Vòng quay vốn tín dụng

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh cần thơ (Trang 100)

Chỉ tiêu này đo lường tốc độ quay vòng của đồng vốn tín dụng từ đó biết được thời gian thu hồi vốn nhanh hay chậm. Vòng quay vốn tín dụng của Ngân hàng từ 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 có sự sụt giảm như năm 2011 vòng quay vốn là 7,85 vòng đến năm 2012 là 4,79 vòng qua năm 2013 là 3,52 vòng và bước qua 6 tháng đầu năm 2014 thì lại giảm còn 2,41 vòng. Vòng quay vốn tín dụng giảm là do hoặc doanh số thu nợ giảm hoặc tình hình dư nợ tăng nhưng theo như đã phân tích ở trên thì bắt đầu từ năm 2012 thì tình hình doanh số cho vay đã giảm mạnh nên làm cho doanh số thu nợ cũng giảm theo và độ giảm của dư nợ bình quân thấp hơn độ giảm xuống của doanh số thu nợ nên làm cho chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng của các năm giảm xuống là điều tất yếu. Đó là lí do làm cho vòng quay vốn tín dụng từ năm 2012 đến 6 tháng đầu năm 2014 chậm lại. Nhưng kết quả này không phải là một điều xấu, ta đã

87

phân tích vòng quay vốn tín dụng giảm là do sự giảm mạnh của doanh số thu nợ mà doanh số thu nợ lại chịu sự tác động của doanh số cho vay và trong đó doanh số cho vay ngắn hạn là nguyên nhân chính làm cho tổng doanh số cho vay giảm do chiếm tỷ trọng lớn, như ta đã biết Ngân hàng đẩy mạnh trong việc cho vay ngắn hạn nên ta thấy năm 2011 vòng quay vốn tín dụng cao nhưng mặt khác cho vay ngắn hạn có mức lãi suất thấp và không mang lại lợi nhuận cao cho Ngân hàng, nếu tình hình nền kinh tế vẫn bình thường thì ta không nhìn thấy rõ nhưng khi nền kinh tế có sự biến động thì doanh số cho vay ngắn hạn sẽ tác động mạnh và làm cho lợi nhuận của Ngân hàng giảm mạnh và cụ thể đã được biểu hiện qua năm 2012 và kéo dài đến 6 tháng đầu năm 2014, tuy thời gian thu hồi vốn nhanh nhưng lại không mang lợi nhuận cao cho Ngân hàng. Từ đó cho thấy Ngân hàng không nên quá tập trung vào cho vay ngắn hạn mà nên mở rộng cho vay trung và dài hạn vì mức lãi suất cao nhưng bên cạnh đó thời gian thu hồi vốn chậm nên Ngân hàng cần suy xét kỹ đối với những khách hàng mới và mạnh dạn đầu tư với những dự án kinh doanh có khả thi đối với những khách hàng tiềm năng và lâu năm với Ngân hàng.

Tuy vòng quay vốn tín dụng giảm không phải là điều xấu nhưng cũng không nên kéo dài tình trạng này lâu vì sẽ ảnh hưởng không tốt đên Ngân hàng nên Ngân hàng cần chú trọng nhiều hơn nữa những món nợ đã đến hạn thu hồi, cần có những biện pháp hữu hiệu để đôn đốc khách hàng trả nợ gốc và lãi đúng thời hạn, giúp gia tăng doanh số thu nợ trong năm. Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động và chất lượng nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng.

4.3.4 Rủi ro tín dụng

Đây là chỉ tiêu thể hiện trực tiếp công tác thẩm định khách hàng, thẩm định phương án sản xuất kinh doanh của cán bộ tín dụng. Đồng thời phản ánh khả năng thu hồi vốn của Ngân hàng đối với khách hàng cũng như uy tín của khách hàng đối với Ngân hàng. Theo bảng số liệu thì ta thấy tỷ lệ này có sự tăng giảm như năm 2011 tỷ lệ này là 1,14% đến năm 2012 thì tỷ lệ này lại tăng lên 3,84% và đến năm 2013 tỷ lệ này lại tiếp tục tăng lên 4,94% nhưng đến 6 tháng đầu năm 2014 tỷ lệ này lại giảm còn 4,88%. Tuy nhiên, theo mức độ cho phép của Ngân hàng Nhà nước thì tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là dưới 3% nên tỷ lệ này của ACB – Cần Thơ qua các năm dù tăng nhưng vẫn nằm trong mức mà Ngân hàng có thể kiểm soát được. Với Ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ dưới 3% thì hoạt động tín dụng của Ngân hàng đó được xem là có chất lượng tín dụng tốt. trong giai đoạn trên thì riêng năm 2011 là tỷ số này nhỏ hơn 3% nguyên nhân là do ngân hàng trong năm này làm ăn có hiệu quả đạt lợi nhuận cao, công tác thu hồi nợ tốt nên rủi ro tín dụng của ngân hàng vẫn nằm trong mức mà NHNN qui định. Nhưng từ năm 2012, 2013 và đến 6 tháng

