7. Kết luận: Cần Thơ, ngày tháng năm
3.2. PHÂN TÍCH MÔI TRƢỜNG NỘI BỘ CỦA CÔNG TY
3.2.1. Nhân sự
Qua 8 năm xây dựng và phát triển đội ngũ nhân viên của công ty đã ngày càng phát triển và lớn mạnh, hiện nay công ty có 1.800 nhân viên hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu là chủ yếu.
Tình hình nhân sự của xí nghiệp qua 3 năm 2011, 2012, 2013 có biến động về số lượng nhưng không nhiều. Số lượng nhân sự tăng qua các năm, cụ thể là năm 2011 tổng số nhân sự là 2.335 người và tăng lên 2.529 vào năm 2012. Trong số nhân sự tăng lên đó thì trình độ lao động phổ thông tăng lên nhiều nhất với 175 người và chiếm 89,6% tỷ trọng nhân sự năm 2012. Đến năm 2013 số lượng nhân sự tăng so với năm 2012 là 237 người do tình hình hoạt động sản xuất có nhiều tiến triển và mở rộng sản xuất.
Tiếp nhận nguyên liệu
Phân loại sơ bộ
Cắt tiết cá Rửa lần 1 Fillet
Rửa lần 2 Lạng da Sửa cá/ chỉnh hình Rửa lần 3 Kiểm ký sinh trùng Phân cỡ,
loại Rửa lần 4 Cân Xếp khuôn Chờ đông
Cấp đông Bao gói/ ghi mẫu
18
Bảng 3.1: Tình hình nhân sự của công ty (2011 – 2013)
Trình độ Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Số lượng (người) Tỷ trọng (%) Số lượng (người) Tỷ trọng (%) Số lượng (người) Tỷ trọng (%) Đại học 148 6,4 157 6,2 249 9 Cao đẳng và trung cấp 97 4,2 107 4,2 117 6,6 Lao động phổ thông 2.090 89,4 2.265 89,6 2.400 84,4 Tổng 2.335 100 2.529 100 2.766 100 (Nguồn: Phòng Tổ chức hành chánh)
Nhân sự của xí nghiệp thường xuyên được đào tạo những khóa nghiệp vụ về quản lý và nâng cao năng lực làm việc. Nhân viên văn phòng và những bộ phận quản lý được tuyển chọn với yêu cầu cao. Sau khi nhận hồ sơ và đã phỏng vấn, xí nghiệp sẽ cho thử việc. Tùy theo từng bộ phận mà có thời gian thử việc khác nhau. Do công ty chưa có bộ phận marketing nên tạm thời không có nhân sự marketing mà thay vào đó là nhân sự của phòng kế hoạch.
Nhìn chung một cách tổng quát thì qua 3 năm số lượng lao động có trình độ đại học luôn chiếm tỷ trọng cao hơn trình độ trung cấp và cao đẳng, tình hình nhân sự đều tăng qua các năm. Trình độ đại học thì trong khoảng 5% - 10% qua 3 năm, tỷ trọng thì có xu hướng tăng lên qua các năm. Trình độ cao đẳng và trung cấp cũng tăng lên qua các năm, đến năm 2013 thì số lượng nhân sự này là 117 người, chiếm 6,6%. Số lượng nhân sự tăng lên do công ty mở rộng sản xuất, và có thêm nhiều thị trường nên cần có thêm nhiều vị trí, thêm đó là cường độ công việc tăng cao nên số nhân sự tăng lên là nhằm mục đích giải quyết tình trạng một nhân sự phải gánh nhiều việc như vậy chất lượng công việc sẽ không hiệu quả.
