Phân tích tín dụng theo ngành kinh tế

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh vĩnh long (Trang 48)

Vĩnh Long là nơi tập trung nhiều ngành kinh tế nhƣ nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, thƣơng mại - dịch vụ, thủy sản… do đó hoạt động tín dụng của ngân hàng cũng bị chi phối bởi tính chất cơ bản của các ngành kinh tế này. Theo đó với chức năng vốn có của mình, ngân hàng đã tập trung cho vay vào các ngành chủ lực nhƣ: thƣơng mại dịch vụ chiếm tỷ trọng hơn 55% dƣ nợ cho vay; công nghiệp, xây dựng chiếm gần 26% dƣ nợ cho vay; còn lại là cho vay nông nghiệp và thủy sản. Vì vậy, mức độ ảnh hƣởng của nợ xấu tỷ lệ thuận với quy mô tín dụng, nghĩa là nợ xấu phát sinh trong lĩnh vực thƣơng mại dịch

39

vụ chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nợ xấu (hơn 54%); kế đến là công nghiệp, xây dựng (hơn 26%) và còn lại là nông nghiệp, thủy sản. Cơ cấu tín dụng theo ngành kinh tế đƣợc thể hiện rõ qua bảng số liệu sau:

Bảng 4.6: Cơ cấu tín dụng theo ngành kinh tế tại BIDV chi nhánh Vĩnh Long giai đoạn 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014

ĐVT: % Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6T 2013 6T 2014

Doanh số cho vay 100 100 100 100 100

Nông nghiệp 10,96 11,76 14,67 14,67 13,61 CN - XD 23,26 32,37 32,08 32,09 32,68 Thuỷ sản 37,02 40,92 25,36 25,36 23,62 Thƣơng mại 28,76 14,95 27,88 27,88 30,09 Doanh số thu nợ 100 100 100 100 100 Nông nghiệp 8,86 8,79 13,13 13,18 11,91 CN - XD 23,26 40,69 37,99 37,94 42,31 Thuỷ sản 53,22 38,09 31,04 31,13 28,43 Thƣơng mại 14,66 12,44 17,84 17,75 17,36 Dƣ nợ 100 100 100 100 100 Nông nghiệp 9,37 11,64 12,91 12,23 13,42 CN - XD 38,34 31,86 28,35 30,14 25,99 Thuỷ sản 10,66 6,78 5,52 6,01 5,27 Thƣơng mại 41,62 49,72 53,22 51,61 55,33 Nợ xấu 100 100 100 100 100 Nông nghiệp 15,07 11,17 12,77 12,13 12,42 CN - XD 24,81 29,12 28,50 30,16 26,70 Thuỷ sản 22,67 6,67 5,46 6,49 6,14 Thƣơng mại 37,44 53,04 53,26 51,22 54,74 Nguồn: Phòng Quản trị tín dụng

Sau đây là phần đi sâu phân tích hoạt động tín dụng theo ngành kinh tế về quy mô tín dụng, khả năng thu hồi nợ, chất lƣợng tín dụng để nhận diện đƣợc rủi ro phát sinh ở từng ngành kinh tế. Điều đó đƣợc thể hiện trong bảng số liệu sau:

Bảng 4.7: Tình hình hoạt động tín dụng theo ngành kinh tế tại BIDV chi nhánh Vĩnh Long giai đoạn 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Chênh lệch 6T 2014/6T 2013 Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%)

