Hoạt động tín dụng theo thành phần kinh tế tại ngân hàng bao gồm: công ty cổ phần nhà nƣớc, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tƣ nhân và thành phần cá thể. Cơ cấu tín dụng theo từng thành phần kinh tế nhƣ sau: Bảng 4.4: Cơ cấu tín dụng theo thành phần kinh tế tại BIDV chi nhánh Vĩnh Long giai đoạn 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014
ĐVT: % Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6T 2013 6T 2014
Doanh số cho vay 100 100 100 100 100
Công ty CPNN 23,00 28,34 22,71 22,71 19,26 Công ty TNHH 31,49 26,27 24,22 24,22 25,69 DNTN 17,10 16,80 16,95 16,95 19,76 Cá thể 28,42 28,59 36,12 36,11 35,30 Doanh số thu nợ 100 100 100 100 100 Công ty CPNN 12,42 25,12 23,38 27,10 20,91 Công ty TNHH 44,67 32,51 28,92 33,53 29,59 DNTN 25,93 15,16 3,65 4,18 4,64 Cá thể 16,97 27,21 44,05 51,02 44,86 Dƣ nợ 100 100 100 100 100 Công ty CPNN 23,23 25,13 24,46 24,81 23,70 Công ty TNHH 31,30 26,56 23,47 25,04 22,54 DNTN 17,25 18,88 26,62 22,72 30,33 Cá thể 28,23 29,43 25,45 27,43 23,43 Nợ xấu 100 100 100 100 100 Công ty CPNN 15,22 33,65 24,12 24,96 22,75 Công ty TNHH 19,43 29,13 23,43 24,31 25,86 DNTN 49,93 18,23 26,72 26,28 30,08 Cá thể 15,42 18,99 25,72 24,45 21,32 Nguồn: Phòng Quản trị tín dụng
Hoạt động tín dụng đối với thành phần kinh tế trong đó loại hình doanh nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao (chiếm 76,57%) do phần lớn khách hàng tại ngân hàng là thành phần kinh tế này. Bên cạnh đó, với bản chất hoạt động của mình, ngân hàng đã tập trung cho vay vào các dự án lớn, hỗ trợ vốn lƣu động để các doanh nghiệp phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh cũng nhƣ đa dạng hoá các sản phẩm bán lẻ phục vụ các nhu cầu tiêu dùng không chỉ cho cá nhân mà cả doanh nghiệp. Do chiếm tỷ trọng cao trong tổng dƣ nợ nên theo đó nợ xấu của loại hình doanh nghiệp trên tổng nợ xấu cũng chiếm tỷ trọng khá cao (78,68%). Điều này cho thấy cho vay đối với loại hình doanh nghiệp có ảnh hƣởng lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng và ngân hàng cần đẩy mạnh công tác quản lý chất lƣợng đối với loại hình cho vay này để tối đa hóa lợi nhuận.
4.1.3.1 Công ty cổ phần nhà nước
a. Quy mô tín dụng
Năm 2012, doanh số cho vay và dƣ nợ cho vay của công ty cổ phần nhà nƣớc đều giảm, tuy nhiên đến năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 doanh số cho vay có xu hƣớng giảm còn dƣ nợ cho vay lại tăng trở lại. Điều này cho thấy tình hình kinh tế cả nƣớc nói chung và địa bàn tỉnh Vĩnh Long nói riêng vẫn còn nhiều khó khăn, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp này chỉ mới trở mình nên tốc độ tăng dƣ nợ chƣa cao, hiệu quả kinh doanh còn thấp.
b. Khả năng thu hồi nợ
Doanh số thu nợ đối với thành phần kinh tế này có sự biến động, trong đó tăng mạnh nhất vào năm 2012 (tăng 177,29%) so với năm 2011. Đến năm 2013 và giai đoạn 6 tháng đầu năm 2014 doanh số thu nợ này có xu hƣớng giảm và giảm mạnh nhất và năm 2013 (giảm 32,53%) so với năm 2012. Nguyên nhân do trong giai đoạn này doanh số cho vay công ty cổ phần nhà nƣớc giảm mạnh nên doanh số thu nợ của thành phần kinh tế này theo đó cũng giảm theo.
