Đánh giá hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh vĩnh long (Trang 63)

phần kinh tế

4.2.4.1 Đánh giá hoạt động tín dụng theo thành phần kinh tế

Bảng 4.12: Tỷ số đánh giá hoạt động tín dụng theo thành phần kinh tế

tại BIDV chi nhánh Vĩnh Long giai đoạn 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6T 2013 6T 2014 Công ty CPNN Hệ số thu nợ % 33,20 115,24 86,29 88,02 89,34 Vòng quay vốn tín dụng Vòng 0,43 0,88 0,60 0,28 0,24 Công ty TNHH Hệ số thu nợ % 87,19 160,87 100,14 102,15 94,80 Vòng quay vốn tín dụng Vòng 0,85 0,94 0,74 0,34 0,36 DNTN Hệ số thu nợ % 93,22 117,32 18,08 18,18 19,32 Vòng quay vốn tín dụng Vòng 0,87 0,71 0,10 0,05 0,05 Cá thể Hệ số thu nợ % 36,71 123,75 102,27 104,23 104,60 Vòng quay vốn tín dụng Vòng 0,47 0,80 1,02 0,47 0,51 Nguồn: Phòng Quản trị tín dụng a. Hệ số thu nợ

Qua bảng số liệu 4.12 ta thấy trong các thành phần kinh tế thì hệ số thu nợ đối với thành phần kinh tế cá thể là cao nhất và đạt ở mức cao trên 100% từ năm 2012 đến 6 tháng đầu năm 2014. Điều này cho thấy ngân hàng đã quản lý khá tốt công tác thu hồi nợ cho vay đối với thành phần này. Kế đến là công ty trách nhiệm hữu hạn có hệ số thu nợ khá cao nhƣng có xu hƣớng giảm dần. Hệ số thu nợ đối với công ty cổ phần nhà nƣớc có xu hƣớng tăng giảm không đều. Riêng hệ số thu nợ đối với công ty trách nhiệm hữu hạn biến động rất nhiều và giảm mạnh từ năm 2013 chỉ đạt 18,08%, điều này cho thấy ngân hàng đã chủ động phối hợp với khách hàng để cơ cấu lại nợ, giãn thời gian trả nợ một cách hợp lý cho khách hàng có khó khăn tạm thời đƣợc đánh giá là có khả năng trả nợ theo thời gian cơ cấu nợ kéo theo doanh số thu nợ giảm từ đó hệ số thu nợ cũng giảm theo. Vì vậy, ngân hàng cần tích cực hơn nữa trong công tác thu hồi nợ đối với các thành phần kinh tế đặc biệt là công ty cổ phần vì hệ số thu nợ của thành phần này đạt rất thấp.

b. Vòng quay vốn tín dụng

Nhìn chung, vòng quay vốn tín dụng đối với các thành phần doanh nghiệp nhƣ công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn và doanh nghiệp tƣ nhân qua các năm đều nhỏ hơn 1 vòng. Trong đó vòng quay vốn tín dụng đối với thành phần công ty cổ phần nhà nƣớc và công ty trách nhiệm hữu hạn có xu hƣớng tăng trong năm 2012 và giảm từ giai đoạn 6 tháng đầu năm 2014. Do vậy, ngân hàng cần tăng cƣờng hơn nữa công tác thu hồi nợ của mình để cho vốn thu hồi có thể đƣợc sử dụng liên tục, tránh tình trạng ứ đọng vốn.

Đối với thành phần doanh nghiệp tƣ nhân thì vòng quay vốn tín dụng của thành phần này cũng giảm trong giai đoạn phân tích từ mức 0,87 vòng trong năm 2011 giảm xuống còn 0,05 vòng ở giai đoạn 6 tháng đầu năm 2014 đồng nghĩa với tốc độ luân chuyển vốn khi cho vay thành phần kinh tế này ngày càng chậm. Vòng quay vốn tín dụng đối với thành phần kinh tế cá thể tăng qua các năm và đạt cao nhất vào năm 2013 là 1,02 vòng. Nguyên nhân do doanh số thu nợ đối với thành phần kinh tế cá thể luôn tăng qua các năm, trong khi đó quy mô thành phần kinh tế này lại có xu hƣớng giảm do vậy vòng quay vốn tín dụng có xu hƣớng tăng dần.