Nông nghiệp DSCV 272.496 189.625 265.987 119.661 121.174 -82.871 -30,41 76.362 40,27 1.513 1,26 DSTN 135.475 184.166 199.618 91.841 87.266 48.691 35,94 15.452 8,39 -4.575 -4,98 Dƣ nợ 255.771 261.230 327.599 289.050 361.507 5.459 2,13 66.369 25,41 72.457 25,07 Nợ xấu 7.805 6.183 8.656 8.163 8.455 -1.622 -20,78 2.473 40,00 292 3,58 CN - XD DSCV 578.650 521.780 581.556 261.714 291.075 -56.870 -9,83 59.776 11,46 29.361 11,22 DSTN 355.580 852.848 577.365 264.479 310.062 497.268 139,85 -275.483 -32,30 45.583 17,24 Dƣ nợ 1.046.135 715.067 719.258 712.302 700.271 -331.068 -31,65 4.191 0,59 -12.031 -1,69 Nợ xấu 12.849 16.122 19.322 20.289 18.179 3.273 25,47 3.200 19,85 -2.110 -10,40 Thuỷ sản DSCV 920.864 659.689 459.695 206.850 210.368 -261.175 -28,36 -199.994 -30,32 3.518 1,70 DSTN 813.568 798.258 471.828 217.006 208.336 -15.310 -1,88 -326.430 -40,89 -8.670 -4,00 Dƣ nợ 290.766 152.197 140.064 142.041 142.096 -138.569 -47,66 -12.133 -7,97 55 0,04 Nợ xấu 11.741 3.690 3.704 4.369 4.180 -8.051 -68,57 14 0,38 -189 -4,33 Thƣơng mại DSCV 715.213 241.017 505.353 227.441 267.936 -474.196 -66,30 264.336 109,68 40.495 17,80 DSTN 224.050 260.648 271.094 123.714 127.227 36.598 16,33 10.446 4,01 3.513 2,84 Dƣ nợ 1.135.585 1.115.954 1.350.213 1.219.681 1.490.922 -19.631 -1,73 234.259 20,99 271.241 22,24 Nợ xấu 19.385 29.363 36.105 34.460 37.264 9.978 51,47 6.742 22,96 2.804 8,14 Nguồn: Phòng Quản trị tín dụng

41

4.1.4.1 Nông nghiệp

a. Quy mô tín dụng

Doanh số cho vay ngành nông nghiệp biến động qua các năm. Cụ thể: Năm 2012 doanh số cho vay ngành nông nghiệp giảm 30,41% so với năm 2011. Nguyên nhân là do ảnh hƣởng của khủng hoảng kinh tế năm 2011, việc xuất khẩu mặt hàng lƣơng thực thực phẩm giảm sút, biến động giá cả trên thị trƣờng gây khó khăn cho việc sản xuất nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng, do đó doanh số cho vay trên lĩnh vực này giảm.

Đến năm 2013 doanh số cho vay ngành này đã tăng trở lại (tăng 40,27%) so với năm 2012 và giai đoạn 6 tháng đầu năm 2014 tăng 1,26% so với cùng kỳ năm 2013, do từ đầu năm 2013, khi Chính phủ ban hành Nghị Quyết số 01/NQ-CP và 02/NQ-CP, NHNN đã xác định lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và xuất khẩu là những trụ cột chính trong chính sách tín dụng, nên đã có những điều chỉnh đột phá. Chẳng hạn, chính sách cho vay giảm tổn thất sau thu hoạch với nông thuỷ sản, giảm lãi vay xuất khẩu gạo từ 10%/năm xuống 9%/năm (4/7/2013); gia hạn các khoản vay mua tạm trữ thóc gạo hè thu 2013 đến hết 15/8/2013. Đồng thời NHNN chỉ đạo 5 NHTM nhà nƣớc trong đó có BIDV phải giảm lãi suất tiền vay với nợ cũ, giãn nợ tối đa 24 tháng, cho vay nợ mới lãi suất 9%/năm đối với khách hàng là hộ gia đình, trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp chăn nuôi, giết mổ để cấp đông, chế biến thịt lợn, thịt gia cầm, nuôi cá tra, chế biến cá tra và tôm xuất khẩu; cho vay ngắn hạn các đối tƣợng ƣu tiên trong đó có ngành nông nghiệp áp dụng trần lãi suất 8%/năm (18/3/2014). Nhờ đó doanh số cho vay ngành nông nghiệp đƣợc cải thiện trong giai đoạn này.