c. Chất lƣợng tín dụng
Tình hình nợ xấu của công ty cổ phần nhà nƣớc biến động tăng mạnh năm 2012 so với năm 2011 (tăng 136,28%), tuy nhiên năm 2013 nợ xấu đã giảm so với năm 2012 (giảm 12,2%) và tiếp tục giảm 7,77% trong 6 tháng đầu năm 2014. Điều này cho thấy việc quản lý đôn đốc thu hồi nợ nhóm này đƣợc ngân hàng tăng cƣờng quản lý nên nợ xấu đƣợc kéo giảm qua các năm.
35
Bảng 4.5: Tình hình hoạt động tín dụng theo thành phần kinh tế tại BIDV chi nhánh Vĩnh Long giai đoạn 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Chênh lệch 6T 2014/6T 2013 Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%)
Công ty CPNN DSCV 571.967 456.926 411.727 185.247 171.512 -115.041 -20,11 -45.199 -9,89 -13.735 -7,41 DSTN 189.901 526.583 355.287 163.057 153.237 336.682 177,29 -171.296 -32,53 -9.820 -6,02 Dƣ nợ 633.718 564.061 620.501 586.251 638.776 -69.657 -10,99 56.440 10,01 52.525 8,96 Nợ xấu 7.883 18.626 16.353 16.792 15.488 10.743 136,28 -2.273 -12,20 -1.304 -7,77 Công ty TNHH DSCV 783.240 423.491 438.956 197.557 228.754 -359.749 -45,93 15.465 3,65 31.197 15,79 DSTN 682.933 681.285 439.570 201.798 216.851 -1.648 -0,24 -241.715 -35,48 15.053 7,46 Dƣ nợ 853.854 596.060 595.446 591.819 607.349 -257.794 -30,19 -614 -0,10 15.530 2,62 Nợ xấu 10.059 16.124 15.885 16.357 17.603 6.065 60,29 -239 -1,48 1.246 7,62 DNTN DSCV 425.236 270.796 307.280 138.290 175.950 -154.440 -36,32 36.484 13,47 37.660 27,23 DSTN 396.405 317.698 55.547 25.140 33.992 -78.707 -19,86 -262.151 -82,52 8.852 35,21 Dƣ nợ 470.586 423.684 675.417 536.834 817.375 -46.902 -9,97 251.733 59,42 280.541 52,26 Nợ xấu 25.853 10.094 18.111 17.683 20.476 -15.759 -60,96 8.017 79,42 2.793 15,79 Cá thể DSCV 706.780 460.898 654.628 294.572 314.337 -245.882 -34,79 193.730 42,03 19.765 6,71 DSTN 259.434 570.354 669.501 307.045 328.811 310.920 119,85 99.147 17,38 21.766 7,09 Dƣ nợ 770.099 660.643 645.770 648.170 631.296 -109.456 -14,21 -14.873 -2,25 -16.874 -2,60 Nợ xấu 7.985 10.514 17.438 16.449 14.511 2.529 31,67 6.924 65,86 -1.938 -11,78 Nguồn: Phòng Quản trị tín dụng
4.1.3.2 Công ty trách nhiệm hữu hạn
a. Quy mô tín dụng
Doanh số cho vay, dƣ nợ của công ty trách nhiệm hữu hạn năm 2012 giảm mạnh so với năm 2011 (doanh số cho vay giảm 45,93% và dƣ nợ giảm 30,19%). Sang năm 2013, doanh số cho vay đã tăng trở lại nhƣng dƣ nợ vẫn còn giảm so với năm 2012. Nguyên nhân do lãi suất vốn vay trong năm 2011, 2012 ở mức cao (có thời điểm trên 20%/năm), thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm bị thu hẹp, bấp bênh do khả năng cạnh tranh, khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng của ngân hàng điều đó làm ảnh hƣởng đến quy mô hoạt động và thu nhập của công ty.