4.2.4.2 Đánh giá rủi ro tín dụng theo thành phần kinh tế

Bảng 4.13: Tỷ số đánh giá rủi ro tín dụng (Nợ xấu/dƣ nợ) theo thành phần kinh tế tại BIDV chi nhánh Vĩnh Long giai đoạn 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014

ĐVT: % Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6T 2013 6T 2014

Công ty CPNN 1,24 3,30 2,64 2,86 2,42

Công ty TNHH 1,18 2,71 2,67 2,76 2,90

DNTN 5,49 2,38 2,68 3,29 2,51

Cá thể 1,04 1,59 2,70 2,54 2,30

Nguồn: Phòng Quản trị tín dụng

Tỷ lệ nợ xấu đối với công ty cổ phần nhà nƣớc có sự biến động mạnh, trong đó tăng cao nhất trong năm 2012 (3,3%). Trong năm 2012 nợ xấu thành phần này tăng cao nhất, khi đó dƣ nợ lại có xu hƣớng giảm nên kéo theo tỷ lệ nợ xấu cũng tăng cao. Điều đó cho thấy chất lƣợng tín dụng đối với thành phần này đang xấu đi. Đến năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 tỷ lệ này đã đƣợc kéo giảm đáng kể. Chất lƣợng các khoản vay đối công ty cổ phần nhà nƣớc dần đƣợc cải thiện.

Đối với thành phần công ty trách nhiệm hữu hạn tỷ lệ nợ xấu có xu hƣớng tăng qua các năm và đạt mức cao nhất là 2,9% trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2014. Xem xét ta thấy do là khoản nợ xấu đƣợc tích luỹ từ trƣớc đây

55

do môi trƣờng kinh doanh khó khăn, khách hàng gặp khó khăn về tài chính và hoạt động nên nợ xấu tăng nhanh. Điều này phản ánh khả năng phục hồi của nền kinh tế chƣa thật ổn định nên doanh nghiệp dễ gặp khó khăn về khả năng trả nợ. Nhƣng nhìn chung tỷ lệ này vẫn nằm dƣới mức cho phép, ngân hàng vẫn kiểm soát đƣợc rủi ro phát sinh từ các khoản vay đối với thành phần này.

Tỷ lệ nợ xấu của doanh nghiệp tƣ nhân giảm dần trong giai đoạn phân tích từ mức 5,49% trong năm 2011 và đƣợc kiểm soát ở mức 2,51% trong 6 tháng đầu năm 2014. Trong giai đoạn này ngân hàng đang mở rộng quy mô đối với cho vay loại hình doanh nghiệp tƣ nhân nhƣng hoạt động cho vay đối với thành phần kinh tế này vẫn gặp không ít khó khăn nên công tác kiểm soát rủi ro của ngân hàng còn nhiều hạn chế dẫn đến nợ xấu tăng. Mặc dù ngân hàng đang mở rộng quy mô đối với doanh nghiệp tƣ nhân nhƣng chất lƣợng tín dụng vẫn đƣợc thực hiện khá tốt, kéo giảm tỷ lệ nợ xấu dƣới mức cho phép.

Tỷ lệ nợ xấu đối với thành phần kinh tế cá thể có xu hƣớng tăng dần qua các năm 2011-2013 nhƣng vẫn thấp hơn so với các thành phần kinh tế khác. Nhƣ vậy, chất lƣợng của các khoản vay này đang giảm dần và phát sinh nhiều rủi ro do trong giai đoạn này tình hình tài chính của khách hàng cá thể chƣa thực sự đƣợc cải thiện, đời sống còn nhiều khó khăn, thu nhập chƣa cao nên đã ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ vay ngân hàng, làm nợ xấu gia tăng. Nhƣng đến 6 tháng đầu năm 2014 tỷ lệ nợ xấu đối với cá thể đã đƣợc kéo giảm, có thể nói ngân hàng đã kiểm soát đƣợc phần nào rủi ro từ các khoản vay thành phần này.

