0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Phân tích hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH VĨNH LONG (Trang 35 -35 )

Thu nhập của toàn hệ thống ngân hàng nói chung cũng nhƣ BIDV chi nhánh Vĩnh Long nói riêng chủ yếu là thu từ cho vay. Do bản chất của hoạt động tín dụng là đi vay để cho vay, vì thế với nguồn vốn huy động đƣợc mỗi năm ngân hàng cần có những biện pháp hữu hiệu để sử dụng nguồn vốn đó thật hiệu quả nhằm tránh tình trạng ứ động vốn. Hiểu đƣợc điều này nên công tác cho vay luôn đƣợc ngân hàng quan tâm trong giai đoạn hiện nay. Cụ thể nhƣ sau:

4.1.1.1 Phân tích doanh số cho vay

Doanh số cho vay thể hiện tổng số tiền mà ngân hàng đã cho vay ra nền kinh tế trong một khoảng thời gian, đây cũng là chỉ tiêu thể hiện khả năng cấp tín dụng của ngân hàng cho nền kinh tế. Tuy nhiên doanh số cho vay phải đƣợc đặt trong mối quan hệ với doanh số thu nợ thì mới có khả năng đánh giá khoản cho vay của ngân hàng là tốt hay xấu. Nếu doanh số cho vay tăng nhanh nhƣng doanh số thu nợ lại giảm thì việc tăng trƣởng trong doanh số cho vay chƣa tốt đối với ngân hàng và khi đó sẽ làm tăng tình trạng nợ xấu từ đó ảnh hƣởng đến hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Xem xét bảng 4.1 ta thấy, trong giai đoạn 2011 - 2013 doanh số cho vay có chiều hƣớng giảm đáng kể. Cụ thể nhƣ sau:

Năm 2012 doanh số cho vay giảm 35,18% so với năm 2011. Nguyên nhân chính là do đây là xu hƣớng và cũng là chính sách của ngân hàng đề ra nhằm mục đích thắt chặt và kiểm soát lại tình hình tăng trƣởng tín dụng và đẩy mạnh công tác giải quyết nợ xấu. Bên cạnh đó, doanh nghiệp chƣa có phƣơng án kinh doanh hiệu quả, nên không thể tiếp cận nguồn vốn vay mà chỉ giải quyết vấn đề nội tại ở đơn vị nhƣ: hàng tồn kho,… đi kèm theo đó là nhu cầu tiêu dùng của ngƣời dân cũng giảm nhiều, mà chủ yếu tập trung vào tiết kiệm là chính. Do đó, doanh số cho vay năm 2012 giảm so với năm 2011.

Bảng 4.1: Tình hình hoạt động tín dụng tại BIDV chi nhánh Vĩnh Long giai đoạn 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Chênh lệch 6T 2014/6T 2013 Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) DSCV 2.487.223 1.612.111 1.812.591 815.666 890.553 -875.112 -35,18 200.480 12,44 74.887 9,18 DSTN 1.528.673 2.095.920 1.519.905 697.040 732.891 567.247 37,11 -576.015 -27,48 35.851 5,14 Dƣ nợ 2.728.257 2.244.448 2.537.134 2.363.074 2.694.796 -483.809 -17,73 292.686 13,04 331.722 14,04

Nợ xấu 51.780 55.358 67.787 67.281 68.078 3.578 6,91 12.429 22,45 797 1,18

Nguồn: Phòng Quản trị tín dụng Ghi chú: DSCV: Doanh số cho vay

27

Năm 2013 doanh số cho vay bắt đầu tăng trƣởng trở lại đến 6 tháng đầu năm 2014. Nguyên nhân chính là do: bƣớc sang năm 2013 lãi suất huy động tiếp tục giảm đã kéo theo lãi suất cho vay cũng giảm theo đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp bắt đầu tiếp cận với nguồn vốn và cũng trong năm 2013 BIDV đã đƣa các gói hỗ trợ sản xuất kinh doanh cho các cá nhân và doanh nghiệp với lãi suất ƣu đãi.

4.1.1.2 Phân tích doanh số thu nợ

Thu nợ là một trong những vấn đề quan trọng đối với ngân hàng, việc thu hồi nợ có tốt hay không là do mỗi ngân hàng có phƣơng pháp, biện pháp và giải pháp khác nhau nhƣng quy chung lại là làm thế nào thu đƣợc nợ và tránh đƣợc nợ xấu là yêu cầu chính của ngân hàng. Doanh số thu hồi nợ thể hiện khả năng phân tích, đánh giá, kiểm tra theo dõi tình hình sản xuất kinh doanh đối với khách hàng vay vốn từ đó mà cán bộ tín dụng sẽ có biện pháp thu nợ khác nhau đối với từng khách hàng.