Cùng với sự gia tăng của doanh số cho vay và doanh số thu nợ của ngành nông nghiệp dẫn đến dƣ nợ của ngành này tăng qua các năm. Điều đó cho thấy ngân hàng đang có xu hƣớng mở rộng quy mô ngành nông nghiệp trong thời gian tới theo đúng chỉ đạo của Chính phủ từ đó góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn.

b. Khả năng thu hồi nợ

Doanh số thu nợ ngành nông nghiệp có xu hƣớng tăng trong giai đoạn từ 2011-2013, do giai đoạn này ngân hàng tăng cƣờng công tác thu hồi nợ đồng thời ngân hàng hỗ trợ ngƣời vay vốn bằng việc giảm lãi suất tiền vay cũ, giãn nợ giúp ngƣời vay giảm bớt khó khăn trong việc trả nợ cho ngân hàng. Tuy nhiên, đến giai đoạn 6 tháng đầu năm 2014 doanh số thu nợ ngành nông

nghiệp so với cùng kỳ có xu hƣớng giảm nhẹ (giảm 4,98%) do doanh số cho vay giai đoạn này tăng không nhiều.

c. Chất lƣợng tín dụng

Trong năm 2012 tình hình kinh tế xã hội trong tỉnh đã có những thuận lợi và cơ hội nhất định, do đó nợ xấu trong giai đoạn này so với năm 2011 đƣợc kéo giảm và mức giảm 20,78%. Tuy nhiên, sang năm 2013 bên cạnh những thuận lợi và cơ hội này vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức, nền kinh tế nông nghiệp vẫn chƣa thật sự ổn định do tình hình dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi diễn biến phức tạp; giá cả một số nông thủy sản giảm thấp, khó tiêu thụ, gây bất lợi cho ngƣời sản xuất nông nghiệp nên công tác quản lý chất lƣợng tín dụng ngành kinh tế này theo đó cũng gặp nhiều khó khăn, tình hình nợ xấu có xu hƣớng tăng cao, tăng 40% so với năm 2012. Đến 6 tháng năm 2014, Chính phủ khẩn trƣơng chỉ đạo các tổ chức tín dụng rà soát xây dựng, hoàn thiện và tăng tỷ trọng cho vay đối với nông nghiệp, hỗ trợ nông dân sản xuất, tiêu thụ và đẩy mạnh xuất khẩu đã mang lại hiệu quả, do đó nợ xấu trong giai đoạn này đƣợc kéo giảm mạnh và giảm chỉ còn 3,58% so với cùng kỳ năm 2013.

4.1.4.2 Công nghiệp, xây dựng

a. Quy mô tín dụng

Hoạt động cho vay đối với ngành công nghiệp và xây dựng tại BIDV Vĩnh Long nhìn chung có xu hƣớng giảm dần về quy mô trong đó doanh số cho vay tuy có tăng nhƣng dƣ nợ cho vay ngành này giảm trong giai đoạn phân tích. Trong năm 2012, ngân hàng thực hiện theo Nghị quyết số 11/NQ- CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, theo đó tập trung ƣu tiên vốn tín dụng phục vụ sản xuất kinh doanh, nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa; giảm tốc độ và tỷ trọng vay vốn tín dụng của khu vực phi sản xuất, nhất là lĩnh vực bất động sản điều đó dẫn đến doanh số cho vay ngành công nghiệp, xây dựng giảm 9,83% so với năm 2011. Đồng thời doanh số thu nợ ngành công nghiệp xây dựng tăng mạnh trong năm 2012 làm dƣ nợ ngành này giảm mạnh (giảm 31,65%). Nhƣng đến năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 doanh số cho vay đã tăng trở lại do ngân hàng đã chủ động hơn trong việc tiếp cận các doanh nghiệp để tƣ vấn cho vay các dự án, phƣơng án sản xuất kinh doanh khả thi để chủ động thẩm định hồ sơ và cho vay vốn, tạo điều kiện cho khách hàng sử dụng vốn vay trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng mang lại hiệu quả. Tuy vậy dƣ nợ cho vay của ngành vẫn có xu hƣớng giảm.

