0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Đầu tƣ và

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH VĨNH LONG (Trang 31 -31 )

Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long giai đoạn năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014.

Trong giai đoạn 2011 - 2013, đây là khoảng thời gian đầy biến động của nền kinh tế. Đặc biệt, đầu năm 2011 đứng trƣớc nguy cơ lạm phát cao, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24-02-2011 về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Ngay sau đó, Ngân hàng Nhà nƣớc đã có nhiều giải pháp khống chế tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ và dƣ nợ cho vay đối với lĩnh vực phi sản xuất trong năm 2011 lần lƣợt là 20% và 16%. Bên cạnh đó, NHNN cũng đã liên tục hạ trần lãi suất huy động VNĐ của các TCTD, cụ thể từ tháng 9/2011 đến tháng 06/2013 NHNN đã giảm lãi suất huy động VNĐ có thời hạn dƣới 1 tháng từ 6%/năm xuống còn 1,25%/năm, thời hạn từ 1 đến dƣới 12 tháng giảm từ 14%/năm xuống còn 7%/năm. Song song, với việc điều chỉnh lãi suất huy động thì lãi suất cho vay đối với nền kinh tế cũng giảm mạnh, từ 18,2% năm 2011 xuống còn 15,4% năm 2012 và 10,5% trong 6 tháng đầu năm 2013.

Đến giai đoạn 6 tháng đầu năm 2014, NHNN tiếp tục ban hành các văn bản điều chỉnh giảm lãi suất. Theo đó lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dƣới 1 tháng giảm từ 1,2%/năm xuống 1%/năm; lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dƣới 6 tháng giảm từ 7%/năm xuống 6%/năm. Đối với lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND đối với các nhu cầu vốn phục vụ nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao giảm từ 9%/năm xuống 8%/năm. Do đó, trong giai đoạn năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng có nhiều biến động. Điều đó đƣợc thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh BIDV chi nhánh Vĩnh Long giai đoạn 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014 ĐVT: Triệu đồng Nguồn: Phòng Quản trị tín dụng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Chênh lệch 6T 2014/6T 2013 Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) 1. Thu nhập 93.077 86.915 89.991 47.543 46.720 -6.162 -6,62 3.076 3,54 -823 -1,73 Thu lãi cho vay 73.833 70.598 71.896 38.617 37.424 -3.235 -4,38 1.298 1,84 -1.193 -3,09 Thu phí bảo lãnh 11.019 8.508 8.916 4.654 4.926 -2.511 -22,79 408 4,80 272 5,84

Thu khác 8.225 7.809 9.179 4.272 4.370 -416 -5,06 1.370 17,54 98 2,29

2. Chi phí 85.659 83.396 86.268 45.618 43.963 -2.263 -2,64 2.872 3,44 -1.655 -3,63 Trả lãi tiền gửi 46.658 48.477 49.658 26.517 27.436 1.819 3,90 1.181 2,44 919 3,47 Trả lãi tiền vay 30.159 26.239 27.689 14.353 10.298 -3.920 -13,00 1.450 5,53 -4.055 -28,25

Chi phí khác 8.842 8.680 8.921 4.748 6.229 -162 -1,83 241 2,78 1.481 31,19

23

Kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh thu nhập cũng nhƣ chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động của ngân hàng, qua đó xác định đƣợc lợi nhuận mà ngân hàng đạt đƣợc. Tối đa hóa lợi nhuận, giảm thiểu rủi ro và chi phí là mục tiêu hàng đầu của các ngân hàng thƣơng mại nói chung và BIDV chi nhánh Vĩnh Long nói riêng. Kết quả kinh doanh của ngân hàng sẽ là nguồn tài liệu xác đáng nhất để ngân hàng gia tăng lợi nhuận bằng cách tiết kiệm những chi phí không hợp lý, đồng thời gia tăng các khoản thu nhập trong kỳ kinh doanh kế tiếp.

Khi xem xét về cơ cấu từng khoản mục ta thấy, thu lãi cho vay luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng thu nhập của ngân hàng, chiếm khoảng 80% tổng thu nhập. Tƣơng tự nhƣ phần thu nhập, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí vẫn là chi phí trả lãi tiền gửi, chiếm khoảng trên 50% tổng chi phí của ngân hàng. Điều đó cho thấy hoạt động chủ yếu của ngân hàng là hoạt động tín dụng và chủ yếu dựa vào nguồn vốn huy động từ dân cƣ.

