TMCP Á CHÂU CHI NHÁNH CẦN THƠ
Để có thể đánh giá hoạt động cho vay một cách tổng quát, chúng ta có thể phân tích các chỉ tiêu doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ và nợ xấu qua bảng 3.1, cụ thể như sau:
- Doanh số cho vay:
Trong giai đoạn từ 2011-2013 thì doanh số cho vay của ACB – Cần Thơ đều giảm, điểm cần lưu ý trong giai đoạn này là sự sụt giảm mạnh vào năm 2012, giảm hơn 46% so với năm 2011. Nguyên nhân là do trong năm 2012 hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như thu nhập của cá nhân không tốt như giai đoạn trước vì thế nhu cầu vay vốn không cao, nắm được tình hình đó nên Ngân hàng đã quyết định thu hẹp qui mô cho vay để kiểm soát chất lượng tín dụng nên công tác thẩm định hồ sơ được chú trọng hơn, chặt chẽ hơn và đối tượng cho vay cũng hạn chế lại nhằm tạo tính an toàn.
Sang năm 2013, tình hình doanh số cho vay vẫn tiếp tục giảm (gần 17% tương đương 826.474 triệu đồng) nhưng không giảm mạnh như năm 2012 nguyên nhân là do Ngân hàng có điều chỉnh mức lãi suất cho vay, mặt khác dù Ngân hàng thu hẹp qui mô nhưng bên cạnh đó vẫn tiếp tục duy trì với những khách hàng lớn và khách hàng tiềm năng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và cá nhân vay vốn để sử dụng vào mục đích của mình và cũng giúp cho Ngân hàng vẫn đảm bảo chất lượng cho vay.
28
Bảng 3.1: Hoạt động tín dụng chung của ACB – Cần Thơ giai đoạn 2011-6T2014
Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6T2013 6T2014 Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 6T2014/6T2013 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Doanh số cho vay 9.251.469 4.993.688 4.167.214 2.627.255 3.224.794 (4.257.781) (46,02) (826.474) (16,55) 597.539 22,74
Doanh số thu nợ 9.404.183 5.106.408 3.943.349 2.486.863 3.107.865 (4.297.775) (45,70) (1.163.059) (22,78) 621.002 24,97
Dƣ nợ 1.122.075 1.009.355 1.233.220 1.149.747 1.350.149 (112.720) (10,05) 223.865 22,18 200.402 17,43
Nợ xấu 12.791 38.737 60.880 66.665 65.939 25.946 202,85 22.143 57,16 (726) (1,09)
Nguồn: Phòng Hành chính – Kế toán, ACB – Cần Thơ
6T2013: 6 tháng đầu năm 2013 6T2014: 6 tháng đầu năm 2014
29
Đến năm 2014 tình hình doanh số cho vay có những thay đổi, mặc dù chỉ mới 6 tháng đầu năm 2014 nhưng doanh số cho vay đã đạt 3.224.794 triệu đồng, tăng 597.539 triệu đồng (tương đương 22,74%) so với cùng kỳ năm trước chỉ đạt 2.627.255 triệu đồng, dấu hiệu 6 tháng đầu năm 2014 cho thấy ACB – Cần Thơ đã đi đúng theo những kế hoạch đã đề ra, khi đã kiểm soát, hạn chế được những rủi ro trong cho vay thì Ngân hàng sẽ có những chiến lược cho việc khôi phục lại hoạt động kinh doanh chính của Ngân hàng mình. Đây là điểm đáng khen của ACB – Cần Thơ khi phải đối mặt với những khó khăn cùng với sự cạnh tranh của những Ngân hàng khác trong khu vực nhưng ACB – Cần Thơ vẫn sáng suốt đề ra những chiến lược đem lại hiệu quả kinh doanh cho Ngân hàng.
- Doanh số thu nợ:
Giống như doanh số cho vay, doanh số thu nợ của ACB – Cần Thơ cũng giảm đều từ năm 2011-2013 và điểm đặc biệt là cả doanh số cho vay và doanh số thu nợ đều giảm mạnh ở năm 2012, cụ thể là doanh số thu nợ của năm 2012 giảm hơn 45% so với năm 2011, tương đương giảm 4.297.775 triệu đồng. Nguyên nhân doanh số thu nợ sụt giảm là do khách hàng không có khả năng trả nợ vì hoạt động kinh doanh không tạo ra được lợi nhuận hoặc khách hàng cố tình không trả nợ để dùng khoản tiền này cho việc tái đầu tư vào hoạt động kinh doanh mà không cần vay thêm vì giai đoạn này lãi suất cho vay vẫn còn cao hoặc do Ngân hàng không thanh lý tài sản đảm bảo được do tài sản có tính thanh khoản thấp.
Bước qua năm 2013 doanh số thu nợ có tiến triển, giảm gần 23% (tương đương giảm 1.163.059 triệu đồng) giảm chỉ bằng phân nửa so với năm 2012 ( giảm gần 46%) những dấu hiệu đó cho thấy Ngân hàng cũng đã có những biện pháp để khắc phục tình trạng khách hàng không trả nợ như cán bộ tín dụng cần tìm hiểu nguyên nhân, lý do khách hàng trả nợ chậm hoặc trễ, do công việc kinh doanh của khách hàng gặp nhiều khó khăn, không thuận lợi v.v….nếu có những lý do chính đáng Ngân hàng có thể xem xét và gia hạn thời gian trả nợ cho khách hàng hoặc đối với những khách hàng thân thiết của Ngân hàng trong những kỳ hạn trước luôn trả đúng hạn nhưng do tình hình kinh doanh trong kỳ này gặp khó khăn nên Ngân hàng có thể xem xét giúp khách hàng vượt qua khó khăn để có thể trả nợ cho Ngân hàng.
Đến 6 tháng đầu năm 2014 tình hình doanh số thu nợ có sự thay đổi, cụ thể là tăng 621.002 triệu đồng (tăng gần 25%) so với 6 tháng đầu năm 2013 nguyên nhân là do tình hình kinh tế có sự thay đổi nên làm doanh số cho vay của Ngân hàng tăng lên nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp
30
và cá nhân nên làm cho doanh số thu nợ của Ngân hàng cũng tăng lên là điều tất yếu.
- Dư nợ:
Qua bảng số liệu 3.1 ta thấy tình hình dư nợ của ACB – Cần Thơ có sự
tăng giảm không ổn định qua các năm cho thấy Ngân hàng đang chú trọng công tác thu hồi nợ. Điều này được thể hiện qua năm 2012, tình hình dư nợ giảm khoảng 10% tương đương giảm 112.720 triệu đồng so với năm 2011, đây là điều tốt đối với Ngân hàng do năm 2012 doanh số thu nợ lớn hơn doanh số cho vay cho thấy Ngân hàng đang đẩy mạnh việc thu nợ làm dư nợ giảm. Bên cạnh đó việc hạn chế cho vay cũng sẽ làm các khoản cho vay mới phát sinh giảm xuống kéo theo dư nợ cũng sẽ giảm xuống. Đến năm 2013 tình hình dư nợ tăng lên gấp đôi so với năm 2012 (tăng 223.865 triệu đồng, tương ứng 22,18%) là do năm 2013 doanh số cho vay tăng lên còn doanh số thu nợ có chiều hướng giảm dẫn đến công tác thu hồi nợ bị suy giảm, mặt khác do những khoản vay mới thu hồi ở năm 2012 và lại tiếp tục vay nên sang năm 2013 những khoản vay mới chưa đến hạn thu hồi nợ dẫn đến tình hình dư nợ tăng lên.
Chúng ta cùng xem xét đến 6 tháng đầu năm 2014 thì thấy dư nợ tăng 17,43% (tăng 200.402 triệu đồng) so với cùng kỳ năm trước, điều này lần nữa cho ta thấy do công tác cho vay nhiều hơn là công tác thu nợ và cũng được lý giải như năm 2013. Như ta đã biết dư nợ là chỉ số cần được tích lũy kế qua các kỳ nên tình hình dư nợ tăng lên hay giảm xuống qua mỗi năm thì chưa thể kết luận được là hoạt động tín dụng của Ngân hàng tốt hay xấu. Dư nợ chỉ giúp cho nhà quản trị Ngân hàng phân tích, đánh giá những khoản chưa thu hồi được là tốt hay chưa tốt và từ đó xác định những khoản nợ có nguy cơ gây ra rủi ro tín dụng cho Ngân hàng chứ dư nợ tín dụng không phải là chỉ tiêu đánh giá sự phát triển và hiệu quả của công tác cho vay.
- Nợ xấu:
Qua 3 năm từ 2011-2013 ta có thể thấy tình hình nợ xấu của ACB – Cần Thơ tăng mạnh như ở năm 2012 tình hình nợ xấu tăng gần 203% (tăng 25.946 triệu đồng) tăng gấp 3 lần so với năm 2011 nguyên nhân nợ xấu tăng mạnh phần lớn là do một số các doanh nghiệp năng lực tài chính yếu và năng lực hoạt động không hiệu quả dẫn đến quá trình sản xuất kinh doanh thua lỗ nên họ không đủ khả năng trả nợ hoặc do tính thanh khoản của tài sản đảm bảo thấp nên Ngân hàng không thể thanh lý. Điều này cho thấy có quá nhiều khoản cho vay kém chất lượng trong giai đoạn trước nên đến năm 2012 do tình hình kinh tế bất ổn nên các khoản cho vay này đồng loạt trở thành nợ xấu nhưng
31
đến năm 2013 tình hình có cải thiện mặc dù nợ xấu vẫn còn tăng nhưng đã giảm so với năm 2012, chỉ tăng 57,16% tương đương tăng 22.143 triệu đồng. Điều này cho thấy tình hình cho vay có cải thiện giảm các khoản cho vay kém chất lượng, đồng thời năng lực của các cán bộ tín dụng trong việc thu hồi nợ cũng được nâng cao nên làm cho tình hình dư nợ giảm và nợ xấu không tăng cao như trước.
Bước sang năm 2014, điển hình là 6 tháng đầu năm tình hình nợ xấu có sự giảm nhẹ, chỉ giảm 1,09% so với cùng kỳ năm trước nhưng qua đó chúng ta cũng có thể hy vọng tình hình nợ xấu sẽ giảm vào cuối năm 2014 để có được kết quả đó thì ACB – Cần Thơ cần hạn chế khả năng không trả được nợ của khách hàng vì tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng vay vốn có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động cho vay của Ngân hàng vì Ngân hàng là người gánh chịu rủi ro của khách hàng. Do đó để hoạt động cho vay có hiệu quả thì nợ xấu cần giảm ở mức tối thiểu có thể.