Các chỉ số tài chính

Một phần của tài liệu phân tích chiến lược marketing xuất khầu mặt hàng cá tra sang thị trường châu âu tại công ty cổ phần chế biến thủy hải sản hiệp thanh (Trang 30)

7. Kết luận: Cần Thơ, ngày tháng năm

3.2.2. Các chỉ số tài chính

Qua các bảng bên dưới cho thấy các số liệu thể hiện tình hình tài chính của công ty từ năm 2011 đến năm 2013, là những kết quả được tính toán từ bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, và được thể hiện qua các tỷ số sau:

19

Bảng 3.2: Hệ số đánh giá các chỉ tiêu của ngành thủy sản

Chỉ tiêu Năm

2011

Năm 2012

Năm 2013

Khả năng thanh toán ngắn hạn 16 13 16

Khả năng thanh toán nhanh 71 59 62

ROS 5 2 2

ROA 8 3 3

ROE 20 9 9

Vòng quay hàng tồn kho 408 334 352

(Nguồn: Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam – VASEP)

Khả năng thanh toán ngắn hạn

Chỉ tiêu này có vai trò thể hiện khả năng thanh toán của công ty có tốt hay không và là đòn bẩy thúc đẩy hoạt động kinh doanh tốt hớn

Bảng 3.3: Khả năng thanh toán của công ty qua 3 năm

Chỉ tiêu ĐVT Năm

2011 2012 2013

Tài sản lưu động Tỷ đồng 859,964 713,296 689,919

Hàng tồn kho Tỷ đồng 686,830 572,795 572,765

Nợ ngắn hạn Tỷ đồng 894,583 710,689 687,618

Khả năng thanh toán ngắn hạn

Lần 0,96 1,00 1,00

Khả năng thanh toán nhanh

Lần 0,19 0,20 0,17

(Nguồn: Báo cáo Tài chính của Công ty Hiệp Thanh)

Nhận xét:

Chỉ tiêu khả năng thanh toán ngắn hạn là thước đo khả năng trả nợ của Công ty. Nó thể hiện khả năng trả ngay những món nợ tới hạn theo yêu cầu của chủ nợ. Phần tài sản của công ty dùng để trả những khoản nợ tới hạn là các khoản tiền như tiền mặt, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu…Qua bảng số liệu ta thấy khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty giảm qua 3 năm 2011 -2013 đều tăng lên và so với hệ số trung bình của ngành đều lớn hơn đều đó thể hiện công ty Hiệp Thanh có khả năng thanh toán ngắn hạn hoạt động tốt. Công ty có khả năng thanh toán đúng hạn những món nợ tới hạn theo yêu cầu của chủ nợ.

Chỉ tiêu khả năng thanh toán nhanh nói lên việc công ty có nhiều khả năng đáp ứng việc thanh toán nợ ngắn hạn vì công ty dễ dàng chuyển từ tài

20

sản lưu động khác về tiền mặt. Các chỉ số này qua 3 năm có mức tăng giảm không ổn định, trong 3 năm đều nhỏ hơn nhiều lần so với chỉ số ngành và nhỏ hơn 0,5 cho thấy khả năng thanh toán nhanh nợ ngắn hạn của công ty là không cao.

Nhìn chung với cách tính toán và những giá trị đạt được của hai tỷ số trên cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng tài sản lưu động và tài sản lưu động chuyển hóa thành tiền mặt của công ty không cao nhưng tương đối ổn định và có sự chênh lệch thấp giữa các năm. Với khả năng thanh toán của công ty tương đối ổn định như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi để công ty có quan hệ tốt đối với các đối tác.

Khả năng sinh lời

Đối với các doanh nghiệp mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. Lợi nhuận là một chỉ tiêu tài chính tổng hợp phản ánh hiệu quả của toàn bộ quá trình đầu tư, sản xuất, tiêu thụ và những giải pháp kỹ thuật, quản lý kinh tế tại doanh nghiệp. Vì vậy, lợi nhuận là chỉ tiêu tài chính mà bất cứ một đối tượng nào muốn đặt quan hệ với doanh nghiệp cũng đều quan tâm.

Tuy nhiên để nhận thức đúng đắn về lợi nhuận thì không phải chỉ quan tâm đến tổng mức lợi nhuận mà cần phải đặt lợi nhuận trong mối quan hệ với vốn, tài sản, nguồn lực kinh tế tài chính mà doanh nghiệp đã sử dụng để tạo ra lợi nhuận trong từng phạm vi, trách nhiệm cụ thể.

