0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Đánh giá tổng quát hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH VĨNH LONG (Trang 56 -56 )

Bảng 4.8: Tổng hợp các tỷ số đánh giá hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại BIDV chi nhánh Vĩnh Long giai đoạn 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014

Các tỷ số ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6T 2013 6T 2014 Dƣ nợ/ Vốn huy động Lần 3,02 2,30 1,37 1,25 1,40 Hệ số thu nợ % 61,46 130,01 83,85 85,46 82,30 Vòng quay vốn tín dụng Vòng 0,68 0,84 0,64 0,30 0,28 Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dƣ nợ % 1,90 2,47 2,67 2,85 2,53 Hệ số khả năng mất vốn % 0,74 0,82 1,11 1,06 1,04 Khả năng bù đắp rủi ro % 58,42 66,77 56,98 55,29 60,27 Nguồn: Phòng Quản trị tín dụng

4.2.1.1 Đánh giá tổng quát hoạt động tín dụng

a. Tổng dƣ nợ trên vốn huy động

Tỷ số dƣ nợ trên vốn huy động đƣợc sử dụng để xác định khả năng sử dụng vốn huy động vào hoạt động cho vay tại ngân hàng nhằm mục đích so sánh khả năng cho vay của ngân hàng với nguồn vốn huy động đƣợc. Tỷ số này quá cao hay quá thấp đều không tốt đối với ngân hàng. Bởi vì tỷ số này lớn thì khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp, ngƣợc lại tỷ số này nhỏ thì ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động không đạt đƣợc hiệu quả.

Nhận xét thấy trong giai đoạn từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 tình hình huy động vốn còn khá thấp đƣợc thể hiện ở tỷ lệ tham gia của vốn huy động vào dƣ nợ. Tỷ số này cao nhất vào năm 2011, tƣơng đƣơng 3,02 lần,

47

nghĩa là bình quân 3,02 đồng dƣ nợ mới có 1 đồng vốn huy động tham gia. Tỷ số này giảm dần qua các năm 2012 và năm 2013. Đến giai đoạn 6 tháng đầu năm 2014 tỷ số này tăng so với cùng kỳ năm 2013 và đạt 1,4 lần. Qua đó ta thấy mặc dù khả năng huy động vốn của ngân hàng dần đƣợc cải thiện nhƣng tỷ số này vẫn cao hơn 1 điều này có nghĩa là lƣợng vốn mà ngân hàng huy động đƣợc chƣa đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của khách hàng. Vì vậy, ngân hàng cần có những chính sách hiệu quả hơn nhằm thu hút lƣợng tiền nhàn rỗi từ dân cƣ, tăng cƣờng huy động vốn để chủ động đáp ứng nhu cầu cho vay vốn của khách hàng từ nguồn vốn huy động.

b. Hệ số thu nợ

Hệ số này phản ánh khả năng thu hồi nợ của ngân hàng cũng nhƣ khả năng trả nợ của khách hàng. Hệ số này càng lớn chứng tỏ công tác thu hồi nợ của ngân hàng càng đạt hiệu quả và ngƣợc lại nếu hệ số thu nợ thấp thì công tác thu hồi nợ của ngân hàng đang gặp khó khăn, ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng. Qua bảng số liệu ta thấy hệ số thu nợ của ngân hàng qua các năm biến đổi tăng giảm không đều. Năm 2012 đạt cao nhất là 130,01% do các khoản nợ của năm 2011 đến hạn, ngân hàng đã làm tốt công tác thu nợ nên doanh số thu nợ tăng mạnh đồng thời quy mô tín dụng bị thu hẹp nên làm cho hệ số thu nợ tăng cao. Đến năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 hệ số này giảm cho thấy ngân hàng nên cẩn trọng hơn trong công tác thẩm định và xét duyệt cho vay để tránh trƣờng hợp khách hàng sử dụng vốn không đúng mục đích hoặc cấp vốn cho những phƣơng án vay chƣa thật sự hiệu quả. Do vậy, ngân hàng cần tăng cƣờng hơn nữa công tác thu hồi nợ, giám sát chặt chẽ các khoản vay của khách hàng đồng thời đôn đốc khách hàng trả nợ khi đến hạn.

c. Vòng quay vốn tín dụng

Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng cho ta biết đƣợc tốc độ luân chuyển vốn tín dụng tại ngân hàng nhanh hay chậm trong một khoảng thời gian nhất định, thƣờng là một năm.

Vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng biến động tăng giảm không ổn định nhƣng nhìn chung có xu hƣớng giảm trong giai đoạn phân tích và đạt cao nhất trong năm 2012 nhƣng chỉ đạt 0,84 vòng. Ngân hàng cho vay ngắn hạn chủ yếu nhƣng vòng quay vốn tín dụng lại nhỏ hơn 1 do các khoản vay ngắn hạn trong giai đoạn này doanh nghiệp không thể nào sử dụng có hiệu quả trong thời kỳ kinh tế có nhiều biến chuyển. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn nên ảnh hƣởng đến công tác thu nợ của ngân hàng. Đồng thời nhu cầu vốn dài hạn của doanh nghiệp gia tăng kéo dài thêm thời gian thu hồi vốn của ngân hàng. Xét theo giá trị vòng quay vốn tín

dụng thì năm 2012 đồng vốn tín dụng của ngân hàng đƣợc chu chuyển nhanh nhất trong ba năm, rút ngắn thời gian thu hồi của đồng vốn.

