7. Kết luận: Cần Thơ, ngày tháng năm
3.7. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÁ TRA CỦA ĐỒNG BẰNG
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014
Theo báo cáo của Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ trong 6 tháng đầu năm 2014, GDP toàn vùng ĐB.SCL đạt trên 237.000 tỷ đồng; tăng trưởng kinh tế từ 8,5% – 9% (tương đương cùng kỳ năm 2013); tổng thu ngân sách 19.388 tỷ đồng (bằng 50% dự đoán năm 2014); sản lượng lúa vụ đông xuân và hè thu 13,5 triệu tấn; sản lượng thủy sản 1,4 triệu tấn… Bên cạnh đó, các tỉnh, thành phố trong vùng tập trung thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp, chú trọng mở rộng thị trường, xây dựng mô hình liên kết sản xuất bền vững và đẩy mạnh ứng dụng khoa học – công nghệ vào sản xuất.
Ngày 05/06/2014 tại Thành Phố Cần Thơ, Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn phối hợp với Hiệp Hội Cá Tra Việt Nam và Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Cần Thơ đã tổ chức hội nghị ban chỉ đạo sản xuất tiêu thụ cá tra vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long và triển khai nghị định số 36 của chính phủ về nuôi chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra. Theo Tồng cục thủy sản Việt Nam đến hết tháng 5 năm 2014 toàn vùng ĐB.SCL đã thả nuôi được 2.954 hecta cá tra giảm 19%. Diện tích thu hoạch đạt 1.487 hecta giảm 13% với sản lượng thu hoạch là 335.023 tấn giảm 19,7% so với cùng kỳ. Từ đầu năm đến nay giá cá tra đã diễn biến bất thường, giá cá đạt mức đỉnh 27.000đồng/kg vào đầu tháng tư hiện tại con số này giảm còn từ 22.000đồng/kg – 23.000đồng/kg với loại cá 0,8kg/con – 0.85kg/con. Triển khai nghị định số 36 chính là một trong những nội dung được hội nghị đặc biệt quan tâm. Bởi vì đây chính là nghị định đầu tiên dành cho một ngành hàng trên cơ sở dựa trên chuỗi giá trị từ sản xuất đầu vào đến công tác chế biến xuất khẩu các sản phẩm cá tra với 5 chương và 16 điều quy định khá rõ ràng về nuôi và chế biến cá tra, xuất khẩu sản phẩm cá tra và các điều khoản thi hành. Nghị định số 36 được đánh giá là rất cần thiết nhằm lập lại trật tự nuôi chế biến xuất khẩu cá tra ngày càng ổn định bền vững tuy nhiên một số đại biểu cho rằng vẫn còn một số quy định chưa hợp lý cần chỉnh sửa bổ sung cho nên cần xem xét lại thời gian thực hiện nghị định số 36 thay vì dự kiến ngày bắt đầu có nghị lực là ngày 20 tháng 6.
53
CHƢƠNG 4
PHÂN TÍCH CHIẾN LƢỢC MARKETING
XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƢỜNG CHÂU ÂU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỦY HẢI SẢN HIỆP THANH
4.1. KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2011 - 2013
Đối với một công ty xuất khẩu, có nhiều thị trường lớn thì việc luôn theo dõi và tìm hiểu về khách hàng là một điều không thể thiếu. Trong việc kinh doanh chỉ cần một yếu tố ảnh hưởng cũng đủ làm cho công ty có được lượng khách hàng đông hơn hay sự quay lưng của khách hàng. Hiện nay, tình hình hoạt động của công ty đang được thực hiện rất tốt, để đạt được mục tiêu đã đề ra và nhằm tăng trưởng không ngừng, công ty đang tích cực tiến hành các biện pháp và các chiến lược mới nhằm quảng bá và đưa sản phẩm của mình ra nhiều thị trường mới. Bên cạnh đó để đáp ứng với thị hiếu và đòi hỏi cao về chất lượng của người tiêu dùng thì công ty luôn đổi mới sản phẩm và có những cách tiếp cận với thị trường và cho ra thị trường thêm nhiều sản phẩm mới. Công tác marketing của công ty đang được quan tâm thực hiện đã đạt được những hiệu quả nhất định.