Những mặt hạn chế

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh cần thơ (Trang 105)

Trong năm 2012 do tình hình kinh tế có sự thay đổi đã làm cho Ngân hàng bị hạn chế trong việc huy động vốn từ dân cư nên làm cho vốn huy động của Ngân hàng giảm xuống nên Ngân hàng muốn tăng doanh số cho vay thì phải cần vốn điều chuyển từ hội sở nên làm cho Ngân hàng phải tốn chi phí vì lãi suất từ vốn điều chuyển cao nên ảnh hưởng đến lợi nhuận của ACB – Cần Thơ.

Tuy Ngân hàng tập trung cho vay vào những thế mạnh của mình sẽ làm tăng doanh thu nhưng bên cạnh đó nếu chỉ tập trung vào một nhóm đối tượng này hay tập trung vào nhóm kỳ hạn sẽ làm cho dư nợ của nhóm này cao khiến rủi ro có xu hướng tăng cao như đối với cho vay theo thời hạn thì Ngân hàng chỉ tập trung vào cho vay ngắn hạn nên làm cho nợ xấu của nhóm khách hàng này cũng chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng nợ xấu của Ngân hàng. Do đó, sự tập trung này của Ngân hàng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro có thể sẽ vượt qua sự kiểm soát của Ngân hàng và đi ngược lại mong muốn giảm áp lực rủi ro ban đầu.

Sự tăng lên đồng loạt nợ xấu của Ngân hàng từ năm 2012 trở về sau là do ảnh hưởng từ nền kinh tế nhưng mặt khác là do trong giai đoạn trước quá trình cho vay và công tác thu hồi nợ không được Ngân hàng quan tâm các cán bộ tín dụng không kiểm định khách hàng chặt chẽ, lơ là trong việc xem xét hồ sơ nên khi tình hình khó khăn thì những doanh nghiệp đó lại là tác động lớn đến Ngân hàng do không có khả năng trả nợ, những tài sản thế chấp không đúng với giá trị thẩm định nên làm cho những khoản vốn không có khả năng thu hồi nên làm ảnh hưởng đến những năm về sau và làm cho nợ xấu của Ngân hàng tăng lên rất cao mặc dù Ngân hàng đã giảm cho vay và nâng cao thu nợ.

Ngoài ra, hầu hết các khoản vay đều được Ngân hàng yêu cầu có tài sản đảm bảo. Đây là bước đi nhằm tránh rủi ro gia tăng sự an toàn cho những khoản vay, là tuyến phòng thủ giúp Ngân hàng có thể thu hồi được nợ. Tuy nhiên, các khoản vay quá phụ thuộc vào tài sản đảm bảo sẽ dẫn đến việc Ngân hàng bỏ qua nhiều khách hàng có tiềm năng chỉ vì họ không đủ tài sản để thế chấp dù khả năng trả nợ trong tương lai của họ rất cao.

Trong toàn hệ thống, ACB đã xây dựng một hệ thống xếp hạng khách hàng và chấm điểm tín dụng nhằm đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng. Tuy nhiên, thước đo này đôi khi không sát với thực tế tại địa bàn nên một vài

92

khách hàng có khả năng trả được nợ nhưng lại không được vay. Mặt khác, thời gian phê duyệt hồ sơ vay khá lâu trong khi nhiều khách hàng có nhu cầu vốn gấp. Điều này dẫn đến nhiều khách hàng chuyển sang giao dịch với Ngân hàng khác có điều kiện vay dễ hơn và thời gian duyệt hồ sơ nhanh hơn.

Địa bàn thành phố Cần Thơ có rất nhiều chi nhánh Ngân hàng đặt tại đây do đó sự cạnh tranh trở nên gay gắt hơn. Các sản phẩm trong Ngân hàng có sự tương tự nhau nên gần như không có Ngân hàng nào tạo được sự khác biệt rõ nét. Đặc biệt là sự cạnh tranh về lãi suất Ngân hàng vẫn phải chịu sự chi phối của NHNN nên lãi suất của Ngân hàng tại địa bàn gần như không khác nhau trừ những đơn vị cố tình vượt qui định. Chất lượng dịch vụ, thái độ của nhân viên, khả năng giải quyết khó khăn của nhân viên…là các nhân tố quyết định khách hàng có tiếp tục giao dịch với Ngân hàng hay không.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh cần thơ (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)