Nguyên nhân từ phía ngân hàng

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh vĩnh long (Trang 69)

- Do áp lực chỉ tiêu kế hoạch mà việc tăng trƣởng tín dụng không đi đôi

với chất lƣợng tín dụng trong đó cán bộ tín dụng chƣa thực hiện nghiêm ngặt quy trình tín dụng vì thế dẫn đến rủi ro tín dụng phát sinh là rất cao.

- Một bộ phận không nhỏ vốn tín dụng của ngân hàng tập trung đầu tƣ vào các lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro nhƣ lĩnh vực bất động sản. Khi các lĩnh vực này, đặc biệt là thị trƣờng bất động sản đóng băng và giá bất động sản giảm sâu kéo theo nợ xấu cho vay lĩnh vực này tăng nhanh. Những kỳ vọng về lợi nhuận từ mua, bán bất động sản để dành trả vốn, lãi vay ngân hàng không thực hiện đƣợc và tình trạng nợ vay đến hạn gần nhƣ không có nguồn trả nợ do không bán đƣợc đất đai, nhà cửa.

- Hạn chế trong việc nắm bắt thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm của phƣơng án sản xuất kinh doanh. Một doanh nghiệp hay một cơ sở có thể làm ăn có hiệu quả, sản phẩm tiêu thụ nhanh tại một thời điểm này nhƣng ở một thời điểm nào đó có thể gặp rủi ro về mặt thị trƣờng tiêu thụ dẫn đến tồn kho, vốn hoàn trả lâu sẽ phát sinh rủi ro cho phƣơng án vay.

- Ngân hàng thƣờng chú trọng quá mức đến vấn đề tài sản đảm bảo mà bỏ qua các yếu tố cần thiết nhƣ: tình hình hoạt động kinh doanh, khả năng tài chính, uy tín của khách hàng. Hiện nay trong quá trình xét duyệt cho vay, bên cạnh việc xác định phƣơng án khả thi thì tài sản đảm bảo cũng là một yếu tố giúp cho việc giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, không phải cứ có tài sản đảm bảo là cho vay vì mục đích cho vay của ngân hàng không phải xử lý tài sản để thu hồi nợ. Bên cạnh đó, đôi khi cán bộ tín dụng không đánh giá đúng giá trị thực của tài sản đẩy giá trị của tài sản lên cao nhƣng khi phát mãi thì thu hồi không đủ thu nợ.

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh vĩnh long (Trang 69)