khả năng khai thác thị trường Châu Âu về lâu dài.Từ đây cũng cho thấy cá tra fillet thịt trắng rất được ưa chuộng ở thị trường các nước Châu Âu.
3.4. MA TRẬN CÁC YẾU TỐ BÊN TRONG
Ma trận IFE trên dùng để đánh giá khả năng phản ứng của các yếu tố bên trong với hoạt động xuất khẩu cá tra của công ty và được xây dựng dựa vào các yếu tố bên trong của công ty; các chỉ số tài chính, hoạt động quản trị, hoạt động marketing, các yêu tố sản xuất của công ty.
Bảng 3.8: Ma trận IFE (Các yếu tố của môi trƣờng bên trong)
Các yếu tố của môi trƣờng bên trong Tầm
quan trọng Phân loại Tổng số Khả năng vốn chủ sở hữu còn thấp 0,06 2 0,12
Khả năng sinh lợi thấp 0,04 2 0,08
Năng lực hoạt động tƣơng đối tốt 0,05 3 0,15
Khả năng thanh toán tƣơng đối ổn định 0,04 3 0,12
Cơ cấu tổ chức ƣu tiên cho xuất khẩu và chế biến cá tra 0,08 3 0,24
Nguồn nhân sự trẻ và năng động 0,08 3 0,24
Máy móc đƣợc trang bị tốt 0,08 3 0,24
Trình độ và ứng dụng thông tin tại công ty 0,06 3 0,18
Công tác R & D tƣơng đối thấp 0,05 2 0,1
Mức độ cung ứng đầu vào tƣơng đối ổn định 0,04 3 0,12
Hoạt động nghiên cứu thị trƣờng tƣơng đối tốt 0,09 4 0,36
Chính sách giá cả cạnh tranh 0,07 3 0,21
Phân phối thông qua các kênh phân phối trung gian 0,06 2 0,12
Hình thức chiêu thị hiện nay 0,07 3 0,21
Vị thế của công ty trên thị trƣờng 0,06 3 0,18
Các hoạt động đào tạo hỗ trợ nhân viên 0,04 3 0,12
Hoạt động kiểm soát của công ty 0,03 3 0,09
Tổng cộng 1,0 2,88
29
Cột tầm quan trọng: thể hiện mức độ quan trọng của các yếu tố này đến hoạt động xuất khẩu cá tra của công ty, các chỉ số này càng cao thì ảnh hưởng càng lớn đến hoạt động xuất khẩu cá tra. Với các giá trị đạt được của chỉ tiêu này cho thấy các yếu tố đó là điểm mạnh cho hoạt động xuất khẩu cá tra của công ty.
Với tổng số là 2,88 cho thấy nội bộ của công ty khá mạnh và tạo nhiều thuận lợi cho xuất khẩu cá tra.
3.5. PHÂN TÍCH MÔI TRƢỜNG BÊN NGOÀI CỦA CÔNG TY 3.5.1. Môi trƣờng vĩ mô 3.5.1. Môi trƣờng vĩ mô
3.5.1.1. Kinh tế
a) Tốc độ tăng trưởng kinh tế
Với tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng hay giảm cũng có những tác động tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu cá tra của công ty. Vì khi tốc độ tăng trưởng giảm sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của công ty là điều hiển nhiên. Còn khi tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng thì cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu sẽ tăng mạnh, nhu cầu về thủy sản tăng cao sẽ là điều kiện thuận lợi để công ty mở rộng qui mô cho xuất khẩu cá tra. Nhưng khi tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng kèm theo đó là những đòi hỏi của người dân về chất lượng sản phẩm sẽ cao hơn, đòi hỏi công ty phải thường xuyên đổi mới kỹ thuật sản xuất để đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng trong và ngoài nước.