Qua đánh giá rủi ro tín dụng thông qua tỷ lệ nợ xấu trên dƣ nợ của từng thành phần kinh tế ta thấy ngân hàng đang kiểm soát khá tốt tình hình rủi ro tín dụng phát sinh của các thành phần kinh tế, tỷ lệ nợ xấu vẫn nằm dƣới mức cho phép là 3% tính đến 6 tháng đầu năm 2014. Trong đó, chất lƣợng của các khoản vay đối với công ty trách nhiệm hữu hạn là thấp nhất. Ngân hàng đang có xu hƣớng mở rộng quy mô cho vay đối với thành phần kinh tế doanh nghiệp tƣ nhân mà chất lƣợng tín dụng vẫn đƣợc đảm bảo, tỷ lệ nợ xấu luôn dƣới mức quy định và giảm dần. Quy mô cho vay đối với thành phần công ty trách nhiệm hữu hạn và cá thể giảm dần do nhìn chung chất lƣợng tín dụng đối với hai thành phần này có xu hƣớng giảm. Tất cả điều đó cho thấy, việc chuyển dịch cơ cấu tín dụng đối với các thành phần kinh tế của ngân hàng là phù hợp, vừa đảm bảo tăng trƣởng dƣ nợ vừa quản lý đƣợc rủi ro phát sinh đảm bảo an toàn về vốn, vừa thể hiện ngân hàng luôn thực hiện đúng hƣớng theo chỉ đạo của Chính Phủ và Ngân hàng Nhà nƣớc tập trung tháo gỡ khó

khăn cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ, góp phần phát triển nền kinh tế để vƣợt qua giai đoạn khó khăn này.

4.2.5 Đánh giá hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng theo ngành kinh tế

4.2.5.1 Đánh giá hoạt động tín dụng theo ngành kinh tế

Bảng 4.14: Tỷ số đánh giá hoạt động tín dụng theo ngành kinh tế

tại BIDV chi nhánh Vĩnh Long giai đoạn 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6T 2013 6T 2014 Nông nghiệp Hệ số thu nợ % 49,72 97,12 75,05 76,75 72,02 Vòng quay vốn tín dụng Vòng 0,72 0,71 0,68 0,33 0,25 CN-XD Hệ số thu nợ % 61,45 163,45 99,28 101,06 106,52 Vòng quay vốn tín dụng Vòng 0,38 0,97 0,81 0,37 0,44 Thuỷ sản Hệ số thu nợ % 88,35 121,01 102,64 104,91 99,03 Vòng quay vốn tín dụng Vòng 3,43 3,60 3,23 1,48 1,48 Thƣơng mại Hệ số thu nợ % 31,33 108,15 53,64 54,39 47,48 Vòng quay vốn tín dụng Vòng 0,25 0,23 0,22 0,11 0,09 Nguồn: Phòng Quản trị tín dụng a. Hệ số thu nợ

