động kinh doanh
2.1.9.1 Khái niệm
Phân tích hoạt động kinh doanh là nghiên cứu quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm các hoạt động cụ thể nhƣ: hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tƣ và hoạt động tài chính. Bằng những phƣơng pháp riêng, kết hợp với các lý thuyết kinh tế và các phƣơng pháp kỹ thuật khác nhằm đến việc phân tích, đánh giá tình hính kinh doanh, phát hiện những quy luật của các mặt hoạt động trong một doanh nghiệp dựa vào các dữ liệu lịch sử làm cơ sở cho các quyết định hiện tại, những dự báo và hoạch định chính sách trong tƣơng lai.
2.1.9.2 Ý nghĩa
- Phân tích hoạt động kinh doanh giúp doanh nghiệp tự đánh giá mình về thế mạnh, thế yếu để củng cố, phát huy hay khắc phục, cải tiến quản lý.
- Phân tích hoạt động kinh doanh nhằm phát huy mọi tiềm năng thị trƣờng, khai thác tối đa những nguồn lực của doanh nghiệp, nhằm đạt đến hiệu quả cao nhất trong kinh doanh.
- Kết quả của phân tích là cơ sở để đƣa ra các quyết định quản trị ngắn hạn và dài hạn.
- Phân tích hoạt động kinh doanh giúp dự báo, đề phòng và hạn chế những rũi ro bất định trong kinh doanh.
2.1.9.3 Phương pháp phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
a. Phương pháp so sánh * Khái niệm
Là phƣơng pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Đây là phƣơng pháp đơn giản và đƣợc sử dụng nhiều nhất trong phân tích hoạt động kinh doanh cũng nhƣ trong phân tích và dự báo các chỉ tiêu kinh tế - xã hội thuộc lĩnh vực kinh tế vĩ mô.
* Nguyên tắc so sánh
- Tiêu chuẩn so sánh: Các tiêu chuẩn để so sánh thƣờng là chỉ tiêu kế hoạch của một kỳ kinh doanh, tình hình thực hiện các kỳ kinh doanh đã qua, chỉ tiêu của các doanh nghiệp tiêu biểu cùng ngành, chỉ tiêu bình quân của nội ngành, các thông số thị trƣờng, các chỉ tiêu có thể so sánh khác.
- Điều kiện so sánh: Các chỉ tiêu so sánh đƣợc phải phù hợp về yếu tố không gian, thời gian; cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lƣờng, phƣơng pháp tính toán; quy mô và điều kiện kinh doanh.
* Phương pháp số tuyệt đối:
- Là hiệu số của hai chỉ tiêu: chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở.
* Phương pháp số tương đối:
- Là tỉ lệ phần trăm (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỉ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trƣởng.
2.1.9.4 Phân tích một số tỷ số tài chính
a. Tỷ số thanh khoản
Tỷ số thanh khoản là tỷ số đo lƣờng khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty bằng các tài sản lƣu động. Nhóm này bao gồm: tỷ số thanh khoản hiện thời và tỷ số thanh khoản nhanh. Cả hai loại tỷ số này đƣợc xác định từ dữ liệu của bảng cân đối kế toán.
* Tỷ số thanh khoản hiện thời:
- Giá trị tài sản lƣu động bao gồm tiền, chứng khoán ngắn hạn phải thu và tồn kho.
- Giá trị nợ ngắn hạn bao gồm khoản phải trả ngƣời bán, nợ ngắn hạn ngân hàng, nợ dài hạn đến hạn trả, phải trả thuế, các khoản phải trả ngắn hạn khác.
Ý nghĩa: Tỷ số thanh khoản hiện thời cho biết mỗi đồng nợ ngắn hạn phải trả của doanh nghiệp có bao nhiêu đồng tài sản lƣu động có thể sử dụng để thanh toán. Tỷ số này nếu lớn hơn 1 thì tốt nhỏ hơn 1 thì không tốt vì nợ không đƣợc đảm bảo.
* Tỷ số thanh khoản nhanh: Là tiêu chuẩn khắt khe hơn về khả năng thanh toán, do hàng tồn kho có tính thanh khoản thấp so với các loại tài sản lƣu động khác nên giá trị của nó không đƣợc tính vào giá trị tài sản lƣu động khi tính tỷ số thanh khoản nhanh.
Tỷ số thanh
khoản hiện thời =
Giá trị tài sản lƣu động Giá trị nợ ngắn hạn
(Lần) (2.2)
Tỷ số thanh
Ý nghĩa: Tỷ số thanh khoản nhanh cho biết mỗi đồng nợ ngắn hạn phải trả của công ty có bao nhiêu đồng sản có thể huy động ngay để thanh toán. Tỷ số này nếu lớn hơn 1 thì tốt nhỏ hơn 1 thì không tốt vì nợ không đƣợc đảm bảo.
b. Tỷ số khả năng sinh lợi
* Tỷ số lợi nhuận ròng (lợi nhuận sau thuế) trên doanh thu (ROS)
Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu đƣợc tạo ra trong kỳ. Nói cách khác tỷ số này cho biết một đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Chỉ tiêu này càng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh càng lơn. Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu đƣợc xác định nhƣ sau:
* Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA)
Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản đo lƣờng khả năng sinh lợi của tài sản. Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Tỷ số lợi nhuận ròng đƣợc tính bằng công thức sau:
* Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu đo lƣờng mức độ sinh lời của vốn chủ sở hữu, nó phản ánh cứ một đồng vốn chủ sở hữu dùng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng về lợi nhuận.