Tuy nhiên, bƣớc sang giai đoạn 6 tháng đầu năm 2014 so với 6 tháng đầu năm 2013, doanh số cho vay và dƣ nợ đều tăng, điều này cho thấy các chính sách hỗ trợ từ Chính phủ đã phát huy tác dụng hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp khắc phục khó khăn, ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh.
b. Khả năng thu hồi nợ
Doanh số thu nợ năm 2012 và năm 2013 của công ty trách nhiệm hữu hạn có xu hƣớng giảm và giảm mạnh năm 2013 (giảm 35,48%), 6 tháng đầu năm 2014 doanh số thu nợ đã tăng nhẹ trở lại và mức tăng 7,46% so với 6 tháng đầu năm 2013. Nguyên nhân là do hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty trong năm 2013 đã có chuyển biến tích cực nhƣng vẫn còn nhiều khó khăn nên mặc dù doanh số cho vay tăng nhƣng doanh số thu nợ lại giảm, tình hình thu nợ dần đƣợc cải thiện nên doanh số thu nợ 6 tháng đầu năm 2014 tăng so với 6 tháng đầu năm 2013.
c. Chất lƣợng tín dụng
Nợ xấu công ty trách nhiệm hữu hạn năm 2012 tăng mạnh so với năm 2011 (tăng 60,29%), đây là khoản nợ xấu đƣợc tích luỹ từ trƣớc đây do môi trƣờng kinh doanh xấu đi kể từ năm 2008, khách hàng gặp khó khăn về tài chính và hoạt động nên nợ xấu tăng nhanh. Sang năm 2013 nợ xấu đã giảm nhẹ trở lại so với năm 2012 (giảm 1,48%) và 6 tháng đầu năm tăng 7,62% so với cùng kỳ năm 2013, điều này phản ánh khả năng phục hồi của nền kinh tế chƣa thật ổn định, sự thua lỗ, hoạt động cầm chừng trong thời gian dài đã khiến nhiều doanh nghiệp giảm vốn tự có, thu hẹp quy mô kinh doanh làm ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp.
37
4.1.3.3 Doanh nghiệp tư nhân
a. Quy mô tín dụng
Doanh số cho vay, dƣ nợ cho vay của doanh nghiệp tƣ nhân năm 2012 đều giảm so với năm 2011; năm 2013 doanh số cho vay và dƣ nợ này tăng trở lại so với năm 2012 và tiếp tục tăng trong 6 tháng đầu năm 2014 so với 6 tháng đầu năm 2013. Do các doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực nhƣ xây lắp; sản xuất gốm, gạch; thƣơng mại… là những ngành kinh tế phát triển trọng điểm của tỉnh nên ngân hàng rất chú trọng phát triển quy mô tín dụng đối với loại hình này và loại hình này đã từng bƣớc đƣợc chuyển đổi phù hợp hơn với điều kiện mới của thị trƣờng.
b. Khả năng thu hồi nợ
Doanh số thu nợ của doanh nghiệp tƣ nhân năm 2012 giảm so với năm 2011 (giảm 19,86%) và giảm mạnh trong năm 2013 (giảm 82,52%) so với năm 2012. Nguyên nhân là do ngân hàng đã chủ động phối hợp với khách hàng vay để cơ cấu lại nợ, giãn thời gian trả nợ một cách hợp lý cho khách hàng có khó khăn tạm thời, có chiều hƣớng cải thiện sản xuất kinh doanh tích cực, đƣợc đánh giá có khả năng trả nợ theo thời gian cơ cấu lại nợ. Điều này đã phát huy tác dụng, doanh số thu nợ 6 tháng đầu năm 2014 đã tăng 35,21% so với cùng kỳ năm 2013.