Trong các ngành kinh tế thì ngành công nghiệp xây dựng và thuỷ sản là ngành có hệ số thu nợ cao trong các ngành. Cụ thể, đối với ngành công nghiệp xây dựng hệ số thu nợ có xu hƣớng tăng dần. Nguyên nhân do một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này kinh doanh có hiệu quả, khả năng thanh toán nợ vay ngân hàng cao, dẫn đến doanh số thu nợ của ngân hàng tăng mạnh trong giai đoạn này. Đối với ngành thuỷ sản hệ số thu nợ biến động qua các năm, trong đó tăng mạnh nhất trong năm 2012. Trong những năm qua nghề nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh tiếp tục gặp nhiều khó khăn do giá cá tra nguyên liệu luôn ở mức thấp, thị trƣờng tiêu thụ không ổn định nên nhu cầu vay vốn ngành thuỷ sản thấp dẫn đến doanh số cho vay giảm mạnh, trong khi đó công tác thu nợ cũng gặp nhiều khó khăn nhƣng tốc độ giảm chậm hơn doanh số cho vay nên dẫn đến hệ số thu nợ ngành thuỷ sản luôn ở mức cao so với các thành phần kinh tế khác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hệ số thu nợ đối với ngành nông nghiệp tƣơng đối ổn định và nhìn chung công tác thu nợ đƣợc thực hiện khá tốt. Đối với ngành thƣơng mại hệ số này có sự biến động qua các năm và đạt mức thấp nhất trong các ngành kinh tế khác. Vì thế, ngân hàng cần chú trọng hơn trong công tác thu hồi nợ, giám sát chặt chẽ các khoản vay nhất là các khoản vay của ngành thƣơng mại.

57

b. Vòng quay vốn tín dụng

Nhìn chung, vòng quay vốn tín dụng đối với ngành thuỷ sản đạt cao nhất, kế đến là ngành công nghiệp xây dựng. Đối với ngành thuỷ sản vòng quay vốn tín dụng luôn lớn hơn 1 vòng. Tuy nhiên, chỉ tiêu này giảm qua các năm từ năm 2011 đến năm 2013. Điều đó cho thấy tốc độ luân chuyển vốn tín dụng đang giảm đồng thời công tác thu hồi nợ đối với ngành thuỷ sản đang gặp nhiều khó khăn. Do vậy, ngân hàng cần đẩy mạnh công tác thu hồi nợ hơn nữa để đảm bảo các khoản nợ đƣợc trả đủ và đúng hạn. Đối với ngành công nghiệp xây dựng vòng quay vốn tín dụng biến động trong kỳ phân tích nhƣng nhìn chung vẫn chƣa cao. Vòng quay vốn tín dụng của nông nghiệp còn thấp và giảm dần trong giai đoạn phân tích. Qua đó ngân hàng cần đẩy mạnh việc thu hồi nợ, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn để nâng cao vòng quay vốn tín dụng, để vốn của ngân hàng đƣợc sử dụng hiệu quả hơn.

Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng đối với ngành thƣơng mại có xu hƣớng giảm dần từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 và thấp nhất trong các ngành kinh tế. Tuy nhiên doanh số thu nợ ngành thƣơng mại tuy có chiều hƣớng tăng nhƣng mức tăng thấp hơn so với dƣ nợ bình quân ngành thƣơng mại do đó dẫn đến vòng quay vốn tín dụng giảm và tƣơng đối thấp. Vì vậy, đòi hỏi ngân hàng cần quan tâm hơn nữa công tác thu hồi nợ để đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, việc thu hồi nợ đảm bảo cho việc tái đầu tƣ, sinh lời của ngân hàng.

4.2.5.2 Đánh giá rủi ro tín dụng theo ngành kinh tế

Bảng 4.15: Tỷ số đánh giá rủi ro tín dụng (Nợ xấu/dƣ nợ) theo ngành kinh tế tại BIDV chi nhánh Vĩnh Long giai đoạn 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014

ĐVT: % Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6T 2013 6T 2014

Nông nghiệp 3,05 2,37 2,64 2,82 2,34

CN - XD 1,23 2,25 2,69 2,85 2,60

Thuỷ sản 4,04 2,42 2,64 3,08 2,94

Thƣơng mại 1,71 2,63 2,67 2,83 2,50

Nguồn: Phòng Quản trị tín dụng

Tỷ lệ nợ xấu đối với ngành nông nghiệp trong giai đoạn này có xu hƣớng giảm. Trong đó, tỷ lệ nợ xấu ngành nông nghiệp cao nhất vào năm 2011 (đạt 3,05%) điều đó đã vƣợt mức quy định nhƣng sau đó từ năm 2012 đến giai đoạn 6 tháng đầu năm 2014 tỷ lệ này đã đƣợc kéo giảm và luôn dƣới mức cho phép. Qua đó ta thấy những chính sách hỗ trợ khách hàng để vƣợt qua giai đoạn khó khăn đã phát huy tác dụng, tạo điều kiện giảm bớt khó khăn cho