3.2.2. Các chỉ số tài chính
Qua các bảng bên dưới cho thấy các số liệu thể hiện tình hình tài chính của công ty từ năm 2011 đến năm 2013, là những kết quả được tính toán từ bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, và được thể hiện qua các tỷ số sau:
19
Bảng 3.2: Hệ số đánh giá các chỉ tiêu của ngành thủy sản
Chỉ tiêu Năm
2011
Năm 2012
Năm 2013
Khả năng thanh toán ngắn hạn 16 13 16
Khả năng thanh toán nhanh 71 59 62
ROS 5 2 2
ROA 8 3 3
ROE 20 9 9
Vòng quay hàng tồn kho 408 334 352
(Nguồn: Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam – VASEP)
Khả năng thanh toán ngắn hạn
Chỉ tiêu này có vai trò thể hiện khả năng thanh toán của công ty có tốt hay không và là đòn bẩy thúc đẩy hoạt động kinh doanh tốt hớn
Bảng 3.3: Khả năng thanh toán của công ty qua 3 năm
Chỉ tiêu ĐVT Năm
2011 2012 2013
Tài sản lưu động Tỷ đồng 859,964 713,296 689,919
Hàng tồn kho Tỷ đồng 686,830 572,795 572,765
Nợ ngắn hạn Tỷ đồng 894,583 710,689 687,618
Khả năng thanh toán ngắn hạn
Lần 0,96 1,00 1,00
Khả năng thanh toán nhanh
Lần 0,19 0,20 0,17
(Nguồn: Báo cáo Tài chính của Công ty Hiệp Thanh)
Nhận xét:
Chỉ tiêu khả năng thanh toán ngắn hạn là thước đo khả năng trả nợ của Công ty. Nó thể hiện khả năng trả ngay những món nợ tới hạn theo yêu cầu của chủ nợ. Phần tài sản của công ty dùng để trả những khoản nợ tới hạn là các khoản tiền như tiền mặt, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu…Qua bảng số liệu ta thấy khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty giảm qua 3 năm 2011 -2013 đều tăng lên và so với hệ số trung bình của ngành đều lớn hơn đều đó thể hiện công ty Hiệp Thanh có khả năng thanh toán ngắn hạn hoạt động tốt. Công ty có khả năng thanh toán đúng hạn những món nợ tới hạn theo yêu cầu của chủ nợ.
Chỉ tiêu khả năng thanh toán nhanh nói lên việc công ty có nhiều khả năng đáp ứng việc thanh toán nợ ngắn hạn vì công ty dễ dàng chuyển từ tài
20
sản lưu động khác về tiền mặt. Các chỉ số này qua 3 năm có mức tăng giảm không ổn định, trong 3 năm đều nhỏ hơn nhiều lần so với chỉ số ngành và nhỏ hơn 0,5 cho thấy khả năng thanh toán nhanh nợ ngắn hạn của công ty là không cao.
Nhìn chung với cách tính toán và những giá trị đạt được của hai tỷ số trên cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng tài sản lưu động và tài sản lưu động chuyển hóa thành tiền mặt của công ty không cao nhưng tương đối ổn định và có sự chênh lệch thấp giữa các năm. Với khả năng thanh toán của công ty tương đối ổn định như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi để công ty có quan hệ tốt đối với các đối tác.
Khả năng sinh lời
Đối với các doanh nghiệp mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. Lợi nhuận là một chỉ tiêu tài chính tổng hợp phản ánh hiệu quả của toàn bộ quá trình đầu tư, sản xuất, tiêu thụ và những giải pháp kỹ thuật, quản lý kinh tế tại doanh nghiệp. Vì vậy, lợi nhuận là chỉ tiêu tài chính mà bất cứ một đối tượng nào muốn đặt quan hệ với doanh nghiệp cũng đều quan tâm.
Tuy nhiên để nhận thức đúng đắn về lợi nhuận thì không phải chỉ quan tâm đến tổng mức lợi nhuận mà cần phải đặt lợi nhuận trong mối quan hệ với vốn, tài sản, nguồn lực kinh tế tài chính mà doanh nghiệp đã sử dụng để tạo ra lợi nhuận trong từng phạm vi, trách nhiệm cụ thể.
Bảng 3.4: Các chỉ số về khả năng sinh lời qua 3 năm của Công ty
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Doanh thu thuần Tỷ đồng 933,646 865,925 922,479
Tổng tài sản Tỷ đồng 1.139,826 1.000,966 980,780
Nguồn vốn chủ sở hữu Tỷ đồng 217,437 265,299 268,504
Lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng 4,115 8,021 3,322
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần –ROS % 0,44 0,93 0,36 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản – ROA % 0,36 0,80 0,34
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/NVCSH - ROE % 1,89 3,02 1,24
(Nguồn: Báo cáo Tài chính của Công ty)
Phân tích khả năng sinh lời thường sử dụng các chỉ tiêu sau:
Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu
Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu trong năm 2011 là 0,44%, tăng lên 0,93% trong năm 2012, tăng 0,49% so với năm 2011. Tỷ số này đã cho thấy công
21
ty đã có biện pháp tích cực nhằm đẩy mạnh doanh thu tiêu thụ, tình hình công ty có dấu hiệu khả quan. Trong năm 2011, cứ 100 đồng doanh thu thì đem lại được 0,44 đồng lợi nhuận đến năm 2012 cứ 100 đồng doanh thu đã tăng lên 0,93 đồng lợi nhuận. Sự tăng lên của tỷ số chứng tỏ lượng hàng hóa xuất khẩu của công ty được tiêu thụ nhiều hơn, điều đó cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty có triển vọng tốt.