Nhìn chung trong giai đoạn từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014, hoạt động kinh doanh của ngân hàng có nhiều biến động thể hiện ở khoản mục thu nhập, chi phí cũng nhƣ lợi nhuận biến động nhiều qua các năm. Cụ thể, ta thấy năm 2012 khoản mục thu nhập và chi phí của ngân hàng có xu hƣớng giảm, tuy nhiên tốc độ giảm của thu nhập giảm nhanh hơn tốc độ giảm của chi phí điều đó dẫn đến lợi nhuận của ngân hàng giảm mạnh đến 52,56% so với năm 2011. Lý do lợi nhuận sụt giảm là do năm 2012 ngân hàng phải gánh chịu đợt giảm lãi suất cho vay do ngân hàng Nhà nƣớc quy định và đồng thời tuân thủ tuyệt đối về áp dụng trần lãi suất huy động cộng thêm dƣ nợ của ngân hàng cũng giảm mạnh, điều này đã ảnh hƣởng rất lớn đến nguồn thu nhập từ lãi cho vay của ngân hàng. Bên cạnh đó, chi phí trả lãi tiền gửi có xu hƣớng tăng là do trong thời gian này các kênh đầu tƣ nhƣ: bất động sản, chứng khoán, vàng… đang trong giai đoạn khó khăn và tiềm ẩn nhiều rủi ro nên đa phần ngƣời đầu tƣ đều muốn có sự an toàn về nguồn vốn và gia tăng lợi nhuận trong tƣơng lai. Do đó họ chọn hình thức đầu tƣ bằng cách gửi tiết kiệm ngân hàng. Điều này đã góp phần làm gia tăng nguồn vốn huy động cho ngân hàng, đồng thời ngân hàng đã không ngừng đẩy mạnh công tác huy động vốn chính vì điều này đã làm giảm bớt sự phụ thuộc vào Hội sở từ đó góp phần làm giảm chi phí trả lãi tiền vay cho ngân hàng. Bằng những chính sách của ngân hàng nhà nƣớc giúp cho hoạt động trên thị trƣờng liên ngân hàng giảm căng thẳng, lãi suất trên thị trƣờng này đã giảm và ổn định nên khoản chi phí trả lãi tiền vay của ngân hàng giảm đáng kể.

Đến năm 2013 lợi nhuận ngân hàng tăng trở lại. Nguyên nhân là do các khoản thu nhập của ngân hàng đều có xu hƣớng tăng, cụ thể là khoản thu nhập

khác nhƣ thu nhập từ kinh doanh ngoại tệ, thu từ dịch vụ... của ngân hàng tăng mạnh đến 17,54% so với năm 2012. Điều này cho thấy BIDV chi nhánh Vĩnh Long đã và đang cố gắng xây dựng mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ theo hƣớng hiện đại một cách toàn diện để mang đến cho khách hàng những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất từ đó tạo nguồn thu cho ngân hàng ngoài nguồn thu từ lãi. Tuy nhiên ta thấy trong năm 2013 tuy tốc độ tăng của khoản thu lãi cho vay của ngân hàng tăng nhƣng tốc độ tăng lại thấp hơn so với chi phí trả lãi tiền gửi nên ngân hàng cần lƣu ý kiểm soát khoản mục chi phí này. Đến giai đoạn 6 tháng đầu năm 2014 lợi nhuận của ngân hàng tăng 43,22% so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó, khoản mục chi phí giảm mạnh hơn thu nhập.

Lợi nhuận là chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, mặc dù thu nhập của ngân hàng có phần giảm sút trong kỳ phân tích nhƣng do ngân hàng đã thực hiện tốt công tác quản lý chi phí trong giai đoạn khó khăn và đầy biến động do đó mà ngân hàng vẫn luôn có lợi nhuận cao. Nhìn chung, kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong giai đoạn này có nhiều biến động, lợi nhuận có sự sụt giảm nhƣng vẫn đảm bảo có lãi trong giai đoạn có thể nói là khó khăn nhất của ngành ngân hàng từ trƣớc đến nay. Từ đó cho thấy, ngân hàng đã có những định hƣớng kinh doanh đúng đắn và có những chính sách ứng phó kịp thời với sự biến động mạnh mẽ của nền kinh tế nên vẫn duy trì đƣợc lợi nhuận kinh doanh đồng thời vẫn kiểm soát và quản lý đƣợc các rủi ro phát sinh từ đợt khủng hoảng kinh tế.

25

CHƢƠNG 4

THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG

VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP

ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH

VĨNH LONG

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH VĨNH LONG (Trang 31 -31 )

×