ngƣời vay vốn. Từ đó giúp kéo giảm tỷ lệ nợ xấu ngành nông nghiệp, chất lƣợng tín dụng đƣợc cải thiện và hạn chế rủi ro từ các khoản vay đối với ngành kinh tế này.

Tỷ lệ nợ xấu ngành công nghiệp xây dựng nhìn chung có xu hƣớng tăng trong giai đoạn từ năm 2011-2013, đến 6 tháng đầu năm 2014 tỷ lệ này giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2013. Nguyên nhân do đây là khoảng thời gian thị trƣờng bất động sản đang đóng băng, đang bất ổn, đang gây rất nhiều khó khăn cho cả nhà đầu tƣ và ngân hàng, do vậy dẫn đến nợ xấu ngành công nghiệp xây dựng. Đến 6 tháng đầu năm 2014 những chính sách tháo gỡ khó khăn cho những doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này đã phát huy đƣợc hiệu quả nên kéo theo tỷ lệ nợ xấu ngành công nghiệp, xây dựng giảm.

Đối với ngành thuỷ sản tỷ lệ nợ xấu có sự biến động tăng giảm qua các năm nhƣng vẫn ở mức cao, cao nhất trong năm 2011 (đạt 4,04%) vƣợt mức quy định. Xem xét ta thấy trong khi quy mô tín dụng ngày càng giảm nhƣng tình hình nợ xấu lại có chiều hƣớng tăng. Chất lƣợng tín dụng đối với thủy sản ngày càng thấp. Do vậy, để kéo giảm tỷ lệ nợ xấu đòi hỏi ngân hàng cần đẩy mạnh công tác thực hiện cơ cấu nợ, giảm lãi suất đối với các khoản nợ cũ cho ngành thủy sản, tăng cƣờng công tác thẩm định khi xét duyệt cho vay đối với các khoản vay này để góp phần hỗ trợ cho ngƣời vay vốn.

Tỷ lệ nợ xấu đối với ngành thƣơng mại có xu hƣớng tăng trong giai đoạn 2011-2013, và giảm trở lại trong 6 tháng đầu năm 2014. Nguyên nhân do tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thƣơng mại tuy có khởi sắc nhƣng do ảnh hƣởng của nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, tăng trƣởng thấp; sức mua giảm mạnh nên ảnh hƣởng đến việc trả nợ vay cho ngân hàng. Điều đó dẫn đến tỷ lệ nợ xấu đối với ngành thƣơng mại tăng lên.

Tóm lại, qua đánh giá rủi ro tín dụng thông qua tỷ lệ nợ xấu trên dƣ nợ của từng ngành kinh tế ta thấy tỷ lệ nợ xấu đối với từng ngành kinh tế vẫn giữ ở mức cho phép là dƣới 3% theo quy định. Trong đó, ngành nông nghiệp có quy mô tín dụng ngày càng tăng, chất lƣợng tín dụng ngành nông nghiệp ngày càng tốt do tỷ lệ nợ xấu ngành nông nghiệp tuy biến động nhƣng có xu hƣớng giảm dần, đối với ngành thƣơng mại dịch vụ quy mô tín dụng tăng nhƣng nhìn chung chất lƣợng tín dụng đối với ngành này đang có xu hƣớng giảm dần. Bên cạnh đó, ngành thuỷ sản quy mô tín dụng giảm và chất lƣợng tín dụng đƣợc nâng cao nhƣng nhìn chung vẫn còn thấp hơn so với những ngành khác do tỷ

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh vĩnh long (Trang 63)