Tuy nhiên sang năm 2013 tỷ số này đã giảm xuống 0,36% và là chỉ số nhỏ nhất trong 3 năm qua. Nguyên nhân là do lợi nhuận giảm mạnh trong năm 2013. Đây là một dấu hiệu không tốt và đáng lưu ý về tình hình hoạt động của công ty trong thời gian sắp tới. Công ty nên chú trọng nhiều hơn.
Nhìn chung chỉ số của 3 năm tăng giảm không ổn định và đều thấp hơn so với chỉ số ngành. Đều này chứng tỏ khả năng sử dụng các yếu tố đầu vào của công ty chưa cao cần có kế hoạch điều chỉnh trong thời gian tới.
Tỷ suất lợi nhuận/tổng tài sản
Tỷ số này phản ánh khả năng sinh lời của một đồng tài sản được đầu tư, phản ánh hiệu quả của việc quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Tỷ số này cho biết 100 đồng tài sản ngắn hạn được sử dụng trong sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế cho doanh nghiệp. Tỷ số này càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả.
Tỷ số lợi nhuận/tổng tài sản của công ty tăng giảm không ổn định qua 3 năm. Tăng lên ở năm 2012 và giảm lại ở 2013. Và cả 3 năm đều có tỷ số thấp hơn nhiều so với tỷ số chung của ngành. Điều này cho thấy kết quả tỷ số lợi nhuận trên tài sản có mức tăng trưởng chưa tốt.
Tỷ suất lợi nhuận/vốn
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cho biết 100 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Qua bảng phân tích, ta nhận thấy rằng ROE của công ty cao hơn so với ROS, điều đó cho thấy vốn tự có của công ty là thấp và hoạt động chủ yếu từ các nguồn vốn từ trái phiếu. Vốn tự có này hoạt động chưa hiệu quả, ROE tăng ở năm 2012 và giảm lại vào năm 2013 điều này chứng tỏ công ty hoạt động kém hiệu quả trong năm 2012. Và chỉ số này so với chỉ số ngành vẫn còn thấp hơn rất nhiều. Công ty nên có biện pháp khắc phục và sử dụng vốn có hiệu quả hơn trong thời gian sắp tới.
22
Bảng 3.5: Hệ số các chỉ số tài chính qua 3 năm của Công ty
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Doanh thu thuần Tỷ đồng 933,646 865,925 922,479 Tổng số vốn Tỷ đồng 1.139,826 1.000,966 980,780 Tổng giá vốn Tỷ đồng 761,680 715,143 774,162 Hàng tồn kho Tỷ đồng 686,830 572,795 572,765 Vòng quay toàn bộ vốn Lần 0,82 0,87 0,94 Số vòng quay hàng tồn kho Lần 1,11 1,25 1,35
(Nguồn: Báo cáo kết quả Tài chính của Công ty) Chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh có chiều hướng tăng qua các năm. Năm 2011, 1 đồng vốn tạo ra 0,82 đồng doanh thu, năm 2012, 1 đồng vốn tạo ra 0,87 đồng doanh thu, tăng 0,05 đồng so với năm 2011, đến năm 2013, 1 đồng vốn đem lại được 0,94 đồng doanh thu tăng 0,07 đồng so với năm 2012. Điều này thể hiện công ty đã sử dụng nguồn vốn có hiệu quả.
Qua bảng phân tích trên cho thấy số vòng quay hàng tồn kho qua 3 năm đều tăng ổn định. Chứng tỏ trong thời gian này công ty đã áp dụng giải pháp chiết khấu, hoa hồng cho sản phẩm. Do vậy, hàng tồn kho tham gia vào luân chuyển được nhiều hơn. Tuy nhiên nếu so với hệ số ngành thì hệ số này vẫn còn thấp công ty cần phải nổ lực nhiều hơn.
3.2.3. Máy móc thiết bị và công nghệ
Công ty chú trọng phát triển các thiết bị công nghệ và kỹ nghệ sản xuất, xem đó là một trong những nhân tố quan trọng trong các hoạt động kinh doanh của công ty.
Trong những năm qua cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, công ty đã hoàn thành việc ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh, sử dụng các thiết bị công nghệ kỹ thuật cao trong các nghiệp vụ của công ty nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu của công ty giúp tìm kiếm khách hàng và kí kết hợp đồng với các đối tác nước ngoài dễ dàng hơn. Hiện nay, công ty đang xây dựng và hoàn thiện chiến lược quản trị công nghệ thông tin của công ty. Ngoài ra, công ty còn ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý các phân xưởng chế biến của công ty.