Bảng 3.4: Các chỉ số về khả năng sinh lời qua 3 năm của Công ty

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Doanh thu thuần Tỷ đồng 933,646 865,925 922,479

Tổng tài sản Tỷ đồng 1.139,826 1.000,966 980,780

Nguồn vốn chủ sở hữu Tỷ đồng 217,437 265,299 268,504

Lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng 4,115 8,021 3,322

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần –ROS % 0,44 0,93 0,36 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản – ROA % 0,36 0,80 0,34

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/NVCSH - ROE % 1,89 3,02 1,24

(Nguồn: Báo cáo Tài chính của Công ty)

Phân tích khả năng sinh lời thường sử dụng các chỉ tiêu sau:

Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu

Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu trong năm 2011 là 0,44%, tăng lên 0,93% trong năm 2012, tăng 0,49% so với năm 2011. Tỷ số này đã cho thấy công

21

ty đã có biện pháp tích cực nhằm đẩy mạnh doanh thu tiêu thụ, tình hình công ty có dấu hiệu khả quan. Trong năm 2011, cứ 100 đồng doanh thu thì đem lại được 0,44 đồng lợi nhuận đến năm 2012 cứ 100 đồng doanh thu đã tăng lên 0,93 đồng lợi nhuận. Sự tăng lên của tỷ số chứng tỏ lượng hàng hóa xuất khẩu của công ty được tiêu thụ nhiều hơn, điều đó cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty có triển vọng tốt.

Tuy nhiên sang năm 2013 tỷ số này đã giảm xuống 0,36% và là chỉ số nhỏ nhất trong 3 năm qua. Nguyên nhân là do lợi nhuận giảm mạnh trong năm 2013. Đây là một dấu hiệu không tốt và đáng lưu ý về tình hình hoạt động của công ty trong thời gian sắp tới. Công ty nên chú trọng nhiều hơn.

Nhìn chung chỉ số của 3 năm tăng giảm không ổn định và đều thấp hơn so với chỉ số ngành. Đều này chứng tỏ khả năng sử dụng các yếu tố đầu vào của công ty chưa cao cần có kế hoạch điều chỉnh trong thời gian tới.

Tỷ suất lợi nhuận/tổng tài sản

Tỷ số này phản ánh khả năng sinh lời của một đồng tài sản được đầu tư, phản ánh hiệu quả của việc quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Tỷ số này cho biết 100 đồng tài sản ngắn hạn được sử dụng trong sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế cho doanh nghiệp. Tỷ số này càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả.

Tỷ số lợi nhuận/tổng tài sản của công ty tăng giảm không ổn định qua 3 năm. Tăng lên ở năm 2012 và giảm lại ở 2013. Và cả 3 năm đều có tỷ số thấp hơn nhiều so với tỷ số chung của ngành. Điều này cho thấy kết quả tỷ số lợi nhuận trên tài sản có mức tăng trưởng chưa tốt.

Tỷ suất lợi nhuận/vốn

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cho biết 100 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Qua bảng phân tích, ta nhận thấy rằng ROE của công ty cao hơn so với ROS, điều đó cho thấy vốn tự có của công ty là thấp và hoạt động chủ yếu từ các nguồn vốn từ trái phiếu. Vốn tự có này hoạt động chưa hiệu quả, ROE tăng ở năm 2012 và giảm lại vào năm 2013 điều này chứng tỏ công ty hoạt động kém hiệu quả trong năm 2012. Và chỉ số này so với chỉ số ngành vẫn còn thấp hơn rất nhiều. Công ty nên có biện pháp khắc phục và sử dụng vốn có hiệu quả hơn trong thời gian sắp tới.

22

Bảng 3.5: Hệ số các chỉ số tài chính qua 3 năm của Công ty

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Doanh thu thuần Tỷ đồng 933,646 865,925 922,479 Tổng số vốn Tỷ đồng 1.139,826 1.000,966 980,780 Tổng giá vốn Tỷ đồng 761,680 715,143 774,162 Hàng tồn kho Tỷ đồng 686,830 572,795 572,765 Vòng quay toàn bộ vốn Lần 0,82 0,87 0,94 Số vòng quay hàng tồn kho Lần 1,11 1,25 1,35

(Nguồn: Báo cáo kết quả Tài chính của Công ty) Chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh có chiều hướng tăng qua các năm. Năm 2011, 1 đồng vốn tạo ra 0,82 đồng doanh thu, năm 2012, 1 đồng vốn tạo ra 0,87 đồng doanh thu, tăng 0,05 đồng so với năm 2011, đến năm 2013, 1 đồng vốn đem lại được 0,94 đồng doanh thu tăng 0,07 đồng so với năm 2012. Điều này thể hiện công ty đã sử dụng nguồn vốn có hiệu quả.

Qua bảng phân tích trên cho thấy số vòng quay hàng tồn kho qua 3 năm đều tăng ổn định. Chứng tỏ trong thời gian này công ty đã áp dụng giải pháp chiết khấu, hoa hồng cho sản phẩm. Do vậy, hàng tồn kho tham gia vào luân chuyển được nhiều hơn. Tuy nhiên nếu so với hệ số ngành thì hệ số này vẫn còn thấp công ty cần phải nổ lực nhiều hơn.

Một phần của tài liệu phân tích chiến lược marketing xuất khầu mặt hàng cá tra sang thị trường châu âu tại công ty cổ phần chế biến thủy hải sản hiệp thanh (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)