c. Chất lƣợng tín dụng
Nợ xấu đối với doanh nghiệp tƣ nhân có sự biến động mạnh. Năm 2012 nợ xấu giảm 60,96% so với năm 2011, đến năm 2013 nợ xấu tăng đến 79,42%, và giai đoạn 6 tháng đầu năm 2014 nợ xấu tăng 15,79% so với năm 6 tháng đầu năm 2013. Do trong giai đoạn này mặc dù ngân hàng đã thay đổi nhận thức và đang mở rộng cho vay đối với loại hình này nhƣng trong thời gian qua hoạt động cho vay này vẫn gặp không ít khó khăn do đầu ra của sản phẩm hạn chế, sức tiêu thụ trong nền kinh tế còn yếu, giá cả hàng hóa giảm… dẫn đến rủi ro doanh nghiệp không thanh toán đƣợc nợ khi đến hạn làm phát sinh nợ xấu.
4.1.3.4 Cá thể
a. Quy mô tín dụng
Doanh số cho vay cá thể có xu biến động mạnh trong kỳ phân tích. Trong đó năm 2012 giảm 34,79% so với năm 2011 nhƣng đến năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 doanh số cho vay cá thể đã tăng trở lại, tuy nhiên dƣ nợ cho vay tại các thời điểm phân tích lại giảm dần. Nguyên nhân do mục đích vay vốn của thành phần này chủ yếu vay để tiêu dùng và mua sắm trang thiết bị phục
vụ nhu cầu cá nhân nên mặc dù tốc độ tăng giá đã giảm dần; các chính sách an sinh xã hội đƣợc quan tâm; đời sống của ngƣời dân từng bƣớc đƣợc cải thiện tuy nhiên khách hàng còn khó tiếp cận vốn, lãi suất tín dụng tuy có giảm nhƣng vẫn còn cao.
b. Khả năng thu hồi nợ
Doanh số thu nợ qua các thời điểm phân tích luôn tăng, cụ thể năm 2012 tăng 119,85% so với năm 2011, năm 2013 tăng 17,38% so với năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2014 tăng 7,09% so với 6 tháng đầu năm 2013. Điều này cho thấy ngân hàng đã quản lý khá tốt công tác thu hồi nợ cho vay đối với thành phần kinh tế này.
c. Chất lƣợng tín dụng
Nợ xấu năm 2012 tăng 31,67% so với năm 2011 và năm 2013 tăng 65,86% so với năm 2012, nguyên nhân nợ xấu gia tăng tại thời điểm này chủ yếu do tình hình tài chính của khách hàng cá thể chƣa thực sự đƣợc cải thiện, đời sống còn nhiều khó khăn, thu nhập chƣa cao nên đã ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ vay ngân hàng, làm nợ xấu gia tăng. Tuy nhiên, 6 tháng đầu năm 2014 đã có nhiều chuyển biến tích cực, nợ xấu giảm 11,78% so với 6 tháng đầu năm 2013, đây đƣợc xem là nỗ lực chung thể hiện thiện chí trả nợ của khách hàng vay vốn và nỗ lực thu hồi nợ của ngân hàng.
Nhƣ vậy, nếu phân tích tín dụng theo thành phần kinh tế cho thấy phần lớn vốn vay ngân hàng tập trung cho vay vào loại hình doanh nghiệp, chiếm khoảng 78% dƣ nợ cho vay toàn ngân hàng, cơ cấu dƣ nợ cho vay của ngân hàng đang chuyển dịch theo hƣớng mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Việc chuyển dịch cơ cấu dƣ nợ cho vay này tùy thuộc vào từng giai đoạn khác nhau, ngân hàng sẽ có sự chuyển dịch vốn đầu tƣ phù hợp, vừa đảm bảo tăng trƣởng dƣ nợ vừa quản lý đƣợc rủi ro phát sinh đảm bảo an toàn về vốn.