Bên cạnh đó công ty có phân xưởng sản xuất chế biến phục vụ cho hoạt động xuất khẩu cá tra và mỗi phân xưởng công ty đã không ngừng
23
nâng cấp và thay đổi các dây truyền, máy móc thiết bị hiện đại nhằm thực hiện công tác tự động hóa sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO 9001- 2000 với các máy móc kỹ thuật hiện đại.
Hiện tại công ty đang sử dụng công nghệ chế biến cá tra fillet đông lạnh với dây chuyền sản xuất nhập khẩu hoàn toàn từ Châu Âu có công suất 250 tấn nguyên liệu/ngày. Công ty có mặt bằng sử dụng là 55.000m2 ở ấp Thới Thuận xã Thới An huyện Thốt Nốt thành phố Cần Thơ, các sản phẩm của công ty được bảo quản trong kho lạnh có sức chứa 7.400 tấn thành phẩm. Công ty sử dụng các hệ thống đông lạnh sau: Đông tiếp xúc có 2 hệ thống (14 tấn/ngày), Đông gió có 4 hệ thống (50 tấn/ngày), Băng chuyền IQF có 4 cái (40 tấn/ngày). Bên cạnh đó còn sử dụng các loại máy sau: 8 máy hút chân không, 8 máy lạng da, 4 máy làm đá vẫy (40 tấn/ngày), 5 máy phân cỡ. 2 hệ thống xử lý nước thải (1.000m3/ngày) và 1 phòng thí ghiệm.
Yêu cầu đặt ra cho công ty là phải luôn tìm kiếm và đổi mới công nghệ để sản phẩm của công ty đáp ứng được nhu cầu sử dụng của khách hàng và thu hút được khách hàng tiềm năng.
Với việc ứng dụng công nghệ thông tin tại các phòng ban chức năng, các kỹ thuật sản xuất với những máy móc và dây chuyền sản xuất hiện đại tại các xí nghiệp như hiện nay của công ty đã tạo nhiều thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của công ty. Vì vậy, có thể xem xét các thiết bị kỹ thuật và công nghệ của công ty là điểm mạnh cho các hoạt động xuất khẩu của công ty.
3.2.4. Hoạt động cung ứng đầu vào
Phần lớn nguồn nguyên liệu cá tra do công ty tự nuôi cung cấp cho việc chế biến để xuất khẩu chiếm 80% nguyên liệu đầu vào của công ty. Hơn nữa công ty nằm trên địa bàn thuận lợi nên việc thu mua cá và các nguyên liệu đầu vào khác tương đối ổn định và vận chuyển dễ dàng hơn. Người dân trên địa bàn gần công ty hầu hết là nuôi cá tra và một số mặt hàng thủy sản. Vì vậy nguồn nguyên liệu đầu vào còn thiếu mà công ty không cung cấp đủ được thu mua tại các trại nuôi lân cận.
Hoạt động thu mua: Tất cả các loại nguyên liệu dùng cho sản xuất của Hiệp Thanh được thực hiện bởi phòng sản xuất. Họ chịu trách nhiệm thu mua tất cả nguồn nguyên liệu đầu vào cho công ty. Họ phải đảm bảo mua được nguồn hàng với giá tốt nhất, chất lượng đảm bảo, nguồn hàng ổn định liên tục không gián đoạn. Bên cạnh đó, bộ phận này còn phải thường xuyên tìm kiếm nguồn cung cấp mới, nhà cung cấp mới.
24
Hoạt động quản lý dự trữ tồn: Tất cả nguyên vật liệu nhập kho đều ghi rõ ngày tháng nhập theo từng lô, nhân viên kiểm tra hàng nhập. Tất cả các loại nguyên vật liệu dùng cho các phân xưởng sản xuất đều được tập trung ở kho nguyên vật liệu.
Với việc ổn định nguồn nguyên liệu đầu vào như trên, sẽ giúp công ty đảm bảo đủ sản lượng cá tra xuất khẩu và có thể tiếp tục xuất khẩu khi nhu cầu tiêu dùng thủy sản trên thế giới tăng và có thể nói đây là điểm mạnh cho xuất khẩu cá tra của công ty.
3.2.5. Nghiên cứu và phát triển sản phẩm
Công ty Hiệp Thanh chỉ mới tập trung vào công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới trong những năm gần đây do nhu cầu của nhiều thị trường có xu hướng thay đổi, xem đây là nhiệm vụ không chỉ của riêng bộ phận nghiên cứu và phát triển (R & D) mà còn là trách nhiệm của Hội đồng