Vì vậy, có thể nói tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ mang đến thách thức cho xuất khẩu cá tra của công ty.
b) Lạm phát
Vào cuối năm 2009 và đầu năm 2010 giá cả hàng hóa, dịch vụ, nguyên vật liệu sản xuất ở Việt Nam đã tiếp tục tăng với giá cao hơn so với trước nhưng chỉ ở mức thấp. Năm 2009 lạm phát 6,8% đến năm 2010 lạm phát lên tới 11,75% vào năm 2011 lạm phát tiếp tục tăng lên mức 18,58%. Cuối năm 2012 lạm phát đã được kiểm soát chỉ còn 6,81%. Năm 2013 lạm phát tiếp tục giảm ở mức 6,04%. (Nguồn: Tổng cục thống kê)
Với ảnh hưởng của lạm phát tăng cao của cả nước sẽ gây khó khăn cho nền kinh tế Việt Nam hay lạm phát là thách thức đối với hoạt động xuất khẩu cá tra của công ty. Tuy nhiên trong những năm gần đây chỉ số lạm phát đã được kiềm chế với tốc độ tăng thấp. Đây là một cơ hội cho hoạt động xuất khẩu của công ty.
30
Theo các báo cáo tài chính và bảng cân đối kế toán của công ty cho thấy nguồn vốn chủ yếu trong quá trình hoạt động của công ty là vốn vay, cao hơn 5 lần so với vốn chủ sở hữu, công ty phải vay vốn từ các ngân hàng, cổ đông, cán bộ nhân viên của công ty. Trong đó, nguồn vốn vay từ các ngân hàng là chủ yếu để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của công ty. Hiện nay các ngân hàng trong cả nước đang giảm mức lãi suất cho vay và đối với lĩnh vực xuất khẩu, nông nghiệp, công nghiệp hỗ trợ mức lãi suất cho vay vào năm 2011 là 14 – 15% nhưng đến năm 2012 sẽ dao động từ 11% - 13%/. Trong năm 2013 mặt bằng lãi suất huy động giảm khoảng 0,5 – 1,5% so với thời điểm cuối 2013. Riêng lãi suất cho vay VND cũng giảm đáng kể. Cụ thể, đối với 5 lĩnh vực ưu tiên (bao gồm: nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao) lãi vay phổ biến ở mức 7-8%/năm. Ngoài ra, lãi suất cho vay ngẳn hạn đang ở mức 9-10%/năm đối với các khoản vay thông thường, riêng lãi suất cho vay trung – dài hạn hiện cũng chỉ xoay quanh 10,5-12%/năm, trong khi ở thời điểm cuối năm 2013, lãi vay trung – dài hạn vẫn ở mức 13- 15%/năm. (Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam).
Sự phụ thuộc vào nguồn vốn vay là chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của công ty và việc giảm lãi suất cho vay của các ngân hàng trong cả nước như hiện nay sẽ tạo điều kiện thuận lợi và là cơ hội cho hoạt động xuất khẩu cá tra của công ty.
Tóm lại: Với tốc độ tăng trưởng kinh tế, tình hình lạm phát và lãi suất ngân hàng trong thời gian sắp tới tạo ra nhiều thuận lợi cho xuất khẩu cá tra của công ty. Vì vậy, có thể nói tình hình kinh tế của Việt Nam hiện nay là cơ hội cho hoạt động xuất khẩu cá tra của Hiệp Thanh.
3.5.1.2. Chính trị
Hoạt động chính trị ngoại giao của Việt nam ngày càng phát triển, Việt Nam tham gia và là thành viên của các tổ chức trên thế giới như: Liên Hiệp Quốc (WTO), APEC, ASEAN. Năm 2010, Việt Nam là chủ tịch luân phiên của ASEAN, tổ chức các hoạt động cho ASEAN. Với tình hình đối ngoại như vậy sẽ tạo điều kiện thuân lợi cho hoạt động xuất khẩu của cả nước.
Với tình hình chính trị trong nước và hoạt động chính trị ngoại giao của Việt Nam tương đối ổn định và phát triển như hiện nay sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu của cả nước nói chung và xuất khẩu cá tra của công ty nói riêng được mở rộng thị trường ra nhiều nước trên thế
31
giới, hay có thể nói tình hình chính trị phát triển sẽ là cơ hội cho xuất khẩu cá tra của công ty.
3.5.1.3. Dân số
a) Tốc độ tăng trưởng dân số
Thủy sản là nguồn cung chính, chủ yếu và là lợi thế của người dân Việt Nam, vì vậy có thể nói tốc độ tăng trưởng dân số sẽ ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu cá tra của công ty.
Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng dân số của Việt Nam đã giảm so với giai đoạn trước đây, từ năm 1989 – 1999 tốc độ tăng trưởng dân số cả nước tăng khoảng 1,7% và từ năm 1999 – 2009 tốc độ tăng trưởng dân số cả nước chỉ còn khoảng 1,2%. Với tốc độ tăng trưởng dân số giảm như vậy nhu cầu tiêu thụ thủy sản trong nước giảm, lượng thủy sản phục vụ cho xuất khẩu tăng, đặc biệt là cá tra.
Năm 2011 tăng 1,04% so với năm 2010, dự báo đến năm 2015 tốc độ tăng dân số vào khoảng 1,15% và ổn định vào mức 1,10% năm 2020.
(Nguồn: Tổng cục dân số) Với tốc độ tăng trưởng dân số của cả nước như
hiện nay và những ảnh hưởng của tốc độ tăng trưởng dân số đối với hoạt động xuất khẩu cá tra như vậy, có thể nói tốc độ tăng trưởng dân số hiện nay của cả nước đã tạo cơ hội thuận lợi cho xuất khẩu cá tra của công ty.
b) Cơ cấu và trình độ lao động
Năm 2010, cơ cấu lao động cả nước có sự thay đổi mới:
+ Tỷ trọng lao động trong ngành nông nghiệp giảm còn 50%, phát triển theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa.
+ Tỷ trọng lao động trong ngành công nghiệp tăng nhưng chủ yếu để đẩy mạnh xuất khẩu và mở rộng thị trường.
Với sự chuyển dịch cơ cấu lao động của cả nước chủ yếu để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp đạt kết quả cao hơn và phục vụ cho hoạt động xuất khẩu như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu cá tra của công ty.
3.5.1.4. Văn hóa – xã hội
Hoạt động văn hóa của Việt Nam luôn gắn liền với nền sản xuất nông nghiệp của cả nước (văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên, các phong tục tập quán của người dân) khi đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi và mang lại hiệu quả cao cho sản xuất nông nghiệp, gián tiếp tạo cơ hội thuận lợi để thúc đẩy
32
xuất khẩu các mặt hàng thủy sản của cả nước cũng như hoạt động xuất khẩu cá tra của công ty phát triển.
Chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao và khuynh hướng tiêu dùng đã thay đổi cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế cả nước như hiện nay. Người dân ưa chuộng các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao, điều này đã tạo động lực để các công ty nâng cao chất lượng sản phẩm của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ và mở rộng thị trường hoạt động, nó đã tạo điều kiện thuận lợi để các công ty khác cũng nâng cao chất lượng sản phẩm của mình để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trên thế giới.
Với các hoạt động văn hóa và nhu cầu tiêu dùng trong xã hội như vậy sẽ tạo cơ hội cho xuất khẩu cá tra của công ty trong thời gian sắp tới.
3.5.1.5. Yếu tố tự nhiên
a) Điều kiện tự nhiên và khí hậu
Điều kiện tự nhiên ở Việt Nam rất phong phú và đa dạng, thuận lợi cho sản xuất thủy sản ở Việt Nam: hệ thống sông ngòi dày đặc với 2 con sông lớn là sông Hồng và sông Mêkong đã tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất thủy sản. Nhưng hiện nay ô nhiễm môi trường càng ngày càng cao đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước đã gây không ít khó khăn cho sản xuất thủy sản và gián tiếp tác động tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu cá tra.
Khí hậu Việt Nam rất phong phú và đa dạng, hiện nay do ảnh hưởng của địa hình, tình hình phát triển công nghiệp và khai thác tài nguyên thiên nhiên nên khí hậu ở Việt Nam thường xuyên biến động đột ngột và diễn biến phức tạp hơn nên đã gây khó khăn cho sản xuất thủy sản và gián tiếp ảnh hưởng tiêu cực đến xuất khẩu cá tra cả nước.
Trước điều kiện tự nhiên và khí hậu có nhiều biến đổi mới và gây khó khăn cho sản xuất thủy sản như hiện nay, điều này sẽ gián tiếp tạo ra thách