Doanh số thu nợ của ngân hàng qua 3 năm có nhiều biến động theo xu hƣớng giảm. Nguyên nhân là do trong thời gian qua ngân hàng chủ yếu là thu nợ và giải quyết nợ xấu tại ngân hàng và hạn chế cho vay nên doanh số cho vay giảm đã kéo theo doanh số thu nợ hàng năm giảm theo. Trong đó năm 2012 doanh số thu nợ của ngân hàng mạnh do trong năm doanh số cho vay giảm mạnh, đồng thời các khoản nợ của năm 2011 đã đến hạn điều này dẫn đến doanh số thu nợ ngân hàng tăng trong năm này. Đến 6 tháng đầu năm 2014 doanh số thu nợ của ngân hàng tăng so cùng kỳ. Điều này cho thấy ngân hàng đang tập trung cho công tác thu hồi nợ.

4.1.1.3 Phân tích dư nợ

Dƣ nợ cho vay là khoản tiền đã giải ngân mà ngân hàng chƣa thu hồi về đƣợc. Dƣ nợ cho vay là chỉ tiêu xác định để đánh giá về quy mô hoạt động tín dụng trong từng thời điểm. Đây là chỉ tiêu không thể thiếu khi nói đến hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Qua bảng số liệu 4.1 ta thấy dƣ nợ tín dụng qua ba năm có xu hƣớng giảm. Nguyên nhân là do trong giai đoạn này tình hình cho vay và thu nợ tại ngân hàng biến động theo xu hƣớng giảm nên dƣ nợ qua ba năm mới giảm nhƣ thế. Ngoài ra ngân hàng đang thực hiện chính sách thắt chặt tín dụng và chủ yếu tập trung vào xử lý nợ từ đó làm cho dƣ nợ tại ngân hàng giảm đáng kể. Đến giai đoạn 6 tháng đầu năm 2014 doanh số cho vay của ngân hàng tăng trƣởng trở lại so với cùng kỳ và công tác thu nợ của ngân hàng đƣợc thực hiện

tốt điều này góp phần dẫn đến dƣ nợ cho vay của ngân hàng có dấu hiệu khởi sắc.

4.1.1.4 Phân tích nợ xấu

Nợ xấu là một biểu hiện của rủi ro tín dụng, nếu nợ xấu cao quá mức sẽ ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động của ngân hàng đặc biệt là về lợi nhuận của ngân hàng vì vừa bị mất vốn mà bên cạnh đó còn phải trích một khoản chi phí dự phòng rủi ro để xử lý nợ. Vì thế đây là mối quan tâm lớn nhất của ngân hàng.

Tình hình nợ xấu của BIDV Vĩnh Long trong giai đoạn này có xu hƣớng tăng, đặc biệt tăng mạnh vào năm 2013. Tuy trong thời gian qua ngân hàng đã cố gắng thắt chặt tín dụng hạn chế tăng trƣởng dƣ nợ, tăng cƣờng thu nợ và xử lý nợ xấu trong ngân hàng nhƣng do trong bối cảnh nền kinh tế tăng trƣởng chậm lại, tồn kho của doanh nghiệp tăng cao, hàng hoá chậm luân chuyển khiến các doanh nghiệp không thể trả nợ ngân hàng đúng hạn khiến nợ xấu ngân hàng tăng cao.

Theo kết quả tổng quan về hoạt động tín dụng của ngân hàng đạt đƣợc ta thấy quy mô tín dụng của ngân hàng có xu hƣớng giảm, tuy nhiên tình hình nợ xấu có xu hƣớng tăng lên trong giai đoạn này. Khi phát sinh nợ xấu cũng đồng nghĩa với khoản cho vay của ngân hàng đã bị rủi ro và chất lƣợng tín dụng có xu hƣớng giảm. Song, nợ xấu về bản chất là vấn đề riêng của từng NHTM, có những đặc thù riêng và vì thế cần phân tích tín dụng theo từng khía cạnh nhƣ theo thời hạn, thành phần kinh tế, ngành kinh tế để có thể tìm ra các nguyên nhân phát sinh nợ xấu đồng thời tìm ra các giải pháp để hạn chế nợ xấu, nhằm giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng cũng đồng nghĩa với nâng cao hiệu quả hoạt động cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH VĨNH LONG (Trang 35 -35 )

×