4.2.1.2 Đánh giá tổng quát rủi ro tín dụng

a. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ

Tỷ lệ nợ xấu là chỉ tiêu phản ánh mức độ rủi ro trong hoạt động tín dụng của một ngân hàng một cách rõ nét nhất. Tỷ lệ này càng thấp nghĩa là chất lƣợng tín dụng của ngân hàng càng cao và rủi ro càng thấp.

Qua bảng số liệu ta thấy tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ của ngân hàng tăng qua các năm 2011-2013. Cụ thể tỷ lệ nợ xấu năm 2011 là 1,90%; năm 2012 là 2,47%, sang năm 2013 tiếp tục tăng là 2,67%. Đến giai đoạn 6 tháng đầu năm 2014 tỷ lệ nợ xấu giảm xuống và đạt 2,53%. Nhìn chung, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ của ngân hàng trong giai đoạn từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 có nhiều biến động nhƣng tỷ lệ này vẫn giữ ở mức cho phép dƣới 3% theo quy định qua đó ta thấy rủi ro tín dụng tại BIDV Vĩnh Long vẫn nằm trong sự kiểm soát của ngân hàng. Tuy nhiên, trong hoạt động tín dụng luôn tiềm ẩn những rủi ro, chƣa phát sinh và bị tác động bởi môi trƣờng kinh doanh cũng nhƣ chính sách điều hành của Nhà nƣớc. Vì vậy, đòi hỏi BIDV Vĩnh Long phải liên tục cập nhật và thƣờng xuyên tăng cƣờng công tác quản trị rủi ro tín dụng song song với hoạt động cấp tín dụng để giảm thiểu và hạn chế những rủi ro không đáng có.

b. Hệ số khả năng mất vốn

Hệ số khả năng mất vốn cho biết bình quân mỗi đồng dƣ nợ thì có bao nhiêu đồng có khả năng mất vốn. Hệ số này đƣợc ngân hàng duy trì ở mức thấp có thể. Qua bảng số liệu ta thấy hệ số khả năng mất vốn của ngân hàng tăng qua các năm và đạt cao nhất vào năm 2013 là 1,11%; nghĩa là trong 100 đồng dƣ nợ thì có 1,11 đồng có khả năng mất vốn và thấp nhất vào năm 2011 là 0,74%; tức là trong 100 đồng dƣ nợ thì có 0,74 đồng có khả năng mất vốn. Trong 6 tháng đầu năm 2014 thì hệ số khả năng mất vốn của ngân hàng đã giảm so với cùng kỳ và đạt 1,04%. Hệ số này đƣợc giữ ở mức thấp là rất tốt điều này cho thấy công tác quản lý và thu hồi nợ của BIDV Vĩnh Long đƣợc thực hiện khá tốt. Tuy nhiên trong giai đoạn phân tích hệ số này có xu hƣớng biến động và tăng mạnh trong năm 2013. Điều đó cho thấy ngân hàng cần nỗ lực hơn nữa trong quản lý nợ nhóm 5, đây là nhóm nợ mà ngân hàng đánh giá là rất khó thu hồi và phải trích lập dự phòng đến 100% cho những khoản vay thuộc nhóm nợ này. Vì vậy, việc giảm hệ số này có ý nghĩa rất lớn trong quản lý rủi ro tín dụng, giảm thiểu chi phí và tăng lợi nhuận cho ngân hàng.

49

c. Khả năng bù đắp rủi ro

Tỷ số khả năng bù đắp rủi ro phản ánh sự chủ động của ngân hàng trong trƣờng hợp có rủi ro tín dụng xảy ra, khi mà các khoản nợ xấu có xu hƣớng tăng lên. Tỷ số này càng lớn cho thấy ngân hàng càng chủ động trong trƣờng hợp khách hàng không hoàn trả nợ vay gốc và lãi đúng hạn.

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy trong giai đoạn từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 tỷ số khả năng bù đắp rủi ro có sự biến động không đều. Trong đó tăng mạnh nhất vào năm 2012 là 66,67%; nghĩa là trung bình 100 đồng nợ xấu đƣợc bù đắp bởi 66,67 đồng dự phòng đƣợc trích lập. Nhƣ vậy, mức đảm bảo khả năng bù đắp rủi ro tín dụng của ngân hàng khá tốt. Tuy nhiên, dự phòng rủi ro đƣợc trích lập tăng qua các năm nhƣng vẫn còn ở mức thấp hơn so với nợ xấu của ngân hàng. Vì vậy, bên cạnh việc thực hiện đúng và đầy đủ công tác trích lập dự phòng, ngân hàng cần tiếp tục kiểm soát nợ xấu để đảm bảo an toàn vốn của ngân hàng và chủ động hơn trong trƣờng hợp có rủi ro tín dụng xảy ra.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH VĨNH LONG (Trang 56 -56 )

×