43

b. Khả năng thu hồi nợ

Doanh số thu nợ ngành xây dựng có sự biến động không ổn định. Trong đó, doanh số thu nợ tăng mạnh nhất vào năm 2012 (tăng 139,85%) so với năm 2011. Nguyên nhân do theo Báo cáo tình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2012 của Ủy ban tỉnh Vĩnh Long, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 15,13% so với năm 2011, các khu công nghiệp phần lớn đƣợc đƣa vào sử dụng nhƣ Khu công nghiệp hòa phú đƣợc lắp đầy 100% diện tích đất công nghiệp; khu công nghiệp Bình Minh; khu công nghiệp Cổ Chiên. Giá trị sản xuất trong khu và các tuyến công nghiệp ƣớc đạt 3.100 tỷ đồng tăng 30% so với năm trƣớc, một số doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, khả năng thanh toán nợ vay ngân hàng cao, dẫn đến doanh số thu nợ của ngân hàng tăng mạnh.

Năm 2013, Tỉnh chủ động tập trung triển khai tích cực các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trƣờng theo tinh thần Nghị quyết 02/NQ/CP của Chính phủ. Một số giải pháp mà Tỉnh hỗ trợ cho ngành nhƣ Tỉnh chỉ đạo giảm lãi suất cho vay đối với các khoản nợ cũ; giảm thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp;… Tuy nhiên do còn một số ngành khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm, mức sản xuất giảm nhƣ đóng tàu, gốm sứ, xi măng, phân bón... làm giảm khả năng trả nợ cho ngân hàng dẫn đến doanh số thu nợ ngành công nghiệp xây dựng của ngân hàng giảm 32,3% so với năm 2012.

Đến giai đoạn 6 tháng đầu năm 2014, theo Báo cáo tình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2014 kinh tế của tỉnh có xu hƣớng phục hồi và tăng trƣởng ổn định, sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng trƣởng, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 10,11% so với cùng kỳ năm 2013 điều đó cho thấy doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong ngành này đã dần phục hồi từ đó doanh nghiệp có khả năng trả nợ vay cho ngân hàng dẫn đến doanh số thu hồi nợ tăng lên.

c. Chất lƣợng tín dụng

Quy mô tín dụng đối với ngành công nghiệp có xu hƣớng giảm đồng thời chất lƣợng tín dụng có xu hƣớng giảm thể hiện qua nợ xấu của ngành này tăng qua các năm. Trong giai đoạn phân tích đây là khoảng thời gian thị trƣờng bất động sản đang đóng băng, đang bất ổn, đang gây rất nhiều khó khăn cho cả nhà đầu tƣ và ngân hàng, do vậy dẫn đến nợ xấu ngành công nghiệp xây dựng giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013 tăng cao. Nhƣng đến 6 tháng đầu năm 2014 nợ xấu đối với ngành này đã giảm (giảm 10,40%) so với cùng kỳ năm

2013. Điều đó cho thấy những biện chính sách tháo gỡ khó khăn cho những doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này đã phát huy đƣợc hiệu quả.

4.1.4.3 Thuỷ sản

a. Quy mô tín dụng

Nghề nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh trong giai đoạn 2011-2013 tiếp tục gặp nhiều khó khăn do giá cá tra nguyên liệu luôn ở mức thấp, thị trƣờng tiêu thụ không ổn định nên ngƣời nuôi chƣa mạnh dạn nuôi lại. Bên cạnh đó, ngƣời nuôi và doanh nghiệp chế biến cá tra vẫn khó tiếp cận nguồn vốn lãi suất thấp của ngân hàng do các khoản nợ cũ chƣa thanh toán và thời gian vừa qua cho thấy hoạt động kinh doanh trong ngành thuỷ sản thƣờng xuyên đối diện với nhiều rủi ro thị trƣờng nhƣ đƣợc mùa mất giá, các rủi ro từ giá thế giới, từ các luật thuế chống bán phá giá, thêm vào đó, chuyện cạnh tranh không lành mạnh, đầu tƣ tràn lan, kém hiệu quả ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng nên phía ngân hàng rất thận trọng trong việc xét duyệt cho vay từ đó dẫn đến doanh số cho vay đối với ngành thuỷ sản của ngân hàng giảm mạnh trong giai đoạn 2011-2013. Đến giai đoạn 6 tháng đầu năm 2014 hoạt động cho vay đối với ngành thuỷ sản có phần khởi sắc, doanh số cho vay tăng 1,7% so với cùng kỳ năm 2013. Qua đó ta thấy tình hình khó khăn của ngành thuỷ sản nên ảnh hƣởng đến hoạt động cấp tín dụng cho ngành nghề này, đồng thời công tác thu hồi nợ gặp khó khăn, điều đó dẫn đến quy mô cho vay ngành thuỷ sản bị kéo giảm thể hiện qua dƣ nợ ngành thuỷ sản giảm qua các năm phân tích.

b. Khả năng thu hồi nợ

Đối với ngành thuỷ sản doanh số thu nợ của ngân hàng cũng đã giảm

trong những năm vừa qua. Nguyên nhân là do giá thức ăn có nhiều biến động và kỹ thuật nuôi trồng thủy sản của ngƣời dân chƣa đƣợc cải tiến, thêm vào đó giá chi phí đầu vào tăng trong khi đầu ra lại bị hạn chế vì tình trạng dƣ thừa và giá giảm, có thời điểm giá bán dƣới giá thành nên ngƣời nuôi thua lỗ. Mặt khác, do các doanh nghiệp chế biến sử dụng nhiều chất độc hại nhằm làm tăng lợi nhuận nhƣng điều đó lại làm cho sản phẩm kém chất lƣợng nên nhu cầu nhập khẩu của các nƣớc bị giảm xuống, kéo theo đó làm cho ngƣời nuôi bị đình trệ trong việc tiêu thụ những sản phẩm trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản của mình. Chính vì vậy mà làm cho kết quả kinh doanh của ngƣời dân bị thua lỗ nặng, dẫn đến việc thu hồi nợ của ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn trong những năm qua.

45

c. Chất lƣợng tín dụng

Ngành thủy sản có giá trị nợ xấu giảm qua các năm do ngân hàng thực hiện cơ cấu nợ, giảm lãi suất đối với các khoản nợ cũ cho ngành thủy sản đồng thời ngân hàng đang có xu hƣớng thu hẹp quy mô cho vay đối với ngành thuỷ sản, tăng cƣờng công tác thẩm định khi xét duyệt cho vay đối với các khoản vay này.

4.1.4.4 Thương mại

a. Quy mô tín dụng

Doanh số cho vay, dƣ nợ cho vay thƣơng mại dịch vụ biến động qua các năm. Năm 2012 doanh số cho vay giảm 66,3% và dƣ nợ cho vay giảm 1,73% so với năm 2011. Năm 2013 và giai đoạn 6 tháng năm 2014 doanh số cho vay và dƣ nợ cho vay đã tăng trở lại. Nguyên nhân chủ yếu do Vĩnh Long có tiềm năng phát triển du lịch vì vậy việc gia tăng đầu tƣ vào lĩnh vực thƣơng mại dịch vụ góp phần phát triển kinh tế tỉnh nhà. Bên cạnh đó, trong năm 2013 kinh tế tỉnh Vĩnh Long định hƣớng phát triển gia tăng tỷ trọng lĩnh vực thƣơng mại dịch vụ nên ngân hàng ƣu tiên trong việc xem xét cho vay các lĩnh vực

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh vĩnh long (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)