Nguyên tắc xây dựng hạn mức phê duyệt

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh cần thơ (Trang 40)

Tuân thủ chính sách tín dụng, phù hợp với mục tiêu kinh doanh.

Phù hợp với nguồn lực ACB tại từng chi nhánh, từng khu vực kinh doanh.

Hạn mức phê duyệt của từng chuyên viên phê duyệt dựa vào năng lực, kinh nghiệm của từng thành viên.

Hạn mức phê duyệt của một cấp phê duyệt được tính theo mức cho vay, bảo lãnh, chiết khấu, số tiền ứng trước bao thanh toán của mỗi loại sản phẩm mà cấp phê duyệt đối với một khách hàng tại thời điểm phê duyệt trên toàn hệ thống ACB.

Hạn mức phê duyệt cấp tín dụng của từng Ban tín dụng do Hội đồng tín dụng quyết định, Tổng giám đốc ban hành.

3.1.7 Nguyên tắc trình duyệt hồ sơ

Mỗi hồ sơ tín dụng chỉ trình cho một cấp phê duyệt tùy hạn mức phán quyết. Trường hợp khoản vay vừa thuộc hạn mức phê duyệt theo cơ chế chuyên viên, vừa thuộc hạn mức phê duyệt của Ban tín dụng cung cấp thì ưu tiên phê duyệt theo cơ chế chuyên viên.

Trường hợp khoản vay vừa thuộc hạn mức phê duyệt của Ban tín dụng vừa thuộc hạn mức phê duyệt của chuyên viên cao cấp hơn thì ưu tiên phê duyệt theo cơ chế Ban tín dụng.

Tất cả hồ sơ tín dụng phê duyệt đều thông qua đầu mối là thư ký Ban tín dụng, Hội đồng tín dụng để theo dõi và lưu trữ hồ sơ sau khi phê duyệt.

Việc luân chuyển hồ sơ tín dụng được thực hiện theo hướng dẫn phối hợp phê duyệt cấp tín dụng.

27

3.1.8 Quy định về trình hồ sơ

Cán bộ tín dụng phải trình bày trọng tâm các nội dung có liên quan đến đề nghị cấp tín dụng.

Cần nêu rõ các điểm cần lưu ý, các rủi ro của các khoản vay cho các cấp phê duyệt (nợ xấu, tài sản đảm bảo chưa đầy đủ pháp lý, tình hình tài chính đang xấu đi).

Nghiêm cấm việc tiết lộ ý kiến cá nhân của thành viên Hội đồng quản trị, Ban tín dụng về quyết định cấp tín dụng dưới mọi hình thức.

Các đơn vị chỉ gửi thông báo về quyết định cấp tín dụng cho khách hàng sau khi có quyết định của cấp phê duyệt.

3.2 PHÂN TÍCH CHUNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU CHI NHÁNH CẦN THƠ TMCP Á CHÂU CHI NHÁNH CẦN THƠ

Để có thể đánh giá hoạt động cho vay một cách tổng quát, chúng ta có thể phân tích các chỉ tiêu doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ và nợ xấu qua bảng 3.1, cụ thể như sau:

- Doanh số cho vay:

Trong giai đoạn từ 2011-2013 thì doanh số cho vay của ACB – Cần Thơ đều giảm, điểm cần lưu ý trong giai đoạn này là sự sụt giảm mạnh vào năm 2012, giảm hơn 46% so với năm 2011. Nguyên nhân là do trong năm 2012 hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như thu nhập của cá nhân không tốt như giai đoạn trước vì thế nhu cầu vay vốn không cao, nắm được tình hình đó nên Ngân hàng đã quyết định thu hẹp qui mô cho vay để kiểm soát chất lượng tín dụng nên công tác thẩm định hồ sơ được chú trọng hơn, chặt chẽ hơn và đối tượng cho vay cũng hạn chế lại nhằm tạo tính an toàn.

Sang năm 2013, tình hình doanh số cho vay vẫn tiếp tục giảm (gần 17% tương đương 826.474 triệu đồng) nhưng không giảm mạnh như năm 2012 nguyên nhân là do Ngân hàng có điều chỉnh mức lãi suất cho vay, mặt khác dù Ngân hàng thu hẹp qui mô nhưng bên cạnh đó vẫn tiếp tục duy trì với những khách hàng lớn và khách hàng tiềm năng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và cá nhân vay vốn để sử dụng vào mục đích của mình và cũng giúp cho Ngân hàng vẫn đảm bảo chất lượng cho vay.

28

Bảng 3.1: Hoạt động tín dụng chung của ACB – Cần Thơ giai đoạn 2011-6T2014

Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6T2013 6T2014 Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 6T2014/6T2013 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Doanh số cho vay 9.251.469 4.993.688 4.167.214 2.627.255 3.224.794 (4.257.781) (46,02) (826.474) (16,55) 597.539 22,74

Doanh số thu nợ 9.404.183 5.106.408 3.943.349 2.486.863 3.107.865 (4.297.775) (45,70) (1.163.059) (22,78) 621.002 24,97

Dƣ nợ 1.122.075 1.009.355 1.233.220 1.149.747 1.350.149 (112.720) (10,05) 223.865 22,18 200.402 17,43

Nợ xấu 12.791 38.737 60.880 66.665 65.939 25.946 202,85 22.143 57,16 (726) (1,09)

Nguồn: Phòng Hành chính – Kế toán, ACB – Cần Thơ

6T2013: 6 tháng đầu năm 2013 6T2014: 6 tháng đầu năm 2014

29

Đến năm 2014 tình hình doanh số cho vay có những thay đổi, mặc dù chỉ mới 6 tháng đầu năm 2014 nhưng doanh số cho vay đã đạt 3.224.794 triệu đồng, tăng 597.539 triệu đồng (tương đương 22,74%) so với cùng kỳ năm trước chỉ đạt 2.627.255 triệu đồng, dấu hiệu 6 tháng đầu năm 2014 cho thấy ACB – Cần Thơ đã đi đúng theo những kế hoạch đã đề ra, khi đã kiểm soát, hạn chế được những rủi ro trong cho vay thì Ngân hàng sẽ có những chiến lược cho việc khôi phục lại hoạt động kinh doanh chính của Ngân hàng mình. Đây là điểm đáng khen của ACB – Cần Thơ khi phải đối mặt với những khó khăn cùng với sự cạnh tranh của những Ngân hàng khác trong khu vực nhưng ACB – Cần Thơ vẫn sáng suốt đề ra những chiến lược đem lại hiệu quả kinh doanh cho Ngân hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Doanh số thu nợ:

Giống như doanh số cho vay, doanh số thu nợ của ACB – Cần Thơ cũng giảm đều từ năm 2011-2013 và điểm đặc biệt là cả doanh số cho vay và doanh số thu nợ đều giảm mạnh ở năm 2012, cụ thể là doanh số thu nợ của năm 2012 giảm hơn 45% so với năm 2011, tương đương giảm 4.297.775 triệu đồng. Nguyên nhân doanh số thu nợ sụt giảm là do khách hàng không có khả năng trả nợ vì hoạt động kinh doanh không tạo ra được lợi nhuận hoặc khách hàng cố tình không trả nợ để dùng khoản tiền này cho việc tái đầu tư vào hoạt động kinh doanh mà không cần vay thêm vì giai đoạn này lãi suất cho vay vẫn còn cao hoặc do Ngân hàng không thanh lý tài sản đảm bảo được do tài sản có tính thanh khoản thấp.

Bước qua năm 2013 doanh số thu nợ có tiến triển, giảm gần 23% (tương đương giảm 1.163.059 triệu đồng) giảm chỉ bằng phân nửa so với năm 2012 ( giảm gần 46%) những dấu hiệu đó cho thấy Ngân hàng cũng đã có những biện pháp để khắc phục tình trạng khách hàng không trả nợ như cán bộ tín dụng cần tìm hiểu nguyên nhân, lý do khách hàng trả nợ chậm hoặc trễ, do công việc kinh doanh của khách hàng gặp nhiều khó khăn, không thuận lợi v.v….nếu có những lý do chính đáng Ngân hàng có thể xem xét và gia hạn thời gian trả nợ cho khách hàng hoặc đối với những khách hàng thân thiết của Ngân hàng trong những kỳ hạn trước luôn trả đúng hạn nhưng do tình hình kinh doanh trong kỳ này gặp khó khăn nên Ngân hàng có thể xem xét giúp khách hàng vượt qua khó khăn để có thể trả nợ cho Ngân hàng.

Đến 6 tháng đầu năm 2014 tình hình doanh số thu nợ có sự thay đổi, cụ thể là tăng 621.002 triệu đồng (tăng gần 25%) so với 6 tháng đầu năm 2013 nguyên nhân là do tình hình kinh tế có sự thay đổi nên làm doanh số cho vay của Ngân hàng tăng lên nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp

30

và cá nhân nên làm cho doanh số thu nợ của Ngân hàng cũng tăng lên là điều tất yếu.

- Dư nợ:

Qua bảng số liệu 3.1 ta thấy tình hình dư nợ của ACB – Cần Thơ có sự

tăng giảm không ổn định qua các năm cho thấy Ngân hàng đang chú trọng công tác thu hồi nợ. Điều này được thể hiện qua năm 2012, tình hình dư nợ giảm khoảng 10% tương đương giảm 112.720 triệu đồng so với năm 2011, đây là điều tốt đối với Ngân hàng do năm 2012 doanh số thu nợ lớn hơn doanh số cho vay cho thấy Ngân hàng đang đẩy mạnh việc thu nợ làm dư nợ giảm. Bên cạnh đó việc hạn chế cho vay cũng sẽ làm các khoản cho vay mới phát sinh giảm xuống kéo theo dư nợ cũng sẽ giảm xuống. Đến năm 2013 tình hình dư nợ tăng lên gấp đôi so với năm 2012 (tăng 223.865 triệu đồng, tương ứng 22,18%) là do năm 2013 doanh số cho vay tăng lên còn doanh số thu nợ có chiều hướng giảm dẫn đến công tác thu hồi nợ bị suy giảm, mặt khác do những khoản vay mới thu hồi ở năm 2012 và lại tiếp tục vay nên sang năm 2013 những khoản vay mới chưa đến hạn thu hồi nợ dẫn đến tình hình dư nợ tăng lên.

Chúng ta cùng xem xét đến 6 tháng đầu năm 2014 thì thấy dư nợ tăng 17,43% (tăng 200.402 triệu đồng) so với cùng kỳ năm trước, điều này lần nữa cho ta thấy do công tác cho vay nhiều hơn là công tác thu nợ và cũng được lý giải như năm 2013. Như ta đã biết dư nợ là chỉ số cần được tích lũy kế qua các kỳ nên tình hình dư nợ tăng lên hay giảm xuống qua mỗi năm thì chưa thể kết luận được là hoạt động tín dụng của Ngân hàng tốt hay xấu. Dư nợ chỉ giúp cho nhà quản trị Ngân hàng phân tích, đánh giá những khoản chưa thu hồi được là tốt hay chưa tốt và từ đó xác định những khoản nợ có nguy cơ gây ra rủi ro tín dụng cho Ngân hàng chứ dư nợ tín dụng không phải là chỉ tiêu đánh giá sự phát triển và hiệu quả của công tác cho vay.

- Nợ xấu:

Qua 3 năm từ 2011-2013 ta có thể thấy tình hình nợ xấu của ACB – Cần Thơ tăng mạnh như ở năm 2012 tình hình nợ xấu tăng gần 203% (tăng 25.946 triệu đồng) tăng gấp 3 lần so với năm 2011 nguyên nhân nợ xấu tăng mạnh phần lớn là do một số các doanh nghiệp năng lực tài chính yếu và năng lực hoạt động không hiệu quả dẫn đến quá trình sản xuất kinh doanh thua lỗ nên họ không đủ khả năng trả nợ hoặc do tính thanh khoản của tài sản đảm bảo thấp nên Ngân hàng không thể thanh lý. Điều này cho thấy có quá nhiều khoản cho vay kém chất lượng trong giai đoạn trước nên đến năm 2012 do tình hình kinh tế bất ổn nên các khoản cho vay này đồng loạt trở thành nợ xấu nhưng

31

đến năm 2013 tình hình có cải thiện mặc dù nợ xấu vẫn còn tăng nhưng đã giảm so với năm 2012, chỉ tăng 57,16% tương đương tăng 22.143 triệu đồng. Điều này cho thấy tình hình cho vay có cải thiện giảm các khoản cho vay kém chất lượng, đồng thời năng lực của các cán bộ tín dụng trong việc thu hồi nợ cũng được nâng cao nên làm cho tình hình dư nợ giảm và nợ xấu không tăng cao như trước.

Bước sang năm 2014, điển hình là 6 tháng đầu năm tình hình nợ xấu có sự giảm nhẹ, chỉ giảm 1,09% so với cùng kỳ năm trước nhưng qua đó chúng ta cũng có thể hy vọng tình hình nợ xấu sẽ giảm vào cuối năm 2014 để có được kết quả đó thì ACB – Cần Thơ cần hạn chế khả năng không trả được nợ của khách hàng vì tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng vay vốn có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động cho vay của Ngân hàng vì Ngân hàng là người gánh chịu rủi ro của khách hàng. Do đó để hoạt động cho vay có hiệu quả thì nợ xấu cần giảm ở mức tối thiểu có thể.

3.3 PHÂN TÍCH CHUNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU CHI NHÁNH CẦN THƠ CỦA NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU CHI NHÁNH CẦN THƠ

Nhìn một cách tổng quát ta thấy rằng hoạt động kinh doanh của ACB – Cần Thơ trong giai đoạn 2011 – 2013 đều có lãi thể hiện ở chỉ tiêu lợi nhuận đều lớn hơn 0, đóng góp vào lợi nhuận chung cho cả hệ thống. Tuy nhiên, sự tăng trưởng của các chỉ tiêu doanh thu, chi phí, lợi nhuận với xu hướng chung là giảm qua các năm và chỉ tăng mạnh trong năm 2011. Chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích để tìm nguyên nhân cho sự sụt giảm này, cụ thể được trình bày qua bảng 3.2 dưới đây:

- Thu nhập:

Nhìn vào bảng 3.2 ta có thể thấy tình hình doanh thu qua 3 năm từ 2011- 2013 của ACB – Cần Thơ đều giảm, đặc biệt doanh thu vào năm 2011 là tăng mạnh nhất, đạt mốc 378.843 triệu đồng, sự tăng lên của doanh thu có thể từ sự đóng góp của doanh thu từ lãi vì kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng là hoạt động tín dụng, do công tác xét duyệt, thẩm định hồ sơ vay có chất lượng nên đã giúp Ngân hàng đưa ra quyết định cho vay đối với khách hàng có khả năng trả nợ tốt, ngoài ra có thể từ các hoạt động dịch vụ, các gói sản phẩm mới được khách hàng ưa chuộng nên cũng một phần làm tăng doanh thu. Tuy nhiên sang năm 2012 tình hình doanh thu đã sụt giảm đến 84.921 triệu đồng (cụ thể giảm 22,42%) so với năm 2011 và tiếp tục sang năm 2013 tình hình doanh thu tiếp tục giảm nhưng ít hơn ( giảm 58.017 triệu đồng, gần 20%) so với năm 2012.

32

Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của ACB – Cần Thơ giai đoạn 2011-6T2014

Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6T2013 6T2014 Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 6T2014/6T2013

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Tổng thu nhập 378.843 293.922 235.905 119.948 112.429 (84.921) (22,42) (58.017) (19,74) (7.519) (6,27)

Tổng chi phí 340.233 277.895 227.031 117.866 101.244 (62.338) (18,32) (50.864) (18,30) (16.622) (14,10)

Lợi nhuận trƣớc thuế 38.610 16.027 8.874 2.082 11.185 (22.583) (58,49) (7.153) (44,63) 9.103 437,22

Nguồn: Phòng Hành chính – Kế toán, ACB – Cần Thơ

6T2013: 6 tháng đầu năm 2013 6T2014: 6 tháng đầu năm 2014

33

Nguyên nhân của sự sụt giảm là do tình hình kinh doanh trở nên không thuận lợi lãi suất cho vay cao nên nhu cầu vay của khách hàng giảm hoặc khách hàng không có nhu cầu đi vay. Mặt khác, nguyên nhân sụt giảm là do kinh doanh của khách hàng không còn thuận lợi như trước nên khách hàng không đủ khả năng trả nợ cho Ngân hàng. Tuy nhiên, ngoài nguồn thu nhập từ lãi thì Ngân hàng cần tập trung phát triển về các mặt dịch vụ nhiều hơn sẽ đóng góp vào lợi nhuận cho Ngân hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đến năm 2014 tình hình cũng không có sự thay đổi, doanh thu vẫn giảm, cụ thể là 6 tháng đầu năm doanh thu chỉ đạt 112.429 triệu đồng, giảm 7.519 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2013, tương đương giảm 6,27%. Nguyên nhân như đã nói ở trên là do sự khó khăn trong năm 2012 Ngân hàng thu hẹp qui mô cho vay nên cũng tác động một phần làm cho doanh thu giảm và ảnh hưởng đến những năm tiếp theo, tuy Ngân hàng đã từng bước phục hồi nhưng bên cạnh đó vẫn còn những khuyết điểm mà Ngân hàng chưa khắc phục nên làm cho doanh thu 6 tháng đầu năm 2014 sụt giảm, nhưng chỉ giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2013. Đây chỉ là doanh thu của 6 tháng đầu năm nên không nói lên được hết một cách tổng quát chúng ta sẽ có cách nhìn khách quan hơn về hiệu quả hoạt động kinh doanh của ACB – Cần Thơ vào cuối năm 2014.

- Chi phí: Nếu ở trên chúng ta nhận xét về doanh thu qua 3 năm từ 2011-

2013 đều giảm và đưa ra kết luận là hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng không hiệu quả thì nhận xét đó không có tính chính xác cao, chúng ta cần xem xét thêm yếu tố chi phí để có cái nhìn khách quan hơn, xem tình hình chi phí có ảnh hưởng như thế nào đến doanh thu và cả lợi nhuận.

Qua 3 năm từ năm 2011-2013 ta thấy chi phí có cùng xu hướng với doanh thu, cụ thể là chi phí qua 3 năm của ACB – Cần Thơ đều giảm, chỉ tăng mạnh vào năm 2011, đạt 340.233 triệu đồng, nhưng sang năm 2012 tình hình chi phí đã giảm 18,32% so với năm 2011, như ta đã biết tình hình doanh thu tăng hay giảm phụ thuộc vào doanh thu từ lãi thì chi phí cũng tương tự như

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh cần thơ (Trang 40)