88

đầu năm 2014 tỷ số này lại lớn hơn mức mà NHNN quy định nguyên nhân là do tình trạng lạm phát xảy ra làm cho giá cả tăng đột biến và giá cả nguyên vật liệu, mọi chi phí phát sinh đều tăng lên nên gây rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh mà trường hợp xấu nhất là thua lỗ nên không có khả năng trả nợ cho Ngân hàng nên làm cho công tác thu hồi nợ gặp khó khăn và dẫn đến tình hình nợ xấu cao và làm cho tỷ số này tăng cao.

Mặt khác ta thấy, tỷ số này tăng so với mức quy định của Ngân hàng nhưng không nhiều nên Ngân hàng vẫn có thể kiểm soát được nên tuỳ vào tình hình kinh tế thị trường mà Ngân hàng nên linh hoạt trong công tác huy động vốn và cho vay để hạn chế đến mức tối thiểu tình trạng phát sinh rủi ro tín dụng để phát huy hết tính năng của đồng vốn cho vay để góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng tại Ngân hàng. Vì vậy mục tiêu của Ngân hàng là càng hạn chế được tỷ lệ này càng thấp thì càng tốt dù biết là khi hoạt động thì không thể nào không có rủi ro.

89

CHƢƠNG 5

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU CHI NHÁNH CẦN THƠ 5.1 NHỮNG MẶT ĐẠT ĐƢỢC VÀ HẠN CHẾ TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU CHI NHÁNH CẦN THƠ

Sau khi phân tích về hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng như hoạt động tín dụng của ACB – Cần Thơ ta thấynăm 2011 là năm thành công nhất đối với Ngân hàng về mặt lợi nhuận và hoạt động tín dụng nhưng đến năm 2012 là năm Ngân hàng phải đối mặt với những khó khăn mà bắt buộc Ngân hàng phải vượt qua, tiếp đến năm 2013 là giai đoạn đầu của sự phục hồi do Ngân hàng đưa ra những chính sách để hạn chế được tình hình chung và đến 6 tháng đầu năm 2014 là năm chúng ta thấy rõ nhất về những gì mà Ngân hàng đã làm được để giữ vững vị thế của mình. Do phải đối mặt với những khó khăn và bắt buộc Ngân hàng phải vượt qua nên từ đó chúng ta mới thấy được năng lực cũng như những chính sách xử lý của Ngân hàng trong việc khắc phục những mặt hạn chế và nâng cao những mặt đạt được để đưa Ngân hàng ngày càng phát triển. Sau đây chúng ta sẽ xem xét những mặt đạt được và những mặt hạn chế của ACB – Cần Thơ trong thời gian qua:

5.1.1 Những mặt đạt đƣợc

Năm 2011 là năm Ngân hàng đạt được lợi nhuận cao nhất trong tất cả các năm, đạt được như thế là do nhiều yếu tố tác động như Ngân hàng thu hút được nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư cao dẫn đến nâng cao được doanh số cho vay cộng thêm công tác thu nợ tốt nên làm cho dư nợ và nợ xấu giảm từ đó nâng cao lợi nhuận cho Ngân hàng, khi tình hình kinh tế tốt thì việc Ngân hàng đạt được những thành tựu như thế là điều dễ hiểu. Nhưng đến năm 2012 khi bước vào giai đoạn khó khăn Ngân hàng phải đối mặt với nhiều thử thách thì việc giảm thiểu rủi ro và hạn chế mức lợi nhuận không giảm nhiều là vấn đề đáng quan tâm và ACB – Cần Thơ đã vượt qua khó khăn năm 2012 và từng bước phục hồi cho chúng ta thấy được những thành tích mà Ngân hàng đã đạt:

Thứ nhất là công tác xét duyệt hồ sơ cho vay của Ngân hàng nên đã phần nào hạn chế được những khách hàng không tiềm năng và từ đó cũng hạn chế được những khoản cho vay mà không thu được lợi nhuận, công tác kiểm định khách hàng tốt cụ thể là Ngân hàng đã siết chặt công tác kiểm duyệt hồ sơ vay, hạn chế một số nhóm khách hàng ở một số lĩnh vực như ngành xây dựng, ngành nông, lâm nghiệp tuy là những ngành trọng tâm mà thành phố Cần Thơ

90

muốn phát triển nhưng lại mang rủi ro cao do thời gian thu hồi vốn rất chậm. Nên từ đó chất lượng của những khoản vay này được cải thiện hơn so với những khoản cho vay trước đó. Việc phê duyệt hồ sơ vay phải đảm bảo được các tiêu chí chấm điểm do Ngân hàng thiết lập, phải được trình và sự phê duyệt của hội sở. Ngoài ra, với hình thức cho vay có đảm bảo bằng tài sản Ngân hàng cũng chủ động hơn không chỉ căn cứ vào giá trị của tài sản đảm bảo và còn căn cứ vào tính thanh khoản, đặc biệt là bất động sản vì đa phần các tài sản thế chấp trong Ngân hàng đều là bất động sản nên cần đảm bảo tính thanh khoản của loại tài sản này trong trường hợp cần thanh lý tài sản để thu hồi nợ. Mặt khác việc mở rộng doanh số cho vay ở nhóm khách hàng thân thiết có nhiều năm giao dịch với Ngân hàng cũng góp phần làm tăng hiệu quả hoạt động cho doanh nghiệp và cũng góp phần nâng cao lợi nhuận cho Ngân hàng.

Thứ hai là việc thu những khoản nợ khi đáo hạn cũng được cải thiện là do việc thẩm định có hiệu quả nên có được những khoản vay có chất lượng. Ngân hàng chủ động sàn lọc hồ sơ và kiểm định đối tượng khách hàng ban đầu tốt nên chỉ cho vay đối với những đơn vị có khả năng trả nợ tốt và hoạt động có hiệu quả nhằm hạn chế những rủi ro có thể xảy ra. Năm 2011 và năm 2012 doanh số thu nợ luôn cao hơn doanh số cho vay, điều này cho thấy Ngân hàng không chỉ tập trung vào việc thu nợ đáo hạn trong kỳ mà còn tiến hành thu hồi những khoản nợ quá hạn tức là Ngân hàng đang hướng đến việc kéo giảm nợ xấu và hạn chế phát sinh thêm nợ xấu từ những khoản cho vay mới, đẩy mạnh công tác thu nợ là chính và hạn chế việc cho vay. Đây là một hướng đi phù hợp nhằm giảm thiểu những tổn thất xảy ra với Ngân hàng.

Thứ ba, Ngân hàng thu được nợ đáo hạn trong kỳ là điều dễ lí giải khi mà Ngân hàng đã làm tốt khâu chọn lọc khách hàng hơn nữa Ngân hàng đã thiết lập được mối quan hệ tốt với những khách hàng lâu năm nên làm cho công tác thu nợ được dễ dàng hơn. Cán bộ tín dụng trong Ngân hàng còn chủ động tư vấn khi khách hàng gặp những vấn đề tài chính trong phạm vi hiểu biết của cán bộ tín dụng hoặc cán bộ tín dụng có thể tìm hiểu nguyên nhân vì sao khách hàng không thể trả được nợ, đôn đốc khách hàng và xem xét việc cơ cấu tại thời hạn trả nợ cho khách hàng nhằm tạo mối quan hệ tốt với những khách hàng mới. Ngoài ra, cán bộ tín dụng còn chủ động trong việc tư vấn các sản phẩm trong Ngân hàng để phù hợp với nhu cầu của khách hàng nhằm mang lại những giá trị cao nhất cho khách hàng để từ đó khách hàng không chọn sai gói sản phẩm. Xuất phát từ những việc này, các doanh nghiệp có thiện chí trong việc trả nợ khi hoạt động của họ được phục hồi, kết quả kinh doanh bắt đầu được cải thiện vì họ cũng muốn thiết lập mối quan hệ lâu dài

91

với Ngân hàng, đây là lợi ích của cả 2 bên. Đồng thời nếu họ mất uy tín với Ngân hàng thì họ cũng khó có khả năng vay vốn ở những Ngân hàng khác.

5.1.2 Những mặt hạn chế

Trong năm 2012 do tình hình kinh tế có sự thay đổi đã làm cho Ngân hàng bị hạn chế trong việc huy động vốn từ dân cư nên làm cho vốn huy động của Ngân hàng giảm xuống nên Ngân hàng muốn tăng doanh số cho vay thì phải cần vốn điều chuyển từ hội sở nên làm cho Ngân hàng phải tốn chi phí vì lãi suất từ vốn điều chuyển cao nên ảnh hưởng đến lợi nhuận của ACB – Cần Thơ.

Tuy Ngân hàng tập trung cho vay vào những thế mạnh của mình sẽ làm tăng doanh thu nhưng bên cạnh đó nếu chỉ tập trung vào một nhóm đối tượng này hay tập trung vào nhóm kỳ hạn sẽ làm cho dư nợ của nhóm này cao khiến rủi ro có xu hướng tăng cao như đối với cho vay theo thời hạn thì Ngân hàng chỉ tập trung vào cho vay ngắn hạn nên làm cho nợ xấu của nhóm khách hàng này cũng chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng nợ xấu của Ngân hàng. Do đó, sự tập trung này của Ngân hàng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro có thể sẽ vượt qua sự kiểm soát của Ngân hàng và đi ngược lại mong muốn giảm áp lực rủi ro ban đầu.

Sự tăng lên đồng loạt nợ xấu của Ngân hàng từ năm 2012 trở về sau là do ảnh hưởng từ nền kinh tế nhưng mặt khác là do trong giai đoạn trước quá trình cho vay và công tác thu hồi nợ không được Ngân hàng quan tâm các cán bộ tín dụng không kiểm định khách hàng chặt chẽ, lơ là trong việc xem xét hồ sơ nên khi tình hình khó khăn thì những doanh nghiệp đó lại là tác động lớn đến Ngân hàng do không có khả năng trả nợ, những tài sản thế chấp không đúng với giá trị thẩm định nên làm cho những khoản vốn không có khả năng thu hồi nên làm ảnh hưởng đến những năm về sau và làm cho nợ xấu của Ngân hàng tăng lên rất cao mặc dù Ngân hàng đã giảm cho vay và nâng cao thu nợ.

Ngoài ra, hầu hết các khoản vay đều được Ngân hàng yêu cầu có tài sản đảm bảo. Đây là bước đi nhằm tránh rủi ro gia tăng sự an toàn cho những khoản vay, là tuyến phòng thủ giúp Ngân hàng có thể thu hồi được nợ. Tuy nhiên, các khoản vay quá phụ thuộc vào tài sản đảm bảo sẽ dẫn đến việc Ngân hàng bỏ qua nhiều khách hàng có tiềm năng chỉ vì họ không đủ tài sản để thế chấp dù khả năng trả nợ trong tương lai của họ rất cao.

Trong toàn hệ thống, ACB đã xây dựng một hệ thống xếp hạng khách hàng và chấm điểm tín dụng nhằm đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng. Tuy nhiên, thước đo này đôi khi không sát với thực tế tại địa bàn nên một vài

92

khách hàng có khả năng trả được nợ nhưng lại không được vay. Mặt khác, thời gian phê duyệt hồ sơ vay khá lâu trong khi nhiều khách hàng có nhu cầu vốn gấp. Điều này dẫn đến nhiều khách hàng chuyển sang giao dịch với Ngân hàng khác có điều kiện vay dễ hơn và thời gian duyệt hồ sơ nhanh hơn.

Địa bàn thành phố Cần Thơ có rất nhiều chi nhánh Ngân hàng đặt tại đây do đó sự cạnh tranh trở nên gay gắt hơn. Các sản phẩm trong Ngân hàng có sự tương tự nhau nên gần như không có Ngân hàng nào tạo được sự khác biệt rõ nét. Đặc biệt là sự cạnh tranh về lãi suất Ngân hàng vẫn phải chịu sự chi phối của NHNN nên lãi suất của Ngân hàng tại địa bàn gần như không khác nhau trừ những đơn vị cố tình vượt qui định. Chất lượng dịch vụ, thái độ của nhân viên, khả năng giải quyết khó khăn của nhân viên…là các nhân tố quyết định khách hàng có tiếp tục giao dịch với Ngân hàng hay không. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG CHO NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU CHI NHÁNH CẦN THƠ HÀNG TMCP Á CHÂU CHI NHÁNH CẦN THƠ

5.2.1 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn và cho vay

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh cần